close
cách
cách cách cách cách cách

Điểm danh những khó khăn của nhân viên bán hàng không nhiều người biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bán hàng là một ngành nghề phổ biến được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên mặc dù có nhiều người tham gia nhưng rất ít người thành công vì những rào cản trước mắt. Vậy những khó khăn của nhân viên bán hàng bao gồm những gì? Có cách nào để họ khắc phục được chúng để đạt được ước mơ của mình?

1. Những khó khăn của nhân viên bán hàng bạn nên biết

Có 5 khó khăn nổi bật và cũng được nhân viên bán hàng kêu than nhiều nhất, chúng là những gì mời bạn tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé.

1.1. Nhân viên bán hàng bị áp lực doanh số

Trong doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh chính là nơi phụ trách doanh thu, không ai khác nhân viên bán hàng sẽ là những người trực tiếp tạo ra doanh số theo yêu cầu.

Không phải mặt hàng nào cũng dễ bán và cũng không phải nhân viên bán hàng nào cũng bán được hàng ngay từ những ngày đầu nhận việc.

Nhân viên bán hàng bị áp lực doanh số
Nhân viên bán hàng bị áp lực doanh số

Với tâm lý của một người mới, nhân viên bán hàng sẽ phải chịu “quả” áp lực vô cùng nặng nề, làm sao để bán được hàng, làm sao để thu về doanh số bán hàng mà cấp trên đề ra? Nếu không bán đủ chỉ tiêu thì họ sẽ ra sao?...

Áp lực về doanh số chính là nỗi sợ lớn nhất của hầu hết nhân viên bán hàng, do đó nếu muốn theo đuổi nghề này thì việc đầu tiên bạn phải làm đó chính là bỏ qua cái tôi cá nhân và học làm quen với những lời từ chối của khách hàng.

1.2. Thời gian và địa điểm làm việc thường không cố định

Thời gian và địa điểm làm việc thường không cố định
Thời gian và địa điểm làm việc thường không cố định

Dù là bán hàng online hay offline thì muốn gia tăng doanh số bạn cần phải làm thêm cả ngoài giờ. Chưa kể nhiều khách hàng chỉ có thời gian rảnh vào buổi tối và họ yêu cầu tư vấn vào thời điểm đó, đương nhiên bạn không thể từ chối.

Nhân viên bán hàng là nghề dịch vụ, theo đó mọi yêu cầu của khách hàng bạn đều phải đáp ứng. Không phải là cửa hàng, bạn sẽ phải di chuyển tới bất kỳ địa điểm hay thời gian nào để được tư vấn cho khách của mình.

Do đó, nếu là người có sức khỏe yếu, yêu thích sự ổn định thì có vẻ như bạn không phù hợp với công việc này rồi.

1.3. Công việc không rõ ràng

Công việc của nhân viên bán hàng thường không rõ ràng
Công việc của nhân viên bán hàng thường không rõ ràng

Vì là nhân viên bán hàng, nhà tuyển dụng thường tập trung vào yếu tố doanh thu nhiều hơn vấn đề khác. Vậy nên mới có tình trạng công việc chồng chéo lên nhau, trách nhiệm không rõ ràng khiến cho nội bộ lục đục. Đây là tình trạng xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp.

Đương nhiên, đã bỏ công bỏ sức đi làm ai cũng muốn mình nhận được chế độ phù hợp, hơn thế là được làm việc trong một tổ chức đầy sự công bằng.

Một môi trường thiếu sự công bằng trong vấn đề phân chia công việc cũng là lý do khiến cho nhân viên bán hàng bị áp lực về tâm lý.

1.4. Quản lý và chăm sóc khách hàng rườm rà, phức tạp

Quản lý và chăm sóc khách hàng rườm rà, phức tạp
Quản lý và chăm sóc khách hàng rườm rà, phức tạp

Có vẻ như tình hình kinh doanh hiện nay ngày càng khốc liệt, chính vì vậy ngoài những áp lực về doanh số, nhân viên bán hàng còn phải chịu áp lực không nhỏ trong công tác quản lý và chăm sóc khách hàng tiềm năng.

Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng khiến cho nhân viên bán hàng tốn nhiều thời gian nhập dữ liệu lưu trữ, chưa kể khâu gửi tin nhắn đến nhiều người thông qua nhiều công cụ khác nhau,... 

Trong lúc làm việc không tránh khỏi những rủi ro như gửi nhầm thông tin cho khách hàng, gửi sai địa chỉ,..

Những áp lực này cũng góp phần dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên bán hàng, cho nên mỗi doanh nghiệp cần tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả để giảm thiểu lượng công việc cũng như áp lực cho nhân viên bán hàng.

