Nơi cư trú là gì? Đây là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc cá nhân tạm trú và có đăng ký tạm trú. Xác định nơi cư trú là một việc quan trọng trong đời sống sinh hoạt con người. Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để nắm được những thông tin quan trọng về nơi cư trú nhé!
MỤC LỤC
Nơi cư trú là gì? Nơi cư trú được hiểu là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú được xác định là chỗ ở mà người đó sinh sống gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Khi thực hiện đăng ký nơi ở thường trú và tạm trú phải được thực hiện đúng với thủ tục và quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trong Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 tại khoản 1 - Điều 12 thì các cụm từ chỗ ở hợp pháp, nơi thường trú, tạm trú được hiểu là:
Chỗ ở hợp pháp là nhà mà công dân sử dụng để cư trú. Nó có thể thuộc quyền sở hữu của công dân, được cơ quan, tổ chức hay cá nhân cho thuê, mượn, cho ở nhờ theo quy định pháp luật.
Thường trú là nơi mà công dân thường xuyên sinh sống ổn định tại đây. Nơi thường trú không giới hạn tại một chỗ ở nhất định và đã được đăng ký thường trú.
Tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Nơi cư trú là gì? Là nơi ở thường trú hay tạm trú của công dân. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và đó là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp trong quy định của Luật Cư trú gồm:
- Nhà ở.
- Tàu, thuyền, các phương tiện khác dùng để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
- Nhà khác không thuộc điểm a, điểm b của khoản này nhưng được phép sử dụng để ở và phục vụ sinh hoạt cho hộ gia đình, cá nhân.
Theo Điều 4 của Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú của nơi ở hiện tại.
Để có thể làm thủ tục khai báo nơi cư trú cho người không có nơi thường trú, tạm trú theo Điều 4 Nghị định 62/2021 thì trình tự như sau:
Cơ quan đăng ký cư trú là nơi quản lý cư trú và thực hiện đăng ký cư trú cho công dân. Các cơ quan này bao gồm công an xã, phường, thị trấn, công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo như khoản 4 Điều 2 của Luật Cư trú)
Sau khi đến cơ quan đăng ký cư trú bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản của công dân như: họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại, ngày tháng khai báo cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra và xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua việc trao đổi, lấy thông tin từ cha mẹ, anh chị em ruột, người thân khác của công dân. Trong trường hợp cần thiết, cần có văn bản đề nghị với cơ quan, tổ chức liên quan để kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.
Nếu xác minh các thông tin mà công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan cư trú cần đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra và xác minh thông tin nếu như cần thiết. Thời hạn để kiểm tra, xác minh lại sẽ được tính như thời hạn kiểm tra và xác minh lần đầu.
Nơi cư trú là gì? Sau khi kiểm tra và xác minh người khai báo là công dân Việt Nam và các thông tin khai báo đều chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ thực hiện thủ tục cần thiết để quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu họ chưa có số định danh cá nhân.
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ có trách nhiệm cập nhật các thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cấp giấy xác nhận thông tin cư trú cho công dân.
Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ căn cứ vào giấy xác nhận thông tin cư trú của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó tiến hành cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân.
Sau khi được xác nhận về thông tin cư trú thì người cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú, tạm trú khi đủ điều kiện đúng với quy định của Luật Cư trú. Nếu vẫn chưa đủ điều kiện để đăng ký thường trú và tạm trú nhưng cần thay đổi về thông tin cá nhân thì phải báo cáo với công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận. Từ đó tiến hành rà soát và cập nhật thông tin nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và Cơ sở dữ liệu cư trú.
Nơi cư trú là gì áp dụng vào các nơi cư trú cá nhân? Cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống, không có hộ khẩu thường trú thì nơi cư trú là nơi tạm trú có đăng ký tạm trú, hoặc nơi người đó đang sinh sống và làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản là của cá nhân đó.
Nơi cư trú người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ. Nếu cha mẹ cô nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người đó là nơi cư trú của người mà người chưa thành niên đó thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên được có nơi cư trú khác với nơi cư trú của bố mẹ nếu như được cha mẹ đồng ý.
Nơi cư trú người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên nơi cư trú có thể khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu như được người giám hộ đồng ý. Trừ trường hợp pháp luật có những quy định khác.
Nơi cư trú của vợ chồng là nơi vợ chồng sống chung thường xuyên. Vợ và chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự sẽ là đơn vị đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan, quân nhân, công nhân viên quốc phòng là đơn vị đóng quân. Trừ trường hợp quân nhân có nơi thường xuyên sinh sống, có hộ khẩu thường trú.
Nơi cư trú của người hành nghề lưu động trên tàu thuyền thì phương tiện hành nghề lưu động sẽ là nơi đăng ký tàu thuyền và phương tiện đó. Nếu như họ không có nơi sinh sống thường xuyên hoặc không có hộ khẩu thường trú.
Trên đây là các thông tin về nơi cư trú là gì. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đọc có thể hiểu hơn về nơi cư trú của công dân để có thể phục vụ cho cuộc sống sau này.
Hộ khẩu thường trú được hiểu như thế nào? Có thể đăng ký hộ khẩu thường trú bằng cách nào? Khi đăng ký hộ khẩu thường trú cần những gì? Đọc bài viết ở link bên dưới để biết được các câu trả lời về hộ khẩu thường trú bạn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