Đa phần mọi người đều thích ngủ nướng vào những ngày cuối tuần để tự thưởng cho bản thân sau một tuần làm việc và học tập vất vả. Thực tế, ngủ nướng không thể bù đắp lại những tác hại do thiếu ngủ mà chỉ càng tạo những tác hại không tốt với sức khỏe.
MỤC LỤC
Có lẽ đây là khái niệm chẳng còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ. Ngủ nướng là ngủ dậy muộn, cố ngủ thêm thời gian so với giờ giấc quy định. Ngủ nướng là ngôn ngữ được mọi người thường dùng để chỉ việc ngủ dậy muộn vào ngày cuối tuần hay những ngày mưa rét, rảnh rỗi, lười dậy sớm.
Những người thích ngủ nướng, ngủ nhiều là dấu hiệu của hiện tượng rối loạn giấc ngủ, cần phải điều trị. Nó sẽ gây cho ta cảm giác buồn ngủ suốt cả ngày, hơn thế cảm giác này vẫn còn ngay cả khi ngủ dậy. Ngoài ra có một số chứng minh rằng hội chứng ngưng thở vài giây khi ngủ cũng dẫn tới tăng nhu cầu ngủ nướng của bạn vì nó phát vỡ đi chu kỳ ngủ hàng ngày của bạn.
Đương nhiên không phải ai ngủ nhiều hay thích ngủ nướng thường xuyên cũng có bệnh liên quan đến giấc ngủ. Có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, uống thuốc theo đơn của bác sĩ hay người bị trầm cảm. Những người này thương bị mất ngủ rất nhiều dẫn đến thèm ngủ vào buổi sáng, tranh thủ ngủ nướng thêm vài giờ trên giường.
Bạn thường hay có thói quen ngủ nướng vào cuối tuần để bù đắp lại những ngày làm việc và học tập quá mệt mỏi vừa qua? Tuy nhiên, việc ngủ nướng lại chẳng đem lại hiệu quả như bạn mong muốn mà còn gây ra những tác hại không hề tốt đến sức khỏe.
Việc cố nằm trên giường ngủ thêm vào mỗi sáng khiến cho cơ bắp của bạn không được thư giãn, gây cản trở lưu thông máu sẽ dẫn đến tình trạng chân tay nhức mỏi, cơ thể uể oải và khó chịu… “Nướng” thêm vài giờ chỉ khiến bạn thêm váng đầu, mệt mỏi, càng có cảm giác buồn ngủ và muốn ngủ thêm nữa. Vậy nên thay về ngủ nướng, bạn nên dậy sớm một chút và vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng cải thiện đến sức khỏe của bản thân.
Những ngày trong tuần, cơ thể của bạn đã quen dần với nhịp sinh hoạt và tạo ra đồng hồ sinh học ổn định. Cho nên việc bạn ngủ quá nhiều vào cuối tuần có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đảo lộn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến những ngày sau đó. Điều này rất dễ thấy hàng tuần, chỉ cần cuối tuần bạn tự thưởng cho bản thân ngủ nướng cả một ngày dài là y như rằng đến đầu tuần đi làm bạn thấy ngại dậy ngay, hay nhiều khi quên mất phải dậy sớm.
Hơn thế nữa, bạn sẽ hay gặp phải triệu chứng đau đầu sau khi ngủ nướng vào cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ. Các nhà nghiên cứu tin rằng, việc ngủ nhiều sẽ tác động đến các dây dẫn truyền thần kinh và serotonin – chất giữ thăng bằng và thư giãn cho đầu óc. Do vậy khi bạn ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp sinh học làm bạn đau đầu vào mỗi sáng thức dậy.
