close
cách
cách cách cách cách cách

Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn và cách trả lời cho ứng viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn? Bạn là một ứng viên quan tâm đến những vị trí cụ thể của ngành nghề này và đang lo lắng chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn nghiêm túc? Những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn được tổng hợp bởi vieclam123.vn sau đây hy vọng sẽ đem lại sự tự tin cho bạn ở cuộc ứng tuyển sắp tới.

1. Phỏng vấn ngành nghề khách sạn và những câu hỏi thường gặp

Nhà hàng khách sạn là một vùng đất tuyển dụng màu mỡ và luôn thu hút các ứng viên trong thời đại hiện nay. Đơn giản vì không nhất thiết bạn phải có bằng cấp quá cao hay đòi hỏi trình độ chuyên môn thâm sâu uyên bác, mà bạn chỉ cần chuẩn bị tốt cho mình một khả năng giao tiếp, cách trả lời thông minh, đi đúng vào trọng tâm câu hỏi mà nhà tuyển dụng hướng đến là bạn đã có thể ứng tuyển vào những vị trí phù hợp trong nhà hàng khách sạn rồi. 

Phỏng vấn ngành nghề khách sạn và những câu hỏi thường gặp

Phỏng vấn ngành nghề khách sạn và những câu hỏi thường gặp? 

Tất nhiên ở đây chúng tôi không nhắc đến những vị trí cấp cao, quản lý, lãnh đạo,... đòi hỏi chuyên môn và nghiệp vụ trong môi trường này.

Dưới đây là những câu hỏi tuyển dụng ngành nghề nhà hàng khách sạn mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng để “thử thách” các ứng viên.

1.1. Bạn là ai? Đến từ đâu và bạn có những ưu điểm gì?

Có thể thấy đây là một câu hỏi quá quen thuộc mà bạn sẽ thường xuyên được nhà tuyển dụng hỏi khi đi phỏng vấn bất kể ngành nghề nào chứ không riêng gì ngành khách sạn nhà hàng. 

Với câu hỏi trên, nhà tuyển dụng muốn bạn giới thiệu ngắn gọn về bản thân để kiểm tra lại thông tin trong CV, đồng thời đó cũng được xem như là bước mở đầu để hai bên làm quen và hiểu về nhau hơn, tạo không khí thoải mái dễ chịu hơn cho ứng viên và tạo thiện cảm cho ứng viên về nhà tuyển dụng.

Câu hỏi giới thiệu về bản thân

Câu hỏi giới thiệu về bản thân

Như vậy điều bạn cần làm khi đó là nở một nụ cười thật tươi và tự tin giới thiệu về bản thân những thông tin cơ bản của bạn như họ tên, quê quán, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm cụ thể của mình với vị trí mà bạn quan tâm và nộp CV để ứng tuyển và có thể nhắc đến một vài đặc điểm hay sở thích của bản thân để không khí trở nên bớt căng thẳng hơn.

1.2. Câu hỏi về lí do và mục tiêu nghề nghiệp 

“Tại sao bạn lại chọn ngành nghề này và mục tiêu khi theo đuổi ngành nhà hàng khách sạn của bạn là gì?”

Đây sẽ là một câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra với mục đích lắng nghe những chia sẻ của ứng viên, từ đó dựa trên thái độ và câu trả lời để xác định mức độ nghiêm túc của ứng viên đó với công việc và vị trí mong muốn.

Khi gặp câu hỏi này điều bạn cần làm là trả lời ngắn gọn, trả lời vào trọng tâm những lí do khiến bạn thực sự mong muốn khi theo đuổi ngành nghề nhà hàng khách sạn,... để thuyết phục nhà tuyển dụng một cách tốt nhất.

Câu hỏi về lí do và mục tiêu nghề nghiệp

Câu hỏi về lí do và mục tiêu nghề nghiệp 

Ví dụ: 

“Do tính cách năng động cùng sở thích giao tiếp của bản thân nên ngay từ khi còn đi học tôi đã quan tâm và có kế hoạch cụ thể khi theo đuổi ngành nghề này,... Mục tiêu trong nghề của tôi là biến những sở thích, điểm mạnh của mình trở thành niềm vui hàng ngày giúp tôi có động lực phấn đấu và tiến xa hơn nữa trong ngành khách sạn”

1.3. Câu hỏi về nơi làm việc và vị trí ứng tuyển

“Tại sao bạn lại chọn nhà hàng/ khách sạn chúng tôi để làm việc?

Mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là để kiểm tra xem ứng viên đã tìm hiểu hay thực sự quan tâm về nhà hàng khách sạn họ đang phỏng vấn hay chưa. Câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được thái độ nghiêm túc của bạn với họ. Cũng dễ hiểu thôi vì chỉ khi có sự nghiêm túc và thực sự mong muốn thì ứng viên mới có sự chuẩn bị, tìm tòi những thông tin về nơi mà mình đang phỏng vấn kỹ càng được.

Câu hỏi về nơi làm việc và vị trí ứng tuyển

Câu hỏi về nơi làm việc và vị trí ứng tuyển

Một câu hỏi “kiểm tra bài cũ” đấy các ứng viên ơi!

