close
cách
cách cách cách cách cách

Chiến lược quốc tế là gì? Tìm hiểu thông tin về chiến lược quốc tế

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nền kinh tế nước nhà ngày càng hội nhập và phát triển hơn, trong đó 4 chiến lược kinh doanh cơ bản thường được sử dụng là chiến lược quốc tế, chiến lược toàn cầu, chiến lược xuyên quốc gia và chiến lược đa quốc gia. Mỗi loại hình sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng và được áp dụng trong từng trường hợp. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về chiến lược quốc tế là gì và một số thông tin về loại hình kinh doanh quốc tế này nhé!

1. Chiến lược quốc tế là gì? Đối tượng áp dụng là ai?

1.1. Chiến lược quốc tế là gì?

Chiến lược quốc tế trong tiếng Anh là International Strategy, thuộc một trong 4 chiến lược kinh doanh quốc tế, được thực hiện khi doanh nghiệp phát triển chiến lược kinh doanh ở thị trường trong nước và nước ngoài, bằng cách giao dịch sản phẩm, dịch vụ và kỹ năng cho mang lại giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà những công ty bản xứ còn thiếu sản phẩm, dịch vụ hay kỹ năng này này. Công ty mẹ ở trong nước sẽ là nơi nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, sau đó các sản phẩm mới được phân phối sang bộ phận hay xưởng ở nước ngoài.

Tìm hiểu chiến lược quốc tế là gì
Tìm hiểu chiến lược quốc tế là gì

Giống như các sản phẩm ở thị trường trong nước, cách thức tiếp thị sản phẩm ở nước ngoài cũng tương tự, trong việc cung cấp chiến lược Marketing hay sản phẩm, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ sự khác biệt hóa địa phương. Các công ty con sẽ được công ty mẹ kiểm soát chặt chẽ khi tiếp thị hay hoạt động sản xuất.

Các sản phẩm sẽ được tiêu thụ, sản xuất và phát triển trong thị trường nội địa trước, sau đó mới đem ra nước ngoài hoặc việc tiêu thụ, sản xuất sản phẩm sẽ do các công ty con thực hiện ở bên nước ngoài.

1.2. Doanh nghiệp nào nên áp dụng chiến lược quốc tế?

1.2.1. Doanh nghiệp phù hợp

Những doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược quốc tế là doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm không có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh, đây cần là những sản phẩm có nhu cầu phổ biến, áp lực thích ứng với địa phương và áp lực giảm chi phí cần phải nhỏ.

Chẳng hạn: Phần mềm Microsoft hoặc những năm 1960, Xerox cho ra đời máy photocopy.

Doanh nghiệp phù hợp với chiến lược quốc tế
Doanh nghiệp phù hợp với chiến lược quốc tế

1.2.2. Doanh nghiệp không phù hợp

Những doanh nghiệp này có thể gặp phải sự thua thiệt nếu theo đuổi chiến lược khi áp lực thích ứng cao cũng như phản ứng sức ép từ địa phương cao, và nếu so sánh với những công ty đặt trọng tâm vào thực hiện chiến lược tiếp thị và thích nghi hóa với điều kiện chiến lược địa phương, thì các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này sẽ khó phát triển hơn.

Vì các hoạt động đều phải thực hiện ở nước ngoài, cho nên các doanh nghiệp đi theo con đường chiến lược quốc tế đều đối mặt với những chi phí cao, do đó nếu ngành sản xuất của doanh nghiệp có áp lực về chi phí thì không nên thực hiện.

2. Chiến lược quốc tế có những ưu, nhược điểm gì?

Khi đã hiểu rõ chiến lược quốc tế là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của chiến lược kinh doanh này nhé!

2.1. Về ưu điểm

Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược quốc tế tức là đã chuyển giao những điểm mạnh của mình ra thị trường ngoài nước, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thành lập hình thức quảng cáo, xưởng sản xuất, thông điệp sản phẩm ở nước ngoài giống với mô hình Marketing, sản xuất ở trong nước. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường nhờ ưu thế về kỹ năng, sản phẩm và kinh nghiệm sản xuất trước đó.

