close
cách
cách cách cách cách cách

Outsource là gì? Ưu, nhược điểm của hình thức thuê ngoài là gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Outsource (thuê ngoài) là hình thức được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của hình thức Outsource qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Outsource là gì?

Outsourcing được hiểu là thuê ngoài dịch vụ, là hình thức sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài để thực hiện công việc trong nội bộ công ty. Những công việc thuê ngoài thường là công việc khó, nhân viên nội bộ công ty không đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để có thể thực hiện được.

Hình thức thuê ngoài này được rất nhiều công ty, doanh nghiệp thực hiện. Mục đích chính là để hoàn thành những dự án quan trọng, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí. Thói quen thuê ngoài này thường xuất hiện ở những doanh nghiệp nhỏ, nơi có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao hoặc do chi phí lao động quá cao doanh nghiệp không đủ để chi trả.

Một số lĩnh vực thường sử dụng nhiều nguồn nhân lực thuê ngoài như sổ sách, kế toán, bán hàng, marketing, viết nội dung, thiết kế và sản xuất, hành chính và các hỗ trợ hậu cần văn phòng, chăm sóc khách hàng, phát triển web, bảo trì trang web, thiết kế đồ họa,...

Outsource là gì

2. Ưu điểm của Outsource là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà hình thức thuê ngoài (Outsource) lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng đến vậy. Một số lý do phổ biến khiến doanh nghiệp lựa chọn hình thức này là:

2.1. Tiết kiệm chi phí

Hoạt động Outsource (thuê ngoài) giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Không giống như nhân viên chính thức, doanh nghiệp cần phải dành thời gian, bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc đào tạo, khi sử dụng nhân lực bên ngoài, doanh nghiệp có thể trực tiếp có được kết quả công việc tốt từ những người lành nghề, trình độ chuyên môn cao.

Đồng thời, khi sử dụng nhân lực bên ngoài, doanh nghiệp không cần phải đóng các khoản theo quy định của nhà nước như thuế thu nhập cá nhân, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,...cũng không cần phải trả các khoản phụ cấp khác như phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, xăng xe,...Doanh nghiệp chỉ cần chi trả một khoản tiền theo dự án chứ không phải trả lương cứng cho nhân lực thuê ngoài. 

Thêm một nguyên nhân khiến việc thuê ngoài có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chính là doanh nghiệp không cần phải mở rộng văn phòng làm việc, trang bị các thiết bị cần thiết như máy tính, bàn ghế, văn phòng phẩm,...

Việc thuê ngoài có thể mở rộng phạm vi sang nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì vậy, bên doanh nghiệp thuê có thể tận dụng sự chênh lệch về giá trị tiền tệ để tiết kiệm chi phí. Ví dụ các nước phát triển khi thuê nhân lực ở các nước nhỏ, kém phát triển chỉ cần phải bỏ ra một khoản phí rất nhỏ. Mặc dù đối với nguồn nhân lực được thuê, số tiền này đã là tương đối lớn ở đất nước của họ. 

2.2. Đảm bảo hiệu suất công việc

Khi nội bộ công ty không thể đảm nhận được dự án đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, việc thuê ngoài giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này.

Hơn nữa, nhân sự thuê ngoài sẽ làm việc theo thời gian định sẵn của dự án chứ không tính theo ngày làm việc. Điều này có nghĩa rằng nếu như dự án được thỏa thuận là cần hoàn thành trong 5 ngày thì nhân lực thuê ngoài cần phải hoàn thành trong đúng 5 ngày. Họ có thể làm ngày, làm đêm, làm việc vào bất kì thời gian nào phù hợp.

Không giống như lịch trình làm việc của nhân viên toàn thời gian tại công ty. Họ có quyền nghỉ phép năm, nghỉ ốm, nghỉ cưới,....vì vậy có thể làm gián đoạn dẫn tới chậm tiến độ công việc. 

Outsource là gì

2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận công nghệ hiện đại

Thông thường các doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung phát huy điểm mạnh của mình. Đối với những công việc cần thuê ngoài, doanh nghiệp sẽ không cần phải lo những công việc đó mà chỉ cần tập trung phát huy điểm mạnh về chuyên môn.

Nguồn nhân lực thuê ngoài cũng tập trung vào việc phát triển bản thân, thường xuyên cập nhật sự đổi mới của công nghệ để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Cũng nhờ vậy, mà những dự án của doanh nghiệp cũng được hoàn thành một cách xuất sắc, có tính cập nhật về công nghệ, xu hướng hiện đại mà chi phí lại không quá lớn. 

