close
cách
cách cách cách cách cách

Những câu hỏi khó khi phỏng vấn thách thức tâm lý các ứng viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn thông thường, nhà tuyển dụng còn đặt rất nhiều câu hỏi khó để đánh giá ứng viên một cách toàn diện nhất. Làm thế nào để vững vàng tâm lí trả lời những câu hỏi khó khi phỏng vấn? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

 1. Tổng hợp những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng mọi cách để khai thác ứng viên nhằm loại bỏ những ứng viên không xứng đáng và lựa chọn những ứng viên tiềm năng. Dưới đây là những câu hỏi “khó nhằn” nhất thường khiến ứng viên lúng túng trong vòng phỏng vấn và gợi ý của Vieclam123.vn về cách trả lời khéo léo nhất.

1.1. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?

Trả lời về điểm mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển thì dễ chứ để thừa nhận một điểm yếu nào đó thì thực sự rất khó. Nhất là khi ứng viên không biết được điểm yếu đó có ảnh hưởng đến cái nhìn của nhà tuyển dụng về mình, từ đó đánh loại mình hay không.

Gợi ý về cách trả lời cho câu hỏi này là bạn hãy nêu ra một điểm yếu của mình sau đó có những cam kết để cải thiện nó. Nên nhấn mạnh về những cam kết thay vì tạo sự chú ý để nhà tuyển dụng nhớ lâu về điểm yếu của bạn.

Ví dụ bạn có thể trả lời như sau:

- “Tôi nghĩ điểm yếu của mình là tôi mới ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Nhưng tôi tin với thành tích học tập tốt, tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm trong công việc, tôi sẽ sớm làm quen và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.”

- “Điểm yếu của tôi là khá chậm chạp. Tôi phải mất nhiều thời gian để làm quen với điều mới. Tuy nhiên, tôi đảm bảo mình là người cực kì cẩn thận và ít xảy ra sai sót trong công việc.”

- “Điểm yếu của tôi là nhanh chán đối với công việc có tính chất lặp đi lặp lại. vì vậy, tôi thích một công việc có nhiều thử thách và đòi hỏi tư duy sáng tạo.”

 những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Những câu hỏi khó khi phỏng vấn

1.2. Mức lương nào bạn nghĩ là bạn xứng đáng?

Câu hỏi về mức lương bao giờ cũng là câu hỏi nhạy cảm. Ứng viên không biết được nhà tuyển dụng trả cho vị trí này mức lương bao nhiêu. Không biết liệu mức lương mình sắp nói ra có quá cao hay quá thấp. 

Nếu quá cao so với mặt bằng chung, rất có thể nhà tuyển dụng không chọn bạn vì họ nghĩ không thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Nếu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bạn, đồng thời khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không cao.

Với dạng câu hỏi này, Vieclam123.vn gợi ý cách trả lời này như sau: hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để họ trả lời mức lương trung bình họ sẵn sàng trả cho vị trí này. Sau đó, bạn hãy đưa ra một con số cụ thể cao hơn con số trung bình này một chút. Như thế bạn sẽ an toàn hơn và có thể đưa ra con số phù hợp hơn.

1.3. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? 

Chỉ trả lời điểm mạnh thôi thì chưa đủ, bạn cần lựa chọn những điểm mạnh khác biệt làm nên nét riêng của bạn so với những ứng viên khác. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho những điều bạn nói.

Ví dụ cách trả lời ấn tượng bạn có thể tham khảo như:

- “Tôi làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh trong 3 năm, đã hoàn thành nhiều dự án và đạt được chỉ tiêu của bộ phận giao cho. Có đợt tôi đem về doanh số lên đến 2 tỷ đồng/tháng. Trong quá trình làm việc, tôi hợp tác với gần 50 đối tác là công ty trong và ngoài nước, làm tạo mối quan hệ với gần 500 khách hàng. Những điều này sẽ hỗ trợ tôi rất nhiều trong công việc mới.” 

- “Dù chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng tôi tốt nghiệp chuyên ngành Hóa Sinh loại giỏi, đã có 1 năm cuối làm nghiên cứu trên phòng lab, biết cách sử dụng thành thạo những dụng cụ phòng lab cơ bản. Với tinh thần ham học hỏi, sự trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, tôi tin mình có thể hoàn thành tốt công việc này.”

1.4. Điều gì khiến bạn không thích nhất ở công việc cũ?

Bạn lúng túng với những dạng câu hỏi như này bởi nếu trả lời thành thật thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang nói xấu về sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Dù sếp và đồng nghiệp có khó tính đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không nên nêu những lí do này. Nhưng nếu không thì bạn nên trả lời gì? Bạn có thể trả lời như sau:

- “ Tôi không học hỏi thêm được nhiều điều từ công việc cũ, tôi muốn thay đổi môi trường mới để trau dồi bản thân tốt hơn.” 

- “Tôi cảm thấy mình không được thử thách ở công việc cũ, tôi không nhìn thấy tương lai mình mong muốn ở vị trí đó.”

1.5. Bạn sẽ là ai trong 3-5 năm tới?

 những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Bạn sẽ là ai trong 3-5 năm tới?

Nhà tuyển dụng muốn biết về dự định tương lai của bạn, muốn biết hướng đi của bạn để xác định xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc của họ hay không. 

