Tư vấn tâm lý xã hội rất phổ biến ở các nước phương Tây, tuy nhiên tại Việt Nam thì thực sự chưa phổ biến. Ngành tư vấn tâm lý xã hội luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi đây là chiếc chìa khóa mở ra thế giới cảm xúc và giúp lý giải hành vi của con người. Vậy muốn theo đuổi ngành tư vấn tâm lý xã hội thì nên chọn thi trường nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Phạm vi nghiên cứu của ngành tư vấn tâm lý xã hội liên quan đến tất cả các sự kiện và hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của mỗi con người. Đối tượng của ngành tư vấn tâm lý xã hội bao gồm suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc và hành vi của con người đặt trong bối cảnh tương tác với xã hội.
Bên cạnh đó, ngành tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu những tác động của các yếu tố ngoại cảnh, xã hội và môi trường sống đến việc hình thành tư tưởng và tâm lý của một cá nhân hoặc một nhóm các cá nhân.
Khi theo học ngành này, bạn sẽ tiếp nhận kiến thức trong nhiều phân môn khác nhau, chẳng hạn như tâm lý học xã hội, tâm lý học nhận thức, tâm lý học hành vi, tâm lý học lâm sàng… Bên cạnh đó, bạn cũng được học cách để áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
Với kiến thức chuyên môn và đối tượng nghiên cứu rất đặc thù như vậy nên sinh viên ngành tâm lý học có khả năng tư duy phản biện rất tốt, khả năng phân tích và đo lường dữ liệu, kỹ năng nghiên cứu và đặc biệt là được mài giũa rất nhiều về kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Khi nói đến công việc dành cho sinh viên theo học ngành Tư vấn tâm lý xã hội, có vẻ như đa phần các bạn trẻ đều liên tưởng đến công việc tư vấn tâm lý hoặc trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, sinh viên ngành tâm lý còn có thể đảm nhiệm nhiều công việc hơn thế nữa.
Sinh viên học ngành tư vấn tâm lý xã hội ra trường làm gì? Cùng tìm hiểu về những công việc dành cho sinh viên ngành tâm lý học sau khi ra trường nhé!
Mặc dù chưa thực sự phổ biến, tuy nhiên có nhiều trường học đang bắt đầu xây dựng các phòng tư vấn tâm lý cho học sinh sinh viên. Đây là một động thái cần thiết để giúp các em gỡ rối những khúc mắc tâm lý và có tinh thần học tập tốt hơn.
Để làm tốt công việc này, bạn cần có sự kiên nhẫn là khả năng lắng nghe, phân tích và nắm bắt vấn đề. Có nhiều em không tự tin khi giao tiếp hoặc không giỏi trong việc miêu tả những vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
Điều trị tâm lý liên quan đến phạm trù sức khỏe tinh thần. Ngày nay, con người lại càng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần thậm chí không hề thua kém sức khỏe thể chất. Sinh viên ngành tâm lý học sau khi ra trường có thể làm việc tại các phòng khám, trung tâm tư vấn, các bệnh viện với công việc điều trị tâm lý bệnh nhân.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị tâm lý cần được theo dõi chặt chẽ để tùy chỉnh phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả, có khả năng giải quyết những trở ngại tâm lý của bệnh nhân.
Có thể bạn chưa từng nghĩ tới điều này trước đây, tuy nhiên sinh viên ngành tư vấn tâm lý xã hội cũng có thể làm công việc tư vấn tâm lý tuyển dụng. Khả năng nắm bắt tâm lý, lý giải tư duy và cảm xúc có thể được phát huy tối đa và phục vụ cho công việc mỗi khi bạn trò chuyện cùng ứng viên.
Bạn cũng có thể đánh giá năng lực và phẩm chất của ứng viên thông qua hành vi và cách ứng viên trả lời câu hỏi, từ đó đưa ra những sự tư vấn về việc lựa chọn ứng viên. Ngoài ra, bạn còn có thể làm công tác hỗ trợ đánh giá nhân sự trong công ty hoặc giải quyết các xung đột phát sinh trong môi trường làm việc.
Sinh viên ngành tâm lý học sau khi ra trường cũng có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu sâu hơn. Bạn có thể tìm việc tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu. Hoặc bạn cũng có thể vừa nghiên cứu vừa giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng kiến thức liên quan đến tâm lý học đã được đào tạo để làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, quảng cáo, marketing, nghiên cứu thị trường, tư vấn tâm lý trong thể thao… Nhìn chung, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý học là có nhiều.
Như vậy, quan những thông tin trong các phần trước, bạn đã có một góc nhìn toàn diện hơn về ngành tư vấn tâm lý xã hội và những công việc dành cho sinh viên ngành này. Để trở thành một chuyên gia trong ngành này thì việc lựa chọn cơ sở đào tạo có vai trò bản lề và định hướng cho con đường tương lai của bạn.
Hiện nay có nhiều trường đại học đang mở khoa đào tạo tâm lý học. Sau đây là danh sách một số trường đại học có chất lượng đào tạo tâm lý học tốt nhất cả nước dành cho bạn tham khảo.
Chương trình đào tạo cử nhân tâm lý học của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội kéo dài 4 năm. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức tổng quát nhất về khoa học xã hội và nhân văn và kiến thức chuyên sâu về ngành tâm lý học.
Chất lượng đào tạo tại khoa tâm lý học của trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đáp ứng được những yêu cầu của xã hội công nghiệp hóa với guồng quay luôn bận rộn. Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học từ trường được đánh giá cao về chuyên môn và thái độ với công việc.
Chương trình đào tạo ngành tâm lý học (tâm lý học trường học) của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội kéo dài 4 năm. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ được công nhận là cử nhân Tâm lý học định hướng Tâm lý học trường học. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể học thêm văn bằng 2 tùy chọn hoặc tiếp tục học lên cao hơn.
Chất lượng đào tạo tại khoa Tâm lý học trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội luôn luôn nằm trong top đầu cả nước.
Với đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm, tận tâm và chương trình đào tạo bài bản, luôn cập nhật và đổi mới, hướng tới tnhs ứng dụng cao, sinh viên tốt nghiệp từ khoa Tâm lý học của trường luôn tìm kiếm được những công việc phù hợp và có mức thu nhập ổn định.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm của ngành tư vấn tâm lý xã hội và cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành này. Nếu muốn đăng ký vào ngành tâm lý học của các trường đại học hoặc cao đẳng, bạn nên tập trung học ôn các môn thuộc khối C hoặc khối D như Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch sử và Địa lý. Hy vọng những thông tin được trong hợp trong bài viết sẽ giúp bạn tự tin hơn để theo đuổi ước mơ của bản thân.
Dược sĩ Cao đẳng gọi là gì? Công việc của họ là gì? Dược sĩ Cao đẳng lương có cao không? Cần những điều kiện nào để trở thành Dược sĩ? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