3. Nhược điểm của Outsource là gì?

3.1. Tính bảo mật

Tính bảo mật là vấn đề các doanh nghiệp lo ngại nhất khi sử dụng nguồn nhân lực Outsource. Bởi không phải là nhân viên nội bộ công ty nên nguồn nhân lực ngoài cũng không có trách nhiệm phải bảo mật những thông tin liên quan đến dự án. Nếu họ tiết lộ những thông tin này cho các công ty khác, thậm chí là các công ty đối thủ thì hậu quả mà doanh nghiệp gánh chịu khó có thể lường trước được.

3.2. Tính trách nhiệm

Bởi nhân viên thuê ngoài chỉ cần hoàn thành một dự án là họ có thể nhận được số tiền tương xứng, sau khi đã nhận tiền, nếu dự án có phát sinh thì cũng không thuộc phần trách nhiệm của họ nữa. 

Khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải chi trả một khoản phí cao hơn nhiều lần chi phí thuê ngoài để khắc phục, sửa chữa lỗi. Hơn nữa, uy tín của doanh nghiệp cũng rất dễ bị ảnh hưởng nếu như chất lượng của những dự án thuê ngoài không tốt.

3.3. Rào cản về ngôn ngữ

Như đã nói ở trên, việc thuê ngoài có thể diễn ra đối với quốc gia bên ngoài nước bản địa. Bởi vậy, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối diện với rào cản về ngôn ngữ. Thường thì bên nhân lực được thuê sẽ phải giải quyết vấn đề về ngôn ngữ này, họ buộc phải hiểu những yêu cầu công việc mà bạn đưa ra cho nên có thể nói doanh nghiệp cũng không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, với những công việc cần sử dụng ngôn ngữ nhiều như viết nội dung, giao tiếp với khách hàng,...mà trình độ của nguồn nhân lực được thuê không đủ xuất sắc thì có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong công việc của doanh nghiệp. 

3.4. Thiếu hiệu quả về mặt chi phí

Đúng là việc Outsource (thuê ngoài) giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp thuê phải những nhân viên không giỏi, không hoàn thành được dự án theo đúng yêu cầu, thái độ, tác phong làm việc kém chuyên nghiệp thì doanh nghiệp coi như đã bỏ ra một khoản tiền vô ích.

Sử dụng chi phí không hiệu quả ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. 

Outsource là gì

4. Những lưu ý khi lựa chọn dịch vụ thuê ngoài

Trước khi xác định sẽ sử dụng nguồn nhân lực thuê ngoài, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần thực hiện những điều sau:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng, có được tầm nhìn và chiến lược tổng quan

  • Đưa ra bản cam kết và hợp đồng làm việc chặt chẽ

  • Tham khảo ý kiến của những nhà quản trị có kinh nghiệm

Khi muốn thuê nhân lực Outsource, doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm công ty Outsource chứ không tìm kiếm trực tiếp nhân lực tự do như Freelancer. Vì vậy mà doanh nghiệp khi lựa chọn công ty dịch vụ thuê ngoài thì cần dựa vào một số yếu tố như:

  • Đội ngũ nhân viên của công ty Outsource chuyên nghiệp, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ

  • Công ty Outsource có nền tảng công nghệ kỹ thuật vững chắc

  • Công ty Outsource có mức giá cạnh tranh, phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

5. Phân biệt Outsource và Freelancer

Khi nhắc đến Outsource, có lẽ nhiều bạn sẽ nhầm khái niệm này với Freelancer, đều là những người nhận dự án của doanh nghiệp và kiếm được thu nhập từ đó. Tuy nhiên thực tế, hai khái niệm này lại khác nhau. Cùng tìm hiểu những điểm khác biệt đó khi theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Yếu tố

Outsource

Freelancer

Đối tác làm việc

-Doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhân lực ngoài sẽ làm việc với các công ty Outsource.

-Các công ty Outsource sẽ quản lý, giám sát nhân sự thuê ngoài

-Freelancer thường là một cá nhân tự chủ động nhận một dự án

-Doanh nghiệp trả tiền cho Freelancer sẽ trực tiếp làm việc và giám sát họ chứ không qua bất kỳ bên trung gian nào.

Phương thức quản lý

-Nhân lực Outsource sẽ không nằm trong quyền quản lý của doanh nghiệp thuê.

-Họ chịu sự quản lý của các công ty Outsource

-Quản lý trực tiếp với Freelancer

Outsource là một thuật ngữ quen thuộc trong công việc. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nếu như biết tận dụng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lạm dụng Outsource và không biết cách sử dụng hợp lí, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng.

Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích.  Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.