Bạn hãy trả lời như sau: “Sau khi trải qua nhiều công việc khác nhau, tôi cảm thấy bản thân thực sự phù hợp với công việc này. Đây cũng là ngành nghề tôi muốn theo đuổi cho sự nghiệp tương lai của mình.”

1.6. Lý do người khác không thích làm việc với bạn là gì?

Nhà tuyển dụng qua câu hỏi này muốn đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm của bạn. 

Khi gặp câu hỏi như này từ nhà tuyển dụng, bạn có thể trả lời như sau:

- “Tôi là một người hòa đồng và biết cách lắng nghe, vì vậy tôi rất may mắn khi có được thiện cảm từ những người từng làm việc với mình. Tuy nhiên, trong công việc tôi cũng tương đối khó tính và khắt khe với những yêu cầu cao để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Tôi không chắc điều này liệu có khiến ai đó ghét mình mà tôi không biết hay không.”

1.7. Đã bao giờ bạn cảm thấy bất bình với chính sách của công ty hay chưa?

Mỗi công ty có một chính sách, quy định làm việc riêng. Nó có thể hợp lí với người này nhưng lại khá vô lí với người khác. Vậy khi bất bình, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Không nên trả lời kiểu như “tôi không bất bình bao giờ”, “tôi luôn tuân thủ moi quy định được đưa ra”, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tư duy và sự nhu mì của bạn. Điều này có thể không tốt cho công việc của họ.

Bạn có thể đưa ra những câu trả lời như: “Công ty nào cũng có quy định riêng và không phải ngẫu nhiên mà có hàng trăm, hàng nghìn nhân sự đều tuân theo quy định đó. Chắc chắn nó cũng đã hợp lí ở một mức nào đó. Tuy nhiên, nếu có những chính sách quá lạc hậu, tôi cũng sẽ để bạt với cấp trên cách sửa đổi nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt nhất.”

1.8. Ngoài công ty của chúng tôi, bạn có ứng tuyển vào công ty nào khác không?

Nhà tuyển dụng đơn giản muốn biết công ty của họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn hay không. Nếu được chọn thì liệu bạn có làm việc cho công ty họ hay không mà thôi.

Ứng viên nên trả lời khéo léo như sau: Tôi có ứng tuyển ở một vài vị trí, nhưng công ty của bạn vẫn là công ty tôi yêu thích nhất về trách nhiệm công việc cũng như văn hóa công ty.

1.9. Bạn thích làm việc trong công ty lớn hay công ty khởi nghiệp hơn?

Nhà tuyển dụng muốn biết quan điểm của bạn về hai dạng công ty này. Đồng thời cần cân nhắc xem liệu bạn có phù hợp với công ty hay không.

Bạn có thể trả lời như sau:

“Công ty lớn thường có mức lương tốt hơn, môi trường làm việc ổn định hơn và có những quy chế vững vàng hơn. Trong khi môi trường start-up lại trẻ trung, năng động, giúp tôi học hỏi được nhiều điều. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là ở vị trí làm việc, tôi luôn hoàn thành tốt công việc của mình và tôi cảm thấy hài lòng với chế độ đãi ngộ cũng như tôi có thể học hỏi và phát triển bản thân.”

1.10. Lí do nào khiến bạn quyết định từ bỏ một công việc?

 những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Lí do nào khiến bạn quyết định từ bỏ một công việc?

Có rất nhiều lí do khiến một cá nhân quyết định từ bỏ một công việc ví dụ như vì chế độ đãi ngộ, do môi trường làm việc, do áp lực, xích mích với sếp và đồng nghiệp,...Với kiểu câu hỏi như này, bạn không nhất thiết phải nêu ra một nguyên nhân cụ thể, cũng không nên nêu kiểu “tôi thích”, điều này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không tôn trọng họ. 

Bạn có thể trả lời như sau: “ Tôi sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định rời bỏ một vị trí nào đó. Nếu tôi cảm thấy môi trường làm việc không còn phù hợp, tôi và đồng nghiệp bất đồng quan điểm, không có cơ hội học hỏi, phát triển thêm, tôi sẽ đi tìm một vị trí mới phù hợp hơn.”

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

2. Lưu ý khi trả lời những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Lưu ý khi trả lời những câu hỏi khó khi phỏng vấn

Không có gì tệ hơn khi bạn im lặng hay cảm thấy lúng túng khi trả lời những câu hỏi khó. Để vượt qua vòng phỏng vấn một cách tốt nhất, hãy ghi nhớ những điều sau đây:

2.1. Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn

Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị trước những cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp nhất để đến khi được hỏi cũng không rơi vào trạng thái quá lúng túng. Sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

2.2. Giữ tâm lí bình tĩnh, tự tin

Dù nhà tuyển dụng có hỏi bạn những câu hỏi khó, bạn chưa có sự chuẩn bị nào thì cũng nên bình tĩnh, hít thở sâu và trả lời thật từ tốn. Cứ trả lời thành thật và áp dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi. Không nên để lộ sự lúng túng, thiếu tự tin của bạn trước mặt nhà tuyển dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn đã giúp bạn biết cách trả lời những câu hỏi khó khi phỏng vấn. Hãy có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể có được công việc như ý nhé. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.