Nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên, theo đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông đường bộ, trong đó có cầu đường là vô cùng cần thiết. Ngành xây dựng cầu đường nói riêng và ngành xây dựng nói chung đang thiếu hụt lao động, do đó sau khi ra trường, các bạn hoàn toàn có thể tìm việc dễ dàng. Vậy ngành xây dựng cầu đường ra làm gì và lương có cao không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về ngành xây dựng cầu đường nhé!
MỤC LỤC
Ngành xây dựng cầu đường (tiếng Anh là Bridge construction) là một trong những ngành trong lĩnh vực xây dựng, thuộc kỹ sư xây dựng cơ bản và chiếm một phần tương đối. Kỹ sư cầu đường có nhiệm vụ chính là xây dựng và tạo ra những hạ tầng giao thông đường bộ trên cả nước hoặc thế giới.
Vậy bạn đã biết ngành xây dựng cầu đường sau khi ra trường làm những việc gì hay chưa?
Khi hoàn thành xong ngành xây dựng cầu đường ở bậc Đại học, khi ra trường, các bạn có thể làm việc ở những vị trí phù hợp với kỹ năng chuyên môn và khả năng công việc của bản thân mình.
Dưới đây là những vị trí mà sau khi tốt nghiệp ngành cầu đường, bạn có thể làm.
Sau khi học xong ngành xây dựng cầu đường, bạn có thể thử sức với vị trí kỹ sư tư vấn thiết kế cầu đường và làm những công việc như: Lập dự án nghiên cứu và tính toán tính khả thi của địa chất, công trình, khảo sát địa hình xây dựng và lập bản vẽ chi tiết.
Trước khi công trình được thi công cần tham khảo và quan sát địa hình trên thực tế, đảm bảo công trình có thể xây dựng hoàn hảo và kỹ sư tư vấn thiết kế sẽ là người làm những công việc này.
Kỹ sư giám sát cầu đường hay kỹ sư giám sát thi công cầu đường sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình xây dựng, đảm bảo chúng được thực hiện đúng trình tự, xây dựng đúng tiến độ thi công, quan sát và quản lý các vấn đề trong công trường xây dựng, đảm bảo xây dựng đúng quy chuẩn chất lượng, kiểm tra mức độ an toàn của các công trình xây dựng…
Nếu phát hiện sai sót trong quá trình thi công, kỹ sư giám sát cầu đường sẽ kịp thời hướng dẫn, sửa chữa các công trình đó, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, các công nhân xây dựng sẽ chịu sự quản lý của kỹ sư giám sát cầu đường và họ cần luôn theo sát chất lượng của một công trình xây dựng. Cụ thể hơn, kỹ sư giám sát cầu đường sẽ thực hiện những công việc dưới đây:
- Theo dõi và quan sát công trình xây dựng có tiến độ hoạt động thế nào, dựa vào khối lượng công việc thực hiện kiểm tra định kỳ về chất lượng thi công công trình xây dựng, dựa theo sổ nhật ký công việc để theo dõi và quản lý đội thi công, thực hiện lập hồ sơ để quản lý dễ hơn. Đây cũng là người chịu trách nhiệm phát hiện những sai sót khi thi công hay hồ sơ thi công.
- Nghiệm thu thi công có đảm bảo chất lượng hay không: Kỹ sư giám sát cầu đường là người xác nhận đảm bảo các công trình đều thực hiện đúng theo tiêu chuẩn thiết kế đưa ra và đảm bảo giống trong hợp đồng về chất lượng. Những công trình xây dựng không đạt yêu cầu thì từ chối và thực hiện nghiệm thu với những công trình đạt chuẩn, đồng thời lập bảng nghiệm thu các công việc theo quy định.
Bên cạnh đó, kỹ sư giám sát còn là người thực hiện xác nhận công trình xây dựng đã hoàn thành đúng với quy chuẩn chất lượng và bản thiết kế, thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà thầu và khi xây dựng gặp những bất hợp lý thì thực hiện đề xuất với chủ đầu tư.
