Đối với những bạn có niềm đam mê với văn học và yêu nghệ thuật, ngành văn học sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Đây cũng trở thành ngành được các bạn yêu văn chương, thơ ca theo đuổi ngày một nhiều. Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành văn học vô cùng rộng mở, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Vậy ngành văn học ra làm gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về ngành văn học trong bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Ngành văn học tiếng Anh là Literature, là ngành học chuyên đào tạo những kiến thức phổ biến về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử dân tộc, kiến thức nền tảng lý luận văn học và những kiến thức về ngành văn học nước nhà cũng như văn học nổi tiếng trên toàn thế giới.
Ngoài kiến thức, sinh viên ngành văn học cũng sẽ được rèn luyện những phương pháp luận, kỹ năng tư duy để có thể nghiên cứu văn học, nâng cao khả năng sáng tác văn học, nâng cao khả năng cảm thụ văn học và rèn luyện phương pháp giảng dạy.
Khi đến với ngành văn học, bạn sẽ trở thành một người có trách nhiệm có, có phẩm chất đạo đức tốt, thấm nhuần niềm tự hào dân tộc, biết phát huy và trân trọng giá trị nhân văn của dân tộc, nhằm mục đích xây dựng một đời sống lành mạnh trong văn học.
Trước khi biết được ngành văn học ra làm gì, bạn cần phải biết được những yêu cầu để học ngành văn học là gì.
Nếu muốn theo học ngành văn học, bạn cần có những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng viết văn tốt, biết cách cảm thụ văn học: Để học ngành văn học, kỹ năng quan trọng nhất và không thể thiếu trong ngành này chính là kỹ năng cảm thụ văn học tốt và khả năng viết tốt. Bởi khi vào học, sinh viên sẽ được tiếp xúc với nền văn học nước nhà, văn họ phương Tây, các tác phẩm văn học nổi tiếng, xuất bản, nghiệp vụ biên tập…
- Kỹ năng xử lý và thu thập thông tin: Để có thể biên soạn ra một tác phẩm văn học hay theo nghề viết, bạn cần có kỹ năng xử lý và thu thập thông tin, đảm bảo lời văn dễ hiểu, trau chuốt, mượt mà.
- Có kiến thức sâu rộng về xã hội, văn hóa và lịch sử: Khi học ngành văn học, bạn sẽ được học các môn liên quan tới văn hóa, văn học và lịch sử Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Do đó, để có thể nắm bắt các nội dung nhanh chóng, bạn cần có kiến thức sâu rộng về xã hội, văn hóa và lịch sử.
Những người học văn thường là người có tâm hồn thơ mộng, nhẹ ngành và thích ổn định, do đó làm nghiên cứu văn học hoặc giáo viên, giảng viên dạy văn là một công việc phù hợp. Bạn có thể làm giáo viên Ngữ văn tại trường THCS, THPT hoặc làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu, trở thành giảng viên tại Trung cấp nghề, trường Cao đẳng, Đại học có ngành văn học.
Bạn cũng có thể làm việc tại các trung tâm dạy văn hoặc tự mình mở lớp ôn luyện văn học, cung cấp cho các em học sinh kiến thức ổ ích về nghề văn. Ngành nhà giáo là một trong những ngành cao quý nhất, do đó nếu bạn có kỹ năng giảng dạy và niềm yêu văn chương thì có thể thử sức với công việc này.
Đã vào ngành văn học, đồng nghĩa với bạn có khả năng viết, do đó bạn có thể thử sức với nghề Copywriter. Công việc chủ yếu của bạn là sáng tạo nội dung giống như một nhà văn, quảng cáo các sản phẩm cho công ty, đối tác, khách hàng qua nhiều phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội hoặc quảng cáo trên truyền hình, catalog, email, tờ rơi, bưu thiếp, mẩu tin bán hàng, thông cáo báo chí, đài phát thanh…
Nếu bạn là người yêu văn chương và có thế mạnh về viết lách, bạn thích viết những bài văn thu hút người đọc và chạm đến cảm xúc của họ thì nhà văn cũng là một lựa chọn phù hợp. Nhu cầu đọc sách, báo giấy hoặc online ngày càng gia tăng, vì vậy bạn có thể phát triển nghề nghiệp của mình bằng cách viết truyện, sách… bằng ngôn từ của mình.
Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc ngành văn học ra làm gì thì có thể làm nhà văn. Tuy vậy, bạn cần có cách cảm thụ văn học, biết cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, cùng với nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác, có khả năng truyền tải văn chương và giúp người học cảm nhận được những nội dung mà bạn viết.
Không giống như nhà văn, sử dụng cảm xúc của bản thân để tạo ra các tác phẩm văn học thì người làm biên tập nội dung cần phải nhìn nhận các vấn đề trong thực tế một cách sâu sắc, sử dụng ngôn từ dễ hiểu, thông minh để cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích.
Hiện tại, biên tập viên hay nhân viên content là một vị trí có cơ hội việc làm vô cùng lớn, không quá chú trọng về tính chất thi ca mà thiên về nội dung dễ hiểu liên quan tới lĩnh vực làm việc.
Hầu hết các nhân viên biên tập đều được đào tạo để sáng tạo nên những bài viết hấp dẫn, thu hút người đọc. Bạn có thể làm việc cho một công ty, doanh nghiệp có vị trí này hoặc làm cộng tác viên cho đài truyền hình, cho một tòa soạn hay một tờ báo… Mức lương mà bạn nhận được cho vị trí biên tập viên vô cùng hấp dẫn đấy nhé!
Hiệu đính sách có thể là thuật ngữ xa lạ với nhiều người, tuy nhiên nếu bạn theo học ngành văn học thì sẽ cảm thấy quen thuộc với khái niệm này. Nhiều người theo học ngành văn học khi định hướng được ngành văn học ra trường làm gì, thường lựa chọn công việc này để theo đuổi.
Khi làm hiệu đính sách, bạn sẽ phải kiểm tra các lỗi câu từ, chính tả của các thông tin trên sách, báo, trang mạng hay một tác phẩm văn chương nào đó… Để làm được công việc này, bạn cần có sự hiểu biết rộng, cũng như hiểu biết sâu rộng về cách dùng từ, đặt câu,...
Vị trí văn thư tại các bảo tàng, thư viện cũng là một công việc mà bạn có thể hướng tới, đây là công việc liên quan tới sổ sách khá nhiều. Tuy nhiên, công việc tại văn thư không phải chịu áp lực và khá nhẹ ngành, phù hợp với các bạn nữ thích ổn định, làm việc trong văn phòng và yêu cầu công việc không cao.
Bù lại, bởi vì là công việc dễ dàng nên mức lương khá thấp, chỉ thuộc vào mức trung bình. Nếu bạn thích sự ổn định thì có thể thử sức với công việc này.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được ngành văn học ra làm gì và những cơ hội việc làm ngành này. Ngành văn học là một ngành có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở, ngoài các vị trí kể trên, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí khác như phóng viên, biên tập viên tại tòa soạn, xuất bản, truyền thông, ngoại giao, quản lý văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà nước… Tùy theo niềm đam mê và sở thích của mình, bạn có thể lựa chọn ngành phù hợp và theo đuổi ngay từ bây giờ nhé!
Chiến lược quốc tế là một trong các chiến lược kinh doanh mang tầm cỡ quốc tế. Để hiểu rõ chiến lược quốc tế là gì và ưu nhược điểm của chiến lược này, hãy truy cập bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