close
cách
cách cách cách cách cách

Người quản lý giỏi và 5 phẩm chất người quản lý giỏi cần phải có

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một người quản lý tồi tệ có thể khiến quãng thời gian trải nghiệm công việc tuyệt vời của bạn trở nên khó khăn. Trong khi đó, người quản lý giỏi có thể biến một công việc có nhiều thử thách, gian nan trở nên thú vị, có thể chịu đựng được. Vậy làm thế nào để bạn có thể phân biệt được một người quản lý giỏi với một người quản lý tồi? Sau đây là năm đặc điểm chính giúp bạn làm được điều đó.

1. Tính linh hoạt là chìa khóa của vấn đề

Tính linh hoạt là chìa khóa của vấn đề

Các cuộc khảo sát nhân viên chung đều cho thấy hầu hết các ứng viên khắp nơi luôn nói rằng lịch trình linh hoạt là một trong ba điều họ cân nhắc hàng đầu khi lựa chọn công việc. Tuy nhiên, một lịch trình linh hoạt không phải là điều quan trọng duy nhất trong nhiệm vụ quản lý - việc. Đối xử với nhân viên như những cá thể đặc biệt, khác nhau cũng là việc không kém phần cần thiết. Điều này có nghĩa là những nhà quản lý phải linh hoạt với phản ứng của mình trong mọi tình huống khác nhau. Việc quản lý “theo pháp định” (công ty có một giải pháp chung cho tất cả nhân viên) sẽ không thể khiến công ty của bạn trở thành một nơi tuyệt vời để làm việc. Một người quản lý giỏi sẽ đối xử với nhân viên của họ như những con người thực sự. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ được đối xử bằng sự công bằng, linh hoạt và thấu hiểu.

2. Sự trung thực là điều cần thiết

Sự trung thực là điều cần thiết

Giả sử khi bạn tìm hiểu về một công việc và bản mô tả của công việc đó nói rằng công ty sẽ cung cấp những lịch trình làm việc linh hoạt cùng một môi trường làm việc cởi mở, nhân viên giúp đỡ lẫn nhau. Bạn sẽ cảm thấy thật hào hứng và muốn ứng tuyển cho vị trí nhờ những lời miêu tả như vậy. Tuy nhiên, khi được nhận vào làm việc, bạn lại phát hiện ra định nghĩa của sự linh hoạt ở đây có nghĩa là bạn chỉ được phép đến đúng giờ hoặc muộn hơn một đến hai phút so với giờ làm việc chính thức. Một môi trường cởi mở, năng động, mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau có nghĩa là mọi người phải luôn có mặt tại văn phòng để hỗ trợ nhau. Nếu rơi vào trường hợp như vậy, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bản thân bị lừa dối và bắt đầu trở nên chán ghét công việc, ngay cả khi công việc đó rất xuất sắc và mang lại mức lương hậu hĩnh.

Sự trung thực không có nghĩa là công ty phải phơi bày mọi thứ một cách trần trụi, rạch ròi nhất, nhưng một phần nhiệm vụ của nó là giải quyết được vấn đề khi chúng xảy ra. Hãy đưa ra cho nhân viên các ví dụ cụ thể về cách thức, thời gian và những điều họ có thể làm để cải thiện vấn đề. Điều này sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn để mặc vấn đề ở đó, không làm gì để sửa chữa nó cả.

Tất nhiên, không phải loại thông tin nào cũng có thể được chia sẻ cho nhân viên. Các nhà quản lý có trách nhiệm bảo mật những thông tin mật, quan trọng như công ty yêu cầu. Nhưng họ vẫn có thể hướng dẫn và gợi ý cách giải quyết công việc cho nhân viên của mình. Những người quản lý với đức tính trung thực sẽ không bao giờ tích trữ riêng thông tin cho bản thân mình.

3. Sự ân cần

Sự ân cần

Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên của mình. Nếu nhân viên của bạn mới có em bé, tốt nhất là bạn hãy thông cảm và tạo điều kiện cho nhân viên đó có nhiều thời gian thuận lợi, sự linh hoạt để gắn bó cũng như chăm sóc cho con và gia đình của họ hơn. Điều này cũng giúp nhân viên tôn trọng và yêu quý bạn hơn, từ đó gia tăng lòng trách nhiệm và sự cống hiến của nhân viên với công việc, công ty. 