Thường giấc ngủ nướng sẽ kéo dài đến 10 giờ sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bỏ qua bữa sáng. Việc này lâu dần dẫn đến tác hại cho cơ thể như chán ăn, đau bụng, thiếu năng lượng... Vì sau một đêm dài ngủ dậy, bụng bạn đã tiêu hóa hết thức ăn và cần được nạp thêm vào. Lúc này nếu như bạn bỏ bữa, quá trình tiết dịch vị và co bóp trong dạ dày diễn ra khi không có thức ăn sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Qua các nghiên cứu của các chuyên gia thì ngủ quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khẳng định rằng người ngủ quá 8 tiếng/ngày càng tăng khả năng mắc bệnh này. Chính vì ngủ quá nhiều, lười vận động dễ gặp tình trạng thừa cân, béo phì nên dễ bị bệnh tiểu đường tấn công.
Nhiều người cho rằng đây là điều vô lý vì ngủ nướng thôi làm sao mà dẫn đến trầm cảm được. Thực tế đa phần những người mất ngủ mới dẫn tới trầm cảm, nhưng hơn 15% những người ngủ qua nhiều cũng bị trầm cảm. Ngủ nướng nhiều càng làm bệnh trầm cảm thêm nghiêm trọng hơn.
Thói quen ngủ nướng này còn làm tăng tốc độ lão hóa của bộ não sớm. Bởi khi trong giấc ngủ, não không được cung cấp đủ oxy nên bị thiếu hụt tạm thời chất dinh dưỡng cần thiết, mất đi khả năng cân bằng các hormone. Đặc biệt nếu như duy trì thói quen nguy hiểm này, hoạt động nào bộ bị đình trệ, giảm khả năng tập trung cũng như nguy cơ suy giảm trí nhớ. Tình trạng này cũng là nguyên nhân khiến bạn khó tập trung khi học hành và làm việc hàng ngày
Trong thời gian bạn ngủ, nhịp tim, sự co bóp các cơ tim sẽ giảm xuống. Bạn ngủ qua nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, gây ra các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, xơ vữa động mạnh,…
Vào mỗi buổi sáng, phòng ngủ thường sẽ khá ô nhiễm, nơi chứa nhiều vi khuẩn tiềm ẩn, khí CO2, không khí ngột ngạt. Chính vì vậy, thời gian bạn nằm ngủ nướng trên giường mỗi sáng rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như cảm cúm, ho, viêm họng…
Ngủ nướng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe như đã kể trên mà nguy hiểm hơn là gia tăng nguy cơ đột quỵ. Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì những người ngủ quá 9 tiếng/ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người có thói quen ngủ lành mạnh 7 – 8 tiếng/ngày.
- Có một cách rất hay để bạn “ăn gian” việc ngủ nướng mà không làm rối loạn trí não là hãy thử thức dậy đúng giờ như thường, ra ngoài ăn sáng sau đó trở lại vào giường ngủ. Nếu bạn làm vậy, cơ thể sẽ tưởng rằng bạn vừa trải qua giấc ngủ ngắn chứ không phải giấc ngủ ban đêm đang được tiếp tục.
- Chỉ nên dành thêm 1 tiếng ngủ nướng so với bình thường. Vì khoảng thời gian ngắn sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Đồng thời giúp bạn làm quen dần với việc hạn chế ngủ nướng.
- Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi không phải do ngủ nướng mà là gặp một vấn đề khác từ cơ thể khiến bạn mệt mỏi thì nên gặp bác sĩ để tìm ra vấn đề.
- Trên hết, để duy trì nhịp sinh học bạn nên giữ thói quen ngủ đủ là cách tốt nhất để bảo đảm sức khỏe. Lâu dài, bạn sẽ thoát khỏi cảm giác mệt mỏi, đau đầu khi thức dậy mỗi sáng bằng cách thực hiện đúng lịch ngủ của mình. Nên cố gắng dậy tập thể dục vào sáng sớm để cải thiện sức khỏe.
- Trước khi ngủ mỗi tối, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Lựa chọn cho mình một công việc thư giãn nhất để thực hiện. Còn nếu như bạn đã vừa trải qua một ngày mệt mỏi rồi thì tốt nhất là nên ngủ sớm hơn nhé!
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
Chia sẻ