close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi.

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là bộ phận quan trọng góp phần mang lại lợi nhuận cũng như sự phát triển của các cơ sở giáo dục. Để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi, có nhiều học viên đăng ký tham gia thì bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng sau đây.

1. Vai trò của nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là người bộ mặt đại diện cho cơ sở giáo dục trực tiếp tư vấn giới thiệu đến khách hàng các khóa học và chương trình đào tạo của trung tâm, thuyết phục và tìm kiếm các học viên tiềm năng. Vì vậy mà nhân viên tư vấn tuyển sinh đóng vai trò rất quan trọng góp phần làm nên sự thành công của một công ty, tổ chức về giáo dục.

Xem thêm: Tạo ngay một mẫu cv nhân viên tư vấn đẹp.

Vai trò của nhân viên tư vấn tuyển sinh

Vai trò của nhân viên tư vấn tuyển sinh

2. Trách nhiệm  của nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Đối với nhân viên tư vấn tuyển sinh có trách nhiệm giới thiệu đến khách hàng các chương trình đào tạo, các dịch vụ và ưu đãi nhằm thuyết phục được khách hàng đăng ký các khóa học của trung tâm. Ngoài ra nhân viên tư vấn tuyển sinh phải quản lý các hồ sơ thông tin khách hàng, công việc không giới hạn trong một khuôn khổ, lĩnh vực nào cả. Ngoài việc tư vấn thì họ còn phải đảm nhiệm các công việc về văn thư khác. 

Nhân viên tư vấn tuyển sinh có trách nhiệm lưu trữ các văn bản có nội dung liên quan đến công tác tuyển sinh như hồ sơ học viên, danh sách các giáo viên, lịch học và chương trình đào tạo… 

Nhân viên tư vấn tuyển sinh có trách nhiệm trực tiếp chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến công tác tuyển sinh, photo các văn bản, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình tư vấn khách hàng.

Chủ động liên hệ đến các khách hàng, tìm kiếm và phát triển các đối tượng khách hàng tiềm năng. Chăm sóc quan tâm đến các học viên và các lớp học. Lên kế hoạch tham mưu về các hoạt động ngoại khóa, chương trình sự kiện và động viên khen thưởng khích lệ tinh thần học tập của các học viên. 

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng để lên ý tưởng quảng bá trung tâm, tạo sự tin tưởng và tín nhiệm cho khách hàng.

3. Các kỹ năng của một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi.

3.1. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt.

Để trở thành nhân viên tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp thì bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp lưu loát, sử dụng từ ngữ chính xác và phù hợp. Ngoại hình chỉ là ấn tượng ban đầu còn kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa để bạn có được thiện cảm từ khách hàng, tạo dựng được niềm tin từ đó có thể thuận lợi trong việc tiếp cận và duy trì mối quan hệ với các học viên và phụ huynh. Kỹ năng giao tiếp ở đây không chỉ là lời nói và đôi khi ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong khi giao tiếp giúp khách hàng có thể cởi mở và gần gũi hơn. 

3.2. Kỹ năng lắng nghe tích cực.

Việc lắng nghe khách hàng là một kỹ năng tưởng chừng rất đơn giản nhưng nhiều nhân viên tư vấn tuyển sinh lại bỏ qua bước cơ bản này. Việc lắng nghe khách hàng giúp bạn nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu để đưa ra những thông tin và khóa học phù hợp giúp cho khách hàng hài lòng. Đừng chỉ mải nói về các thông tin mà bạn muốn đưa ra mà hãy tương tác với khách hàng, việc lắng nghe khiến cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng vào bạn hơn. Hãy lắng nghe một cách tích cực, sử dụng ánh mắt cũng như các ngôn ngữ cơ thể cho họ thấy được việc bạn đang lắng nghe một cách tập trung. Nếu khách hàng còn ngại và ít nói thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp họ có thể chia sẻ những mong muốn của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe

3.3. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Mỗi khách hàng sẽ có tính cách khác nhau, nhu cầu khách nhau. Là một nhân viên tư vấn tuyển sinh bạn phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ cả những khách hàng khó tính nhất. Sẽ có những tình huống xảy ra mà bạn không thể đoán trước được, lúc này chính là cơ hội để bạn thể hiện bản lĩnh và kĩ năng của mình. Đứng trước mọi yêu cầu và tình huống bạn cần phải giữ được sự bình tĩnh và tỉnh táo, phân tích vấn đề để đưa ra những cách giải quyết phù hợp nhất. Tránh xung đột xảy ra để lại những hậu quả không đáng có.

3.4. Kỹ năng tạo dựng niềm tin, đồng cảm với khách hàng. 

Đừng chỉ tập trung vào khóa học bạn muốn bán được mà hãy quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, việc bạn nhiệt tình hỗ trợ đưa ra những sự lựa chọn và giải quyết các vấn đề họ còn băn khoăn sẽ giúp cho việc thuyết phục khách hàng trở nên hiệu quả hơn. Hãy đồng cảm với khách hàng của mình không nên ép buộc họ phải tham gia các khóa học mà bạn đang cần tuyển, trước hết hãy giúp họ giải quyết các vấn đề bằng cách đưa ra những lời khuyên có thể là về kinh tế, vị trí, lịch học hoặc giáo viên giảng dạy. Tâm lý khách hàng khi đã có những băn khoăn tức là họ đều có nhu cầu, chỉ cần bạn khéo léo thuyết phục, tạo dựng niềm tin với họ thì chắc chắn bạn sẽ có được cho mình những khách hàng thân thiết.

3.5. Kỹ năng sắp xếp công việc hiệu quả, khoa học.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh ngoài việc tư vấn còn phải phụ trách những công việc văn thư khá. Nhập thông tin học viên trên hệ thống và quản lý các giấy tờ liên quan đến lớp học, giáo viên các báo cáo. Việc bạn sắp xếp tất cả công việc một cách khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý hồ sơ và sẵn sàng đưa ra bất kì khi nào được yêu cầu, tránh việc thất thoát và sai sót thông tin để ảnh hưởng đến kết quả công việc của bạn. Kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng và các lãnh đạo, từ đó là tiền đề giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Sắp xếp công việc hiệu quả

Sắp xếp công việc hiệu quả

3.6. Am hiểu về lĩnh vực bạn tư vấn.

Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có kiến thức và sự hiểu biết nhất định. Đặc biệt đối với công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội làm việc trong môi trường giáo dục thì lại càng đòi hỏi bạn phải không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Nếu như bản thân bạn không hiểu về lĩnh vực mà mình đang tư vấn thì không thể truyền đạt hay giải đáp thắc mắc cho khách hàng được. Trau dồi những kỹ năng về tư vấn tuyển sinh, học hỏi từ chính đồng nghiệp hoặc những đối thủ cạnh tranh của mình để phát triển bản thân phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống.

3.7. Tính cách trung thực.

Sự khéo léo và tinh tế là những kỹ năng cần thiết cho một tư vấn viên. Tuy nhiên đừng vì thế mà nhầm lẫn sự khéo léo với tính khôn lỏi, thiếu trung thực. Bạn hãy là một nhân viên tư vấn tuyển sinh trung thực, khéo léo và chuyên nghiệp chứ đừng để mất đi cái tâm của mình chỉ vì lợi nhuận cá nhân. Việc bạn giữ được tính cách trung thực giúp bạn gần gũi và có được niềm tìm của khách hàng một cách tự nhiên. Ngoài ra còn giúp bạn có được sự yêu mến của các đồng nghiệp và mở rộng được mối quan hệ với khách hàng.

3.8. Chăm chút ngoại hình.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là người làm việc trực tiếp với khách hàng và là bộ mặt đại diện của trung tâm. Chính vì thế mà yếu tố về ngoại hình là tiêu chí rất quan trọng trong việc đánh giá các kỹ năng của bạn. Luôn giữ cho mình phong thái làm việc tự tin và chăm chút về ngoại hình cũng được cho là một kỹ năng quan trọng đối với nhân viên tư vấn tuyển sinh. Việc ăn mặc chỉnh chu, đầu tóc gọn gàng và gương mặt luôn rạng rỡ giúp cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm đối với trung tâm, gây được ấn tượng ban đầu với họ.

3.8. Kỹ năng tập trung và phát triển mối quan hệ trong công việc

 Bên canh việc tìm kiếm những khách hàng mới theo data có sẵn thì hãy tập trung vào việc xây dựng nhóm khách hàng mà bạn thấy tiềm năng, bạn cần một quá trình làm việc chăm chỉ và tập trung để phân loại các đối tượng khách hàng và tránh để sót bất kỳ lượng khách hàng nào. Việc này sẽ giúp cho bạn có thể rút ngắn thời gian và tăng hiệu suất công việc. 

3.9. Kỹ năng thuyết phục khách hàng tham gia khóa học.

Với sự cạnh tranh giữa các trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dụng hiện nay thì kỹ năng thuyết phục khách hàng chính là chìa khóa giúp bạn có thể mang lại nhiều học viên cho trung tâm. Bạn phải làm cho khách hàng tin tưởng vào trung tâm, chất lượng giáo dục và các dịch vụ chăm sóc khách hàng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm đấy chính là điểm làm cho trung tâm của bạn khác biệt với những đối thủ khác. Thuyết phục khách hàng một cách khéo léo và nhiệt tình không phải là chuyện có thể làm được trong một hay hai ngày mà nó là một quá trình rèn luyện, tích góp những kinh nghiệm để bạn có thể đưa ra những “key” mang tính quyết định. 

3.10. Kỹ năng chịu được áp lực từ công việc, khách hàng.

Công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh là nghề “làm dâu trăm họ” chính vì vậy mà việc áp lực từ công việc, từ cấp trên cũng như tư khách hàng là việc không thể tránh khỏi. Bạn sẽ gặp cả những khách hàng khó tính, yêu cầu vô lý và cả những đơn từ khiếu nại. Áp lực cả về doanh số từ lãnh đạo và cả những deadline cần hoàn thành. Tuy nhiên một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi là người có khả năng chịu được mọi áp lực, bình tĩnh và đưa ra những cách giải quyết hợp lý, sáng suốt trong mọi tình huống. 

kỹ năng chịu được áp lực tư công việc

kỹ năng chịu được áp lực tư công việc

Hy vọng bài viết trên đây của vieclam123 đã có thể giúp cho bạn tích lũy thêm cho mình những kiến thức, trau dồi những kỹ năng để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh xuất sắc và phát triển hơn trong lĩnh vực của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.