Với những công việc đặc thù kể trên, để làm việc trong ngành xây dựng cầu đường, ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn là không thể thiếu.
Đầu tiên, bạn cần là người ham học hỏi, tỉ mỉ, cẩn thận, có khả năng tính toán, đo đạc, tư duy sáng tạo, quản lý dự án, thiết kế hạng mục hay đọc bản vẽ và có thể chịu được áp lực trong công việc. Những kỹ sư xây dựng cầu đường hay kỹ sư giám sát giỏi cần phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, am hiểu các quy định lao động, nắm được kiến thức tổng quát về pháp luật, xã hội…
Và tất nhiên, kỹ năng mềm là không thể thiếu nên đây chính là yếu tố mà ứng viên ngành xây dựng cầu đường cần phải có. Các ngành nghề khác nói chung hay ngành xây dựng cầu đường nói riêng cần phải có những kỹ năng như sau thì mới có thể thành công: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng chịu áp lực công việc, quản lý thời gian hiệu quả…
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi ứng viên cần phải có để có thể thuyết phục nhà đầu tư xây dựng tin tưởng và lựa chọn dự án, bản thiết kế của bạn. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cầu đường cần phải làm việc nhóm khá nhiều, làm việc với các công nhân xây dựng hoặc những bộ phận khác để công việc có thể đẩy nhanh tiến độ, mang lại hiệu quả cao…
Ngoài chuyên môn, sức khỏe cũng là một điều quan trọng với ngành cầu đường vì nghề này có đặc thù là cần “phơi nắng, dầm mưa”, môi trường khắc nghiệt, đi công tác thường xuyên, công trường bụi bặm, nguy hiểm, vì vậy sức khỏe tốt đặc biệt đáng quý trong công việc.
Khi hoàn thành những chương trình học tập trên giảng đường, ứng viên ngành xây dựng cầu được có thể làm việc ở những cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ, Ngành, Tổng cục hay Vụ…) hoặc làm việc trong lĩnh vực xây dựng cầu đường ở các công ty trong nước, nước ngoài hay làm việc trong những ban quản lý thuộc về các dự án xây dựng ở địa phương hay trung ương…
Ngoài ra, nếu bạn có năng khiếu giảng dạy, truyền đạt kiến thức thì có thể làm việc tại các trường Đại học có ngành xây dựng, hoặc nghiên cứu tại những viện nghiên cứu về xây dựng.
Trong ngành xây dựng cầu đường, kỹ sư cầu đường là vị trí chủ yếu trong ngành này nên chúng ta cùng tìm hiểu về lương của kỹ sư cầu đường nhé!
Với các đối tượng vừa mới ra trường đang hành nghề hay những người chưa có kinh nghiệm, lương trung bình sẽ dao động từ khoảng 5 tới 8 triệu/ tháng cho vị trí kỹ sư cầu đường.
Với những người đã có kinh nghiệm chuyên môn, lương trung bình sẽ từ 7 tới 15 triệu/ tháng và nhìn chung, mức lương của kỹ sư xây dựng cầu đường dựa vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, công ty.
Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ, bạn sẽ tiếp cận được nhiều cơ hội làm việc hơn, có mức thu nhập cao hơn và có thể làm việc tại các công ty nước ngoài.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Ngành xây dựng cầu đường ra làm gì?” và một số thông tin khác xoay quanh vị trí này. Xây dựng cầu đường là ngành có triển vọng cao và cơ hội việc làm lớn, nguồn nhân lực luôn bị thiếu hụt. Do đó, bạn có thể thử sức với lĩnh vực này nếu cảm thấy yêu thích và đam mê. Hãy cố gắng học tập và rèn luyện, trau dồi kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư xây dựng cầu đường giỏi nhé!
Trong ngành xây dựng, kỹ sư giám sát hiện trường là một công việc quan trọng và đòi hỏi những chuyên môn nhất định. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về vị trí kỹ sư giám sát hiện trường!
MỤC LỤC
Chia sẻ