Ưu điểm của chiến lược quốc tế
Ưu điểm của chiến lược quốc tế

2.2. Về nhược điểm

Bởi vì các công ty con, công ty mẹ và các chi nhánh đều có cùng cách thức tiếp thị và sử dụng cùng một mô hình sản phẩm giống nhau, do đó các sản phẩm trong công ty chưa thể đáp ứng được yêu cầu riêng biệt trong từng khu vực, mà chỉ có thể đáp ứng được những yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, công ty thiếu sự đáp ứng từ địa phương bởi vì những sản phẩm đều được sản xuất tại nước ngoài thay vì đưa từ nước mình sang tiêu thụ.

Công ty không thể tiết kiệm chi phí và không thể tận dụng các kinh nghiệm của nhân công vì các xưởng sản xuất đều được công ty thành lập ở ngoài nước. Do đó, công ty có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình nếu áp dụng chiến lược quốc tế tại các thị trường gặp phải áp lực yêu cầu tại địa phương.

Công ty có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình
Công ty có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình

Vì vậy, theo những yêu cầu riêng biệt của từng địa phương, các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ tập trung thực hiện phân phối, chiến lược Marketing, chiêu thị và tập trung vào yêu cầu khác biệt tại từng địa phương.

3. Làm thế nào để áp dụng chiến lược quốc tế?

Sau khi đã biết được khái niệm chiến lược quốc tế là gì và ưu, nhược điểm của loại hình kinh doanh này, chúng ta có thể biết được những điều kiện cần để cho công ty, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược này, gồm có:

Đầu tiên, để có thể xây dựng lại toàn bộ hệ thống phân phối và hệ thống sản xuất ở thị trường nước ngoài thì công ty cần vững mạnh về tiềm lực tài chính. Bên cạnh đó, khi đối thủ cạnh tranh có những hành động khiến công ty bị ảnh hưởng như khuyến mại, giảm giá… thì có tiềm lực tài chính cũng giúp công ty có thể đối phó với các đối thủ và có thể tồn tại.

Cần phải vững mạnh về tiềm lực tài chính
Cần phải vững mạnh về tiềm lực tài chính

Thứ hai, công ty cần đảm bảo có thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, kỹ năng, điều mà những đối thủ tại địa phương đó khó có thể thực hiện và đáp ứng. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được thì công ty cần phải sản xuất ra những sản phẩm có ưu thế hơn hẳn đối thủ thay vì cung cấp các sản phẩm tương tự nhau.

Thứ ba, công ty cần phải có sức ép giảm giá thấp khi hoạt động trong lĩnh vực. Ngay từ ban đầu, chi phí đầu tư hầu cho các trang thiết bị sản xuất và nguyên vật liệu đã cố định nên chi phí sản xuất sản phẩm cũng được niêm yết theo nên khó giảm giá thành, vì vậy chiến lược quốc tế đòi hỏi cần có chi phí cao. Vậy nên khi thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì khi công ty không thể đáp ứng sẽ trở nên “ế ẩm” và bị thị trường nội địa đào thải.

Thứ tư, cần đảm bảo địa phương có sức ép yêu cầu thấp, chiến lược không thể đáp ứng được tất cả yêu cầu của từng địa phương một, vì sản phẩm chỉ đáp ứng được yêu cầu tương tự của đối tượng ở các khu vực khác nhau, do hoạt động chiêu thị và sản phẩm ở thị trường đều như nhau.

Cần đảm bảo địa phương có sức ép yêu cầu thấp
Cần đảm bảo địa phương có sức ép yêu cầu thấp

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chiến lược quốc tế là gì và một số thông tin về chiến lược này. Có thể thấy, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng chiến lược quốc tế mà cần phải tạo ra sự khác biệt với các công ty đối thủ khác thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Đảm bảo có sự khác biệt về sản phẩm, kỹ năng và công ty đó phải hoạt động tại địa phương có yêu cầu đáp ứng thấp và có ít sức ép giảm chi phí.

Ngành quản trị khách sạn yêu cầu những gì?

Những năm gần đây, ngành quản trị khách sạn đang trở thành một trong những ngành “hot” và được nhiều bạn theo đuổi. Để có thể theo học ngành này, ngoài kiến thức cần thiết, bạn cần biết được ngành quản trị khách sạn yêu cầu những gì. Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu về những yêu cầu của ngành quản trị khách sạn nhé!

Ngành quản trị khách sạn yêu cầu những gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.