close
cách
cách cách cách cách cách

PDCA là gì? Lợi ích và chu trình của PDCA trong quản lý chất lượng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

PDCA được các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt chú trọng sử dụng. Chu trình này là một trong những phương pháp dễ dàng và đơn giản nhất dùng để kiểm soát các quy trình chất lượng và cải tiến hiệu suất liên tục trong doanh nghiệp. Mô hình PDCA được phát triển vào năm 1950 bởi Tiến sĩ Edward Deming dựa theo một số ý tưởng của Walter Andrew Shewhart được đề cập vào năm 1939. Vậy PDCA là gì? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu các thông tin về PDCA nhé!

1. PDCA là gì và ý nghĩa, lợi ích của mô hình PDCA

1.1. PDCA là gì?

PDCA hay mô hình PDCA gồm có 4 yếu tố khác nhau tạo thành, bao gồm P là Plan (lập kế hoạch), D là Do (thực hiện những kế hoạch đề ra trước đó), C là Check (kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch) và A là Act (thực hiện cải tiến và điều chỉnh thích hợp, sau đó tiếp tục thực hiện lại các kế hoạch này và thực hiện một chu trình PDCA khác.

PDCA là một vòng chu trình lặp lại của mục tiêu nào đó
PDCA là một vòng chu trình lặp lại của mục tiêu nào đó

Từ cách giải thích này, PDCA có thể hiểu là một vòng chu trình được thực hiện để thay đổi, theo dõi các công việc hoặc những mục tiêu đề ra, vòng tròn này cứ lặp đi lặp lại và từ đó dẫn tới việc áp dụng những cải tiến liên tục trong quá trình này.

Khi thực hiện mô hình PDCA, bạn hoàn toàn có thể quản lý các vị trí làm việc khác nhau mà không gặp phải vấn đề gì, ví dụ như nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing..

1.2. Ý nghĩa của PDCA

Chu trình PDCA có ý nghĩa khá quan trọng, giúp chúng ta phân biệt được một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của họ. Đặc biệt, doanh nghiệp luôn ngày càng cố gắng để các quy trình sản xuất được hợp lý hóa, từ đó gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí, giúp khách hàng tăng sự hài lòng và cơ lợi thế cạnh tranh cao hơn.

PDCA có nhiều ý nghĩa khác nhau
PDCA có nhiều ý nghĩa khác nhau

Một số nhà quản lý, lãnh đạo cũng sử dụng PDCA để có thể chỉ đạo nhân viên trong doanh nghiệp, bởi chu trình này có những nguyên lý rất cơ bản của việc hoạch định chiến lược.

1.3. Lợi ích của PDCA là gì?

1.3.1. Duy trì kiểm soát dự án

Mô hình PDCA giúp người quản lý, lãnh đạo duy trì các quyền theo dõi, kiểm soát một dự án theo nhiều cách thức nhau nhau, ví dụ như cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi trong dự án như cho ai, cái gì và ở đâu… Từ đó, bạn có thể khám phá được nhiều lựa chọn thay thế khác nhau nhờ việc gia tăng kiến thức và chọn cho mình một phương án phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, PDCA cung cấp cho doanh nghiệp những dữ liệu kịp thời và chính xác để có thể đưa ra quyết định và đảm bảo những điều chưa biết khi thực hiện dự án vẫn được giảm giá hoặc chứng minh. Doanh nghiệp nhờ mô hình này mà sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng chi phí cũng như hiệu ứng.

Duy trì kiểm soát dự án
Duy trì kiểm soát dự án

1.3.2. Quản lý hiệu suất

Giai đoạn Plan – Kế hoạch sẽ giúp các mục tiêu kết hợp hoặc cung cấp sản phẩm cho cá nhân hoặc nhóm. Giải đoạn Do – Thực hiện là các hiệu suất làm việc trên thực tế và giai đoạn Check – Kiểm tra quá trình đánh giá hiệu suất, còn giai đoạn Act – Hành động là giai đoạn xác nhận các hiệu suất thực hiện này.