Cho dù nhân viên có bất kỳ khiếm khuyết hay khuyết tật gì, hãy tôn trọng và đối xử hợp lý với họ như một cá nhân bình thường khi công ty đã quyết định thuê họ. Nếu một nhân viên của bạn bị bệnh lưng và cần một chiếc bàn đứng hay một chiếc ghế chuyên dụng, hãy cung cấp chúng (nhân viên có thể đã nói rõ tình trạng sức khỏe của mình trong lúc phỏng vấn hoặc không), cũng như quan tâm đến sức khỏe, tình trạng bệnh tật của nhân viên đó (đương nhiên là cả các nhân viên khác nữa). Hãy tạo ra một môi trường làm việc bao gồm sự thấu hiểu, văn minh và mang đầy tính nhân văn. 

Chú ý: Luật Lao Động tại Việt Nam quy định nhiều chính sách tối thiểu, cần tuân theo về việc nghỉ thai sản cho nhân viên nữ, phụ cấp thai sản cũng như các hỗ trợ cá nhân. Điều này có thể sẽ khác nhau với mỗi tổ chức và công ty nhưng về cơ bản, có những điều tối thiểu mà mỗi công ty cần tuân theo điều luật. Hơn nữa, những chính sách, trợ cấp lao động về người khuyết tật cũng nên được thực hiện một cách nghiêm túc bởi mỗi công ty. 

Những nhà quản lý giỏi sẽ luôn tìm cách để thể hiện lòng tốt của mình với nhân viên, làm cho họ cảm thấy được coi trọng và bản thân có giá trị, ngay cả khi điều luật không yêu cầu. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó, tin tưởng lẫn nhau giữa người quản lý và nhân viên. 

4. Sự công bằng, sòng phẳng

Sự công bằng, sòng phẳng

Luật Lao Động ở Việt Nam yêu cầu mỗi công ty phải trả một mức lương tối thiểu cho nhân viên, bất kể vị trí hay loại công việc nào. Tuy nhiên, khi nhân viên trong cùng một văn phòng không thể thoải mái nói chuyện với nhau về mức lương của họ, điều này nghĩa là có khả năng cao các nhà quản lý đang trả lương không công bằng cho mọi nhân viên trong phòng ban. Sẽ phù hợp nếu công ty có quy định về việc trả lương theo năng lực hay mức KPI, tuy nhiên, mỗi người vấn cần được trả mức lương tối thiểu của mình và mọi chuyện nên xử lý một cách công bằng. Việc trả lương cho một người dựa trên sự quen biết, yêu thích, giới tính hoặc các đặc điểm khác là điều không đúng, không hợp lý. Các nhà quản lý giỏi nên hiểu rằng việc trả lương một cách công bằng, minh bạch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tinh thần làm việc đồng đội, hình thành sự gắn kết tại công ty. Nhân viên nên cảm thấy ổn và được phép bàn luận về tiền lương của mình, cho dù chúng không bằng nhau nhưng đủ khiến họ thấy phục và muốn phấn đấu hơn nữa để đạt được mức lương như vậy. Đây cũng là một cách giúp các nhà quản lý có thể thúc đẩy tinh thần làm việc, sự cống hiến của nhân viên.

Chú ý: Sự trả lương công bằng không chỉ bao gồm việc đưa ra mức lương phù hợp, tương ứng cho các nhân viên làm ở những vị trí khác nhau. Nó còn có nhiệm vụ khác là phải đảm bảo các mức lương này phù hợp với mặt bằng chung của mức lương được áp dụng trên thị trường hiện tại. 

Các cuộc nghiên cứu đều cho thấy hầu hết mọi nhân viên sẽ có xu hướng đổi công việc mới với mức lương cao và thích hợp hơn, cho dù họ có thật sự thích công việc đó hay không. Những công ty từ chối việc tăng lương tương xứng với những gì nhân viên đã cống hiến cho, sẽ đánh mất những nhân viên có năng lực vào tay đối thử hoặc các công ty khác. Và người giám sát công việc, năng suất của nhân viên - nhà quản lý - sẽ là người hiểu rõ mức độ đóng góp cũng như khả năng của nhân viên nhất. Họ cần để ý, duy trì mức lương của nhân viên sao cho phù hợp, tương xứng với năng lực cũng như tỷ giá thị trường.  