Để trả lời thật tốt thì trước khi tham gia phỏng vấn bạn hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản về nơi mà bạn có thể sẽ làm việc trong tương lai, thông tin về vị trí mà bạn đang ứng tuyển,... suy nghĩ về sự phù hợp của bản thân với vị trí mà bạn mong muốn.

Tất cả sự chuẩn bị chu đáo “biết người biết ta” sẽ khiến bạn tự tin hơn và giúp bạn có thể thuyết phục, tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng đó. 

1.4. Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ứng viên khách sạn

“Điểm mạnh nào của mình khiến bạn nghĩ bạn phù hợp với vị trí này? Và đâu là điều bạn nghĩ sẽ là hạn chế của bạn khi làm việc?”

Nếu câu trả lời cho câu hỏi ở phần 2.3 thể hiện sự “biết người” thì câu hỏi này chính là sự “biết ta” của ứng viên với vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng muốn khai thác.

Để trả lời câu hỏi này, các ứng viên cần đưa ra những điểm mạnh, những năng lực, kinh nghiệm cụ thể và sự phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển. Đây sẽ là những giây phút để bạn PR chính mình nhưng cũng đừng quên vế sau nhé.

Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ứng viên khách sạn

Điểm hạn chế chính là những khó khăn mà bạn nghĩ mình sẽ gặp phải khi làm việc. Điều đó có thể đến từ thiếu sót kinh nghiệm, tính cách của bản thân,... bất cứ điều gì làm “khó” bạn thì hãy chân thành bày tỏ với nhà tuyển dụng cùng mong muốn nhận được sự giúp đỡ quan tâm khi làm việc tại đây. 

Chúng tôi tin rằng một khi bạn chân thành, khiêm tốn cùng tinh thần ham học hỏi thì đó sẽ không còn là điểm yếu của bạn trong mắt nhà tuyển dụng nữa đâu.

1.5. Câu hỏi về nơi làm việc cũ của ứng viên khách sạn

“Lí do bạn nghỉ việc ở khách sạn mà bạn từng làm trước đây là gì?

Đây là một câu hỏi được sử dụng khá nhiều trong các cuộc phỏng vấn nhà hàng khách sạn. Nhà tuyển dụng muốn biết lí do mà bạn nghỉ việc và qua câu trả lời họ sẽ biết được bạn có phù hợp với khách sạn của mình hay không.

Câu hỏi về nơi làm việc cũ của ứng viên khách sạn

Câu hỏi về nơi làm việc cũ của ứng viên khách sạn

Khi gặp câu hỏi này bạn nên trả lời bằng một cách khách quan như do khoảng cách địa lý, do chuyển chỗ ở,... hoặc bạn có thể trả lời do mong muốn tìm một nơi làm việc mới để có cơ hội phát triển hơn. Hãy tìm một lý do phù hợp và nên tránh tuyệt đối những câu trả lời mang tính tiêu cực như kể xấu chỗ làm cũ, đồng nghiệp hay chế độ đãi ngộ, phúc lợi,... Trả lời như vậy sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng và không hề có lợi cho bạn đâu.

2. Những câu hỏi chuyên sâu đến chuyên môn ngành khách sạn

Khi vị trí ứng tuyển của bạn yêu cầu một năng lực chuyên môn cao, đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của bản thân thì một ứng viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng khách sạn này.

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chuyên môn mà bạn có thể tham khảo khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nhà hàng khách sạn:

Câu 1: Nguyên tắc dịch vụ của ngành nhà hàng khách sạn là gì?

Câu 2: Hiểu biết của bạn về quy trình chuẩn phục vụ khách hàng?

Câu 3: Một quản lý khách sạn cần có những kỹ năng quan trọng nào?

Câu 4: Các lỗi thường gặp trong quá trình quản lý và cách giải quyết?

Câu 5: Bạn sẽ làm gì khi khách hàng không hài lòng?

Câu 6: Theo bạn nên làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng?

Những câu hỏi chuyên sâu về ngành khách sạn

Những câu hỏi chuyên sâu về ngành khách sạn

Đó là một số câu hỏi mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Vậy bạn có tự tin trả lời được hết không? Hãy chuẩn bị thật kỹ càng và tham gia buổi phỏng vấn một cách tự tin nhé.

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy không còn mơ hồ và những hình dung đáng sợ về cuộc phỏng vấn ngay sau khi đọc xong nó. Vieclam123.vn chúc bạn sẽ có một buổi phỏng vấn thành công và ứng tuyển được vị trí mà bạn mong muốn nhé.

Câu hỏi phỏng vấn lễ tân khách sạn

Lễ tân khách sạn là một trong những vị trí việc làm hấp dẫn, được ứng viên ưa chuộng trong ngành khách sạn nói chung. Vậy nếu đây cũng là việc làm mà bạn quan tâm thì hãy dành ít phút cùng tôi tìm hiểu bộ câu hỏi phỏng vấn lễ tân khách sạn mới nhất dưới đây nhé.

Câu hỏi phỏng vấn lễ tân khách sạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.