Với các doanh nghiệp quản lý hiệu suất, PDCA vẫn là một chức năng riêng biệt dành cho nhân viên, hướng tới việc quản lý hoạt động của nhân viên hàng ngày và cải thiện hiệu suất của họ ngày càng lớn.

1.3.3. Năng lực cạnh tranh

Việc áp dụng PDCA giúp doanh nghiệp kết hợp được vòng kín quản lý nhanh chóng, thay đổi hoặc loại bỏ các biến động bằng việc thay đổi chính sách, thiết kế chuỗi cung ứng hoặc quy tắc kinh doanh và phát triển kế hoạch dự phòng để đề phòng các rủi ro.

Doanh nghiệp nhờ vậy mà có thể tích hợp quản lý cung ứng, nhu cầu, cấu hình và quản lý thực hiện, từ đó đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.4. Cải tiến quy trình 

PDCA hoạt động theo vòng lặp chu kỳ nên việc cung cấp cải tiến vô cùng chính xác. Một hoạt động hay dự án của bạn sẽ trải qua 1 giai đoạn nhiều lần, từ đó các lỗi hay khó khăn có thể sửa chữa kịp thời, thích ứng với nhu cầu và tình hình của công ty, giúp PDCA lý tưởng cho việc cải tiến quy trình liên tục, triển khai quy trình hoặc dự án mới, theo dõi các quá trình dễ dàng. Doanh nghiệp cũng có thể chia nhỏ dự án của mình thành từng bước để quản lý dự án và cải thiện các rủi ro, hạn chế từ từ. 

Cải tiến quy trình hoạt động
Cải tiến quy trình hoạt động

1.3.5. Thay đổi cách quản lý

PDCA giúp doanh nghiệp thay đổi cách quản lý hiệu quả, kết hợp với những điều cần thay đổi bằng phương pháp cải tiến liên tục.

Để có thể thay đổi cách quản lý, doanh nghiệp cần thay đổi các thành phần lập kế hoạch, các triển khai và đánh giá nguyên mẫu về hiệu suất và tính phù hợp, sau đó thực hiện thành công nguyên mẫu hoặc triển khai rộng rãi. Từ đó, quy trình quản lý trong doanh nghiệp sẽ thay đổi tích cực hơn mỗi ngày, giúp các quá trình thay đổi liền mạch hơn.

1.3.6. Quản lý chất lượng 

PDCA giúp doanh nghiệp quản lý chất lượng dễ dàng nhờ việc phân tích, đo lường, xác định yêu cầu của khách hàng và qua đó thực hiện khắc phục. Nhờ vậy, PDCA chính là công cụ để quản lý chất lượng toàn diện và làm sáng kiến cho ​​Six Sigma DMAIC. 

Quản lý chất lượng hơn
Quản lý chất lượng hơn

Các quá trình thực hiện này dựa theo việc phân tích và kiểm soát các thông kê cho PDCA tạo ra, từ đó, quá trình thu thập dữ liệu, phân tích thống kê và ưu tiên các gốc rễ trong mọi vấn đề, giảm được độ chênh lệch giữa trạng thái mong muốn và trạng thái hiện tại.

2. Bạn biết gì về chu trình PDCA trong quản lý chất lượng?

Để có thể hiểu hơn về chu trình PDCA, bạn có thể tham khảo ví dự sau: Cuối năm bạn dự định sẽ đi du lịch tại Hàn Quốc và cần ít nhất 15 triệu để thực hiện chuyến đi này, bạn lên kế hoạch PDCA như sau:

- Bước 1: Plan: Bạn đặt ra mục tiêu mỗi tháng tiết kiệm 3 triệu đồng, giảm chi phí ăn vặt và sẽ nhận thêm việc làm thêm.

- Bước 2: Do: Bạn hạn chế đi ăn uống cùng bạn bè và bắt đầu nhận việc làm thêm tại nhà.