5. Quản lý nhóm thành công với tư duy của một nhà lãnh đạo

Quản lý nhóm thành công với tư duy của một nhà lãnh đạo

Tiêu chuẩn để đánh giá một người quản lý giỏi không chỉ nằm ở thành công của riêng người đó, mà còn ở cả thành công của các nhóm người đó dẫn dắt, thành công của những người cấp dưới, xung quanh họ. Và yếu tố quan trọng giúp một người trở thành nhà quản lý tài ba (đặc biệt là những người mới trở thành quản lý hay đang có mục tiêu phấn đấu trở thành một) là họ phải phát triển một lối tư duy của nhà lãnh đạo. 

Chú ý: Người lãnh đạo sẽ phải nhìn nhận, tiếp thu, phân tích các tình huống, vấn đề dưới nhiều góc độ và một cách toàn diện so với những người khác. Họ sẽ là đầu tàu dẫn dắt, gắn kết các mối nối, xem xét tổng thể toàn vấn đề, nhìn thấy được bức tranh xa hơn, từ đó liên kết mọi cá thể nhân viên và hoàn thành được nhiệm vụ với phương pháp hiệu quả, năng xuất nhất. Bạn đừng hy vọng và mong đợi rằng bản thân sẽ là người quản lý hoàn hảo ngay từ đầu, khi mới chuyển từ cấp nhân viên lên làm quản lý. Việc tồn tại các lỗ hổng trong phong cách quản lý là điều chắc chắn khi bạn chưa bao giờ có kinh nghiệm thực tiễn trong việc thật sự giải quyết bất kỳ vấn đề nào với tư cách là người quản lý. Những nhà quản lý giỏi sẽ là người phấn đấu không ngừng để lấp đầy các lỗ hổng này và chịu khó thường xuyên thay đổi góc nhìn của bản thân dưới tư cách là nhà lãnh đạo. 

Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ muốn nhân viên của họ được trải nghiệm và hưởng thụ sự gắn bó tại nơi làm việc cũng như cảm giác được tôn trọng. Đây không phải là chuyện đúng hay sai khi giải quyết vấn đề mà nó là tầm quan trọng của việc xây dựng được một môi trường làm việc lành mạnh - nơi mà mọi người đều có thể cùng nhau thành công. 

Ví dụ, một người quản lý có thể sử dụng phương pháp ra lệnh và la hét với nhân viên khi làm việc với họ. Cách này sẽ có tác dụng cho đến khi nó không thể nữa, hoặc thậm chí là mang lại tác dụng trái ngược, tệ hơn rất nhiều so với mong đợi. Một số nhà quản lý cho biết rằng họ nhận ra sự thay đổi tích cực khi chuyển từ hệ quản lý “theo pháp định” sang hệ quản lý theo phong cách của nhà lãnh đạo. Trong nhiều trường hợp, hãy thử nhìn nhận sự việc dưới góc độ của một người nhân viên, bạn sẽ hiểu lý do tại sao nhân viên đó mắc lỗi như vậy. Từ đó, bạn sẽ tìm ra được phương pháp giải quyết tận gốc cũng như phòng ngừa vấn đề xảy ra một lần nữa. Hãy suy nghĩ tổng quát vấn đề bằng ánh mắt của nhà lãnh đạo - thứ sẽ giúp bạn trở thành một người quản lý giỏi.  

6. Tổng kết

Cuộc sống này tồn tại hàng triệu cách có thể giúp bạn trở thành một nhà quản lý giỏi. Nhưng thực tế thì không có một quy chuẩn, khuôn mẫu nghiêm ngặt nào bắt buộc mọi nhà quản lý giỏi phải tuân theo mọi lúc, mọi nơi để có thể đạt được thành công. Sau tất cả, những yếu tố trên là các điều kiện cơ bản giúp nhà quản lý hướng dẫn, dẫn dắt nhân viên của họ đến với thành công. Mà sự thành công của nhân viên sẽ phần nào đóng góp cho sự phát triển của công ty - đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhất của hầu hết mọi nhà quản lý.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.