1.5. Gặp nhiều vấn đề khi xử lý báo cáo

Có thể nói bộ phận kinh doanh nói chung và nhân viên bán hàng nói riêng là những người phải làm nhiều loại báo cáo nhất, trong đó có báo cáo hàng ngày, báo cáo hàng tuần, báo cáo tháng, thậm chí là báo cáo định kỳ theo quý,...

Mỗi lần phải báo cáo, họ phải tiêu tốn không biết bao nhiêu thời gian để tổng hợp dữ liệu, chưa kể khâu chỉnh sửa báo cáo cho phù hợp với thể thức văn bản,...

Gặp nhiều vấn đề khi xử lý báo cáo
Gặp nhiều vấn đề khi xử lý báo cáo

Những yêu cầu này cũng là áp lực khiến cho họ không có nhiều thời gian tư vấn cho khách, hoặc có nhiều tình trạng tư vấn thông tin sai lệch về sản phẩm dẫn đến khách hàng khiếu nại,...

Với những áp lực nêu trên, nhân viên bán hàng cần thích nghi và tự khắc phục với môi trường làm việc của mình. Tìm ra các phương pháp hiệu quả để thực hiện, chỉ có như vậy bạn mới có thể theo đuổi ước mơ trong lĩnh vực này.

2. Nhân viên bán hàng cần làm gì để khắc phục khó khăn?

Sau đây là một vài cách để nhân viên bán hàng khắc phục khó khăn hiệu quả, bạn có thể theo dõi để áp dụng với bản thân mình nhé:

2.1. Nâng cấp bản thân với kỹ năng mềm liên quan

Điều khiến cho nhân viên bán hàng thành công ngoài kiến thức về sản phẩm đó chính là kỹ năng mềm. Nhân viên bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, thông qua cuộc nói chuyện ngắn ngủi họ cần nắm bắt nhu cầu cũng như hiểu được tâm lý khách hàng như thế nào.

Nâng cấp bản thân với kỹ năng mềm liên quan
Nâng cấp bản thân với kỹ năng mềm liên quan

Là nhân viên bán hàng, bạn cũng cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mình đang bán.

Tuy nhiên ngoài việc đẩy mạnh doanh số, nhân viên bán hàng cũng cần chú ý tới đạo đức nghề nghiệp. Nên tư vấn đúng, đủ thông tin theo nhu cầu của khách hàng, tránh trường hợp nói quá, nói sai sự thật khiến cho khách hàng khiếu nại khi phát hiện.

2.2. Nhận những nhiệm vụ khó để tích lũy kinh nghiệm

Một trong những cách vượt qua khó khăn của nhân viên bán hàng đó chính là đương đầu với chúng. Khi bạn càng được va chạm với nhiều khó khăn, bạn sẽ càng tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm bổ ích.

Từ đó bất kể trường hợp nào cũng không thể làm khó được bạn, khiến cho áp lực trong công việc cũng giảm thiểu đáng kể.

Chỉ khi bạn làm việc trong tâm thế thoải mái, không có bất kỳ sự ràng buộc hay lo lắng nào thì hiệu quả mới đạt mức cao nhất. Chính vì vậy đừng ngại những thử thách khó, nếu chưa biết có thể học hỏi hoặc nhờ người có chuyên môn cao hơn giúp đỡ.

Với sự chăm chỉ và cần mẫn của bạn chắc chắn công việc bán hàng không còn đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ.

Nhận những nhiệm vụ khó để tích lũy kinh nghiệm
Nhận những nhiệm vụ khó để tích lũy kinh nghiệm

Ở bất kỳ môi trường nào bạn cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thử thách, tuy nhiên bạn sẽ vượt qua chúng như thế nào mới là điều quan trọng. Nếu cứ gặp khó khăn mà chán nản, từ bỏ mọi thứ thì chắc chắn 10 năm hay 20 năm sau bạn vẫn chỉ đứng ở vạch xuất phát mà thôi.

Bài viết chia sẻ những khó khăn của nhân viên bán hàng xin phép được kết thúc, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp các chiến binh bán hàng vượt qua được chặng đường chông gai phía trước. Tin tôi đi, khi vượt qua đó bạn sẽ nhìn thấy thành công và có cơ hội được chạm vào nó, nhưng trước hết hãy vượt qua chính bản thân mình đã nhé.

Tư vấn bán hàng là gì?

Là một nhân viên bán hàng, chắc chắn bạn sẽ quan tâm tới vấn đề tư vấn bán hàng. Vậy tư vấn bán hàng là gì, hoạt động của tư vấn bán hàng ra sao? Cùng vieclam123.vn lật mở bí ẩn đằng sau khái niệm này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tư vấn bán hàng là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.