- Bước 3: Check: Sau khi bạn thực hiện kế hoạch trong 1 tháng, bạn kiểm tra thì nhận ra chỉ tiết kiệm được 2 triệu, dù bạn đã giảm chi phí ăn uống và tụ tập nhưng chi phí mua sắm vẫn khiến bạn tốn quá nhiều tiền.

Tham khảo ví dụ để hiểu hơn về PDCA
Tham khảo ví dụ để hiểu hơn về PDCA

- Bước 4: Action: Để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, bạn cần lên lại kế hoạch trong bước 1, cố gắng đạt được 3 triệu mỗi tháng, ngoài hạn chế chi tiêu ăn uống và làm thêm, bạn cần phải giảm các chi tiêu cho việc mua sắm.

Cứ như vậy, bạn sẽ thực hiện tiếp các bước 2, 3, 4 và lặp đi lặp lại một vòng tròn tới khi bạn có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.

Sau khi hiểu rõ hơn về PDCA là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách hoạt động của PDCA trong từng giai đoạn nhé!

2.1. Plan – Lập kế hoạch

Để lập kế hoạch thành công, bạn cần thiết lập được mục tiêu mà mình muốn hoàn thành, cũng như mục đích mà bạn muốn phát triển. Sau đó, bạn cần mô tả những nhiệm vụ chi tiết và rõ ràng. Tiếp tục lập nên nhóm để thực hiện, sau đó đặt thời gian hoàn thành trong bao lâu.

Bạn cũng cần dự kiến trước các dữ liệu mà mình sẽ thực hiện khi lập kế hoạch, sau đó lập nên một kế hoạch rồi phân tích người thực hiện, công việc và kết quả mong muốn đạt được, cách hoạt động hoặc hướng dẫn để bạn có thể thực hiện những bước tiếp theo dễ dàng.

2.2. Do – Thực hiện

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, bạn cần bám sát thực hiện các kế hoạch mà mình đưa ra, đồng thời cập nhật thường xuyên tiến độ công việc của mình đã hoàn thành hay chưa. Bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ các công việc của mình theo đúng lịch trình của kế hoạch đưa ra và trong quá trình làm việc cần ghi lại các vấn đề xuất phát.

2.3. Check – Kiểm tra

Sau khi thực hiện kế hoạch được một khoảng thời gian, bạn cần kiểm tra lại kết quả của kế hoạch của mình có đạt được giống như mục tiêu mà mình đã đề ra từ trước hay không.

Chinh phục mục tiêu của bản thân
Chinh phục mục tiêu của bản thân

Các vấn đề phát sinh khi thực hiện trong quá trình này cần được ghi rõ ràng như thay đổi, khó khăn, thách thức, sai sót khiến quá trình thực hiện bị ảnh hưởng và tác động, qua đó xác định nguyên nhân sâu xa dẫn tới vấn đề thực hiện.

2.4. Act – Hành động

Cuối cùng, khi bạn cảm thấy có những vấn đề chưa hoàn thiện, cần xem xét và sửa lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp để phòng tránh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Cho đến khi đạt được mục tiêu chính đề ra, bạn sẽ lặp lại các bước P, D, C, A tới khi hoàn thành kế hoạch này và lập sang kế hoạch mới.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được PDCA là gì và những thông tin hữu ích của mô hình PDCA. Chu trình PDCA giúp các hiệu suất làm việc được cải thiện một cách ổn định và thực hiện có tổ chức hơn trong từng giai đoạn, từ Lập kế hoạch, Thực hiện, đến Kiểm tra và Hành động. Bạn có thể sử dụng PDCA để có thể lập mô hình kiểm soát, cải thiện hiệu suất làm việc, học tập và từ đó có thể hoàn thành mục tiêu của mình.

Lực lượng sản xuất là gì

Bạn đã từng nghe tới lực lượng sản xuất là gì hay chưa? Click bài viết dưới đây để biết được lực lượng sản xuất là gì và các thông tin về lực lượng sản xuất là gì nhé!

Lực lượng sản xuất là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.