Kinh tế xây dựng – nghe qua thì có vẻ khá đặc biệt và lạ vì chúng ta vốn chỉ quen thuộc với mảng xây dựng nằm trong khối ngành kỹ thuật. Trong khi đó hoạt động kinh tế lại gắn liền với các nghiệp vụ, kỹ năng về kinh doanh, tính toán, về giá thành, chi phí. Vậy rốt cuộc ngành kinh tế xây dựng là gì. Nếu như đặt cược sự nghiệp đi theo hành trình này thì kết quả bạn nhận được sẽ ra sao?
Việc lập nghiệp luôn là điều quan trọng hàng đầu với mỗi chúng ta, vậy nên bất kể bạn dành sự quan tâm của mình vào ngành nghề, lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cuối cùng đó cũng là một cánh cửa có thể dẫn bạn tới một chân trời mới. Do đó, hãy tìm hiểu về ngành kinh tế xây dựng vì biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ có được một vị trí tốt tại ngành nghề này.
Ngành kinh tế xây dựng trong hệ thống các ngành đào tạo của lĩnh vực xây dựng có mã ngành quy định là 7580301, đó là ngành có sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế với xây dựng kèm theo sẽ là các nhiệm vụ về kế toán, tài chính, thống kê, lập dự án, thẩm định đối với những dự án đầu tư công trình; các vấn đề về dự toán, thanh quyết toán; định giá, quản lý chi phí xoay quanh hoạt động xây dựng, ...
Khi theo học ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được cập nhật kiến thức chuyên môn sâu để đủ trình độ, kỹ năng đảm đương các công tác bao gồm: tư vấn dự án về đầu tư xây dựng, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh sản xuất, xây dựng định mức kỹ thuật kinh tế, quản lý chi phí, biết cách định giá chuẩn xác các hạng mục xây dựng, làm hạch toán, kiểm toán và kế toán, biết cách thẩm tra, lập các loại hồ sơ thẩm tra, thẩm định liên quan tới các gói thầu xây dựng, ...
Cùng với kiến thức chuyên môn được đào tạo thì sinh viên ngành kinh tế xây dựng còn được trang bị đầy đủ kỹ công việc cần thiết để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường. Những kỹ năng quan trọng của ngành sẽ được trang bị như đàm phán, giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, ...
Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng sau tốt nghiệp sẽ được nhận tấm bằng kỹ sư. Vậy đằng sau giá trị của tấm bằng này thể hiện những giá trị mà người học đã tích lũy được là gì?
Cụ thể, trước khi ra trường và được nhận bằng kỹ sư kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo đầy đủ các kiến thức chuyên môn ở cả mảng xây dựng lẫn mảng kinh tế.
Cụ thể hơn, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng tư vấn dự án xây dựng, biết cách lập kế hoạch cũng như cách làm thế nào để quan trị tốt một dự án xây dựng. Ngoài ra, trong nghiệp vụ phải thực hiện được cả công tác kiểm toán, quản lý đấu thầu, nắm bắt được ngân sách, cách triển khai công trình, dự án,...
Song song với các hoạt động đào tạo chuyên môn thì sinh viên Kinh tế xây dựng cũng được nhà trường tạo điều kiện được thực hành. Tức bạn sẽ được vận dụng kiến thức chuyên môn để tự tay thiết kế kế hoạch xây dựng cụ thể, được thực tập hay đi vào khảo sát thực địa tại các công trường xây dựng.
Lúc này, mọi hướng dẫn bồi dưỡng kỹ năng về đàm phán, giao tiếp, lãnh đạo, ... sẽ có được cơ hội để thực thi, đưa vào trải nghiệm thực tiễn dù bạn chưa ra trường, chưa chính thức trở thành một kỹ sư.
Sau khi đã hoàn tất chương trình đào tạo ngành kinh tế xây dựng, người học được nhà trường cấp bằng cử nhân, Bắt đầu từ đây, một chân trời rộng ở phía trước được mở ra và chờ đón bạn bước vào khám phá, nắm bắt mọi cơ hội lớn.
Vậy là một cử nhân kinh tế xây dựng, bạn sẽ xin việc được ở những lĩnh vực, vị trí nào?
Có rất nhiều đầu việc cho một cử nhân như bạn ứng tuyển. Đó là công tác nghiên cứu trong những viện nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, quản lý xây dựng. Mọi công ty trong lĩnh vực bất động sản đều luôn sẵn sàng mở cửa để chào đón một cử nhân bước ra từ ngành Kinh tế xây dựng. Tại đây, bạn dễ dàng nắm bắt được chức quản lý khi đã đủ kinh nghiệm, đủ thời gian cống hiến cho nghề.
Ở một phương diện khác, tấm bằng cử nhân kinh tế xây dựng này có thể dẫn bạn rẽ sang nghề của một nhà tư vấn gắn liền với các dự án đầu tư xây dựng. Công việc này có thể độc lập tại bộ phận tư vấn của một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng nhưng cũng có thể làm một kỹ sư tư vấn trong một công ty xây dựng.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm công việc thẩm định ở ngân hàng, công ty bảo hiểm thuộc nhà nước hoặc tư nhân. Khởi sắc hơn nữa thì đó có thể là vị trí quản lý dự án cho công trình xây dựng hay làm người giảng dạy truyền đạt lại những kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động của mảng kinh tế xây dựng.
Phải có được những tố chất sau thì mới giúp bạn theo đuổi thành công ngành nghề kinh tế xây dựng:
Trước tiên, bạn phải có thế mạnh ở các bộ môn tự nhiên và thông thạo tiếng Anh vì những kiến thức này có tác động trực tiếp đến việc bạn nhận thức, tiếp thu kiến thức truyền dạy từ ngành kinh tế xây dựng. Một yếu tố không thể thiếu đó là niềm yêu thích, tốt hơn nữa thì chính là niềm đam mê đối với ngành xây dựng và tư duy logic để tiếp ứng được