close
cách
cách cách cách cách cách

Bản mô tả công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên dọn phòng khách sạn đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến sự sạch sẽ, gọn gàng cho các phòng trong khách sạn. Cùng tìm hiểu về công việc dọn phòng khách sạn qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. Công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn

Nhân viên dọn phòng khách sạn chịu trách nhiệm cho một số đầu mục công việc chính như sau:

1.1. Làm vệ sinh phòng

Trước mỗi ca làm, nhân viên dọn phòng khách sạn sẽ lấy các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc và thực hiện dọn dẹp, lau hành lang, sảnh, buồng phòng theo đúng quy chuẩn. 

Tùy vào tình trạng các phòng khác nhau mà quy trình dọn dẹp cũng sẽ khác nhau, ví dụ như phòng trống bẩn, phòng trống sạch, phòng khách đang ở, phòng VIP.

Nhân viên dọn phòng khách sạn

Công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn

1.2. Kiểm tra phòng sau khi khách check out

Nhân viên buồng phòng có trách nhiệm kiểm tra minibar, tình trạng sử dụng các thiết bị trong khách sạn, đảm bảo không có đồ dùng, thiết bị bị thất lạc, hỏng hóc. Sau khi kiểm tra hoàn tất, nhân viên dọn phòng khách sạn báo cáo lại với lễ tân để lễ tân thực hiện làm thủ tục check out cho khách.

1.3. Giải quyết những vấn đề phát sinh

Nhân viên dọn phòng khách sạn cũng thường xuyên gặp phải những tình huống “khác thường” từ những vị khách của họ. Khi đó, nhân viên dọn phòng khách sạn cần phải có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời.

Ví dụ như có những phòng khách treo biển “Xin đừng làm phiền” hay “Do not disturb” quá lâu vượt qua khung giờ của khách sạn thì cần phải báo cáo ngay với giám sát khách sạn để có hướng xử lí kịp thời.

Nếu gặp khách hàng bị đau ốm, thương tật trong khách sạn, nhân viên dọn phòng khách sạn cần kịp thời liên hệ nhân viên y tế để hỗ trợ.

Ngoài ra, nhân viên dọn phòng khách sạn cũng cần giúp đỡ khách hàng trong những tình huống như tìm chìa khóa, tìm đồ thất lạc,...

1.4. Nhận - trả đồ giặt là của khách

Nhân viên dọn phòng khách sạn thu đồ quần áo của khách theo khung giờ quy định, thực hiện giặt là quần áo sạch sẽ và trả đồ cho khách. Nhân viên dọn phòng khách sạn chuyển liên phiếu giặt là cho lễ tân khách sạn để tính thêm vào chi phí giặt khi khách thực hiện checkout.

1.5. Công việc khác

Nhân viên dọn phòng khách sạn thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của cấp trên, phối hợp với những bộ phận khác trong khách sạn để mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. 

Nhân viên dọn phòng khách sạn cần đề cao tinh thần cảnh giá để đảm bảo các vấn đề về an ninh, an toàn trong khách sạn. 

Ngoài ra, nhân viên dọn phòng cũng cần tham gia những khóa đào tạo, nghiệp vụ trong khách sạn để nâng cao trình độ và kỹ năng xử lí tình huống. 

Nếu thấy công việc phù hợp, thích được làm việc trong khách sạn thì hãy nộp CV khách sạn và tìm việc trên Vieclam123 nhé.

2. Một số lưu ý khi dọn phòng khách sạn

Quy trình dọn phòng khách sạn không hề đơn giản như bạn nghĩ. Với những khách sạn lớn, quy trình này được chú trọng hơn bao giờ hết vì việc dọn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng khi nghỉ ngơi ở khách sạn.

Nhân viên dọn phòng khách sạn

Một số lưu ý khi dọn phòng khách sạn

Dưới đây là những lưu ý khi dọn phòng khách sạn mà chỉ có nhân viên trong ngành mới biết được.

2.1. Dọn phòng trống sạch trong khách sạn

Phòng trống sạch là phòng khách chưa vào ở, nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên dọn phòng khách sạn đã hoàn toàn yên tâm về tình trạng và mức độ sạch sẽ của phòng. Ngay cả khi không có khách ở, nhân viên buồng phòng cũng cần thực hiện đủ các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng phòng để chắc chắn đây là phòng trống chứ không có bất kỳ vị khách nào ở bên trong.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết và mang dụng cụ vào phòng

Các dụng cụ vệ sinh bao gồm giỏ đựng hóa chất, dụng cụ vệ sinh, găng tay, khăn lau, hóa chất tẩy rửa, máy hút bụi

Bước 3: Kiểm tra chăn gối trên giường, ngăn kéo và thùng rác

Đảm bảo chăn gối được xếp đặt gọn gàng chứ không có nếp nhăn, vết bẩn. Ngăn kéo cần đầy đủ các dụng cụ cần thiết, không được thiếu sót hay để trống ngăn nào.

Thùng rác cần phải sạch sẽ, không có bất kì một tí rác bẩn nào để chứng tỏ căn phòng là hoàn toàn mới khi khách đến nhận phòng.

Bước 4: Lau bụi 

Dù không có người sử dụng những đồ vật để theo thời gian sẽ bị bụi bám bẩn, khi đó nhân viên dọn phòng khách sạn cần thực hiện lau dọn để bề mặt đồ dùng, thiết bị sáng bóng, sạch sẽ.

Bước 5: Bổ sung các thiết bị nếu cần

Nhân viên dọn phòng khách sạn cần kiểm tra các thiết bị đã được bố trí đầy đủ ở những vị trí cần thiết để sẵn sàng tiếp đón khách hàng hay chưa. 

Đồng thời, nhân viên dọn phòng khách sạn cần kiểm tra xem các thiết bị trong phòng như tivi, điều hòa không khí, máy hút ẩm, bảng điều chỉnh nhiệt độ, tivi, đài, có hoạt động tốt hay không. 

Bước 6: lau sàn phòng tắm, hút bụi phòng

Đảm bảo sàn trong phòng tắm trong tình trạng khô ráo, sạch sẽ. Dùng máy hút bụi để tiến hành hút bụi gầm giường, gầm bàn, gầm ghế, các ngóc ngách trong phòng.

Bước 7: Kiểm tra toàn bộ phòng để đảm bảo phòng ốc đã sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn của khách sạn, các đồ vật không có mùi lạ, được đặt đúng vị trí quy định.

Sau khi quy trình dọn phòng hoàn tất, nhân viên dọn phòng khách sạn điền vào tình trạng phòng là đã sạch để tránh những nhân viên khác thực hiện lại quy trình dọn phòng và để nhân viên lễ tân biết được phòng đã sẵn sàng tiếp đón khách. 

Nhân viên dọn phòng khách sạn

Dọn phòng trống sạch trong khách sạn

2.2. Dọn phòng khách đang ở

Không chỉ thực hiện dọn dẹp phòng ốc trước khi khách hàng đến hoặc sau khi khách hàng rời khỏi mà nhân viên dọn phòng khách sạn còn thực hiện dọn dẹp khách sạn trong thời gian khách đang lưu trú tại khách sạn, nhất là những khách có thời gian lưu trú dài.

Quy trình dọn phòng khách đang ở được thực hiện như sau:

Bước 1: Gõ cửa phòng khách

Khi gõ cửa phong, nhân viên dọn phòng khách sạn cần nhắc lại 2 lần thông báo mình là nhân viên dọn phòng. Nếu khách trả lời thì nhân viên dọn phòng cần xin lỗi khách và rời đi. Nếu khách không có trong phòng thì bạn mới được lấy chìa khóa để mở cửa phòng.

Tuyệt đối không được dọn dẹp phòng khi khách còn đang ở trong phòng.

Bước 2: Thực hiện dọn dẹp phòng

Nhân viên dọn phòng khách sạn bắt đầu đẩy xe đẩy vào phòng khách đang ở và thực hiện quy trình dọn dẹp. Mở cửa sổ, tắt các thiết bị không sử dụng trong phòng, nhặt hết rác bẩn và lau sàn nhà, hút bụi phòng, kiểm tra các thiết bị xem chúng có hoạt động bình thường hay không. 

Nếu ga trải giường bẩn, khăn tắm bẩn, cần được thay mới. Trong quá trình thay các thiết bị này, chú ý không làm thất lạc đồ của khách. 

Rửa ly, cốc, và xếp lại đúng vị trí, vệ sinh bồn rửa mặt, nhà tắm cho khách. 

Nhân viên dọn phòng khách sạn

Công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn

Bước 3: Bổ sung vật dụng vào phòng cho khách

Các đồ dùng, vật phẩm trong phòng nếu đã hao hụt như dụng cụ văn phòng phẩm, giấy ăn, ...thì cần bổ sung lại cho khách.

Bước 4: Kiểm tra toàn bộ phòng

Kiểm tra lại tất cả mọi thứ và chắc chắn rằng đã đúng quy chuẩn của khách sạn. Đảm bảo căn phòng thoáng mát, không có mùi lạ, không để lại vết bẩn hay bỏ quên dụng cụ vệ sinh trong phòng.

Trước khi rời đi cần kéo lại rèm và đóng cửa cho khách.

Buồng phòng được cập nhật ở trạng thái đã được dọn dẹp. 

3. Một số “nỗi khổ” của nhân viên dọn phòng khách sạn

Công việc dọn dẹp phòng khách sạn có những “nỗi khổ” mà chỉ người trong ngành mới có thể hiểu được.

3.1. Giờ làm việc phụ thuộc vào khách hàng

Nhân viên dọn phòng khách sạn cần phải dọn đủ số lượng phòng được chủ khách sạn hoặc người quản lý phân công. Trong trường hợp khách hàng rời đi muộn thì giờ dọn phòng cũng sẽ trễ hơn. Nếu phòng ốc quá bừa bộn, khách hàng xả rác bừa bãi, gây mất vệ sinh thì thời gian dọn dẹp sẽ lâu hơn.

3.2. Đối mặt với những định kiến

Nhân viên dọn phòng khách sạn phải đối mặt với những định kiến xã hội rằng đây là một công việc thấp kém. Điều này gây nên áp lực tâm lý lớn đối với những người làm việc trong nghề này.

3.3. Công việc vất vả

Đừng nghĩ công việc nhân viên dọn phòng khách sạn là công việc nhàn hạ. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải liên tục làm việc, lau dọn, phải đi lại, cúi, ngồi mà không có quá nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Công việc này có thể gây ra những chấn thương cho nhân viên dọn phòng khách sạn trong quá trình vận động.

Công việc nhân viên dọn phòng khách sạn cũng cần phải học hỏi và làm rất nhiều quy trình đúng chuẩn. Nó đòi hỏi người nhân viên phải tỉ mỉ, cẩn thận và trải qua quá trình đào tạo rất bài bản. 

Nhân viên dọn phòng khách sạn

Một số “nỗi khổ” của nhân viên dọn phòng khách sạn

Ngoài ra, do tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, hóa chất lau sàn độc hại mà sức khỏe của nhân viên dọn phòng khách sạn cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu chẳng may phòng khách sạn có khách bị mắc bệnh truyền nhiễm thì nhân viên dọn phòng khách sạn cũng rất dễ lây nhiễm bệnh.

3.4. Dễ vướng phải những hiểu lầm

Đây là trường hợp nhân viên dọn phòng khách sạn thường gặp phải khi khách hàng không may bị mất đồ, thất lạc đồ. Họ sẽ nghĩ ngay đến những người nhân viên dọn phòng mà nhân viên dọn phòng rất khó để giải thích và chứng minh. 

Họ có thể sẽ phải nghe những lời lẽ mắng chửi rất khó nghe từ khách hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên dọn phòng khách sạn còn có nguy cơ gặp phải những khách nam giở trò sàm sỡ.

Đó là những nỗi khổ thầm kín mà chỉ có những người làm việc trong ngành mới có thể hiểu được.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của nhân viên dọn phòng khách sạn một cách tường tận. Nếu bạn yêu thích công việc trong khách sạn thì có thể thử sức mình ở vị trí này. Đây cũng là vị trí khá thú vị và đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau mà không phải ai cũng có thể làm được.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.