OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer (nhà sản xuất thiết bị gốc). Nếu bạn chưa thực sự hiểu về từ viết tắt này thì cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
OEM (Original Equipment Manufacturer) nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc, dùng để chỉ những công ty thực hiện việc cung ứng và sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng có sẵn. Những mặt hàng này khi được bán ra thị trường sẽ lấy tên và thương hiệu của những công ty đặt hàng.
Thông thường, các mặt hàng OEM thường được gia công tại nước thứ ba, nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao có thể sản xuất đơn hàng theo yêu cầu nhất định. Nước thứ ba hiện đứng đầu trong việc gia công các mặt hàng OEM là Trung Quốc.
Ví dụ thực tế về hai công ty: Công ty Apple và công ty Foxconn. Apple có trách nhiệm nghiên cứu về công nghệ, phân phối sản phẩm trong khi Foxconn sẽ sản xuất ra những sản phẩm đó. Sản phẩm được xuất ra thị trường đứng dưới tên thương hiệu của Apple. Như vậy, công ty Foxconn chính là công ty OEM.
Quy định đối với bên đặt hàng khi quyết định hợp tác với công ty OEM để sản xuất sản phẩm:
Bên đặt hàng cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng và yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm.
Khi nhận sản phẩm OEM từ nhà sản xuất, bên đặt hàng không được xuất sản phẩm ra ngoài thị trường dưới dạng tách rời, bán riêng lẻ mà chỉ được lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm từ nhà sản xuất khi sản phẩm đã được hoàn thiện tổng thể.
Các công ty OEM có thể tiếp cận được những thành quả về ý tưởng kinh doanh của nhiều công ty. Bởi vậy, bên đặt hàng cần nghiên cứu thật kỹ, lựa chọn được công ty OEM uy tín, đáng tin cậy để tránh trường hợp bị ăn cắp công nghệ.
Hình thức sản xuất OEM mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp so với hình thức sản xuất theo truyền thống. Bởi doanh nghiệp không cần chú trọng vào sản xuất mà chỉ cần tập trung vào các ý tưởng kinh doanh. Vì vậy, các sản phẩm dưới thương hiệu của doanh nghiệp sẽ phong phú, đa dạng hơn.
Đồng thời, các sản phẩm được thực hiện bởi OEM sẽ nhanh chóng được sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ, hướng tới khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên các mặt hàng được công ty OEM sản xuất ra sẽ chất lượng hơn, ít lỗi, giảm thiểu được những công đoạn rườm rà, vì vậy tiết kiệm được chi phí sản xuất. Vì vậy, những mặt hàng OEM được đưa ra thị trường thường có giá thấp hơn, góp phần tạo lên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các công ty đặt hàng cũng không cần thiết phải xây dựng cả một nhà xưởng để sản xuất sản phẩm. Lượng chi phí này là vô cùng lớn. Hơn nữa, khi xây dựng nhà xưởng sản xuất, công ty đặt hàng cần phải quan tâm cả đến những vấn đề khác như vấn đề nhân sự, vận hành, quản lý,....vì vậy không thể tập trung 100% vào việc lên ý tưởng kinh doanh.
Bên cạnh khái niệm OEM là gì, các bạn cũng cần nắm được ý nghĩa của một số thuật ngữ khác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như ODM, OBM để tránh nhầm lẫn giữa những khái niệm này.
ODM là những công ty đảm nhận việc thiết kế, xây dựng sản phẩm theo yêu cầu. Công ty ODM thường chịu trách nhiệm chính về mặt thiết kế, đưa những ý tưởng sáng tạo của những công ty thành bản thiết kế chỉn chu, thực sự chất lượng.
OBM (Original Brand Manufacturing) là những công ty sản xuất thương hiệu gốc, chỉ những công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ tập trung vào việc phát triển thương hiệu. Những công ty này thường mua lại sản phẩm thiết kế từ những công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó nhằm tăng giá trị cho sản phẩm và tăng sự nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn sẽ giúp các bạn hiểu được OEM là gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên truy cập website Vieclam123.vn để cập nhật những kiến thức hữu ích nhé.
>> Xem thêm tin:
Chia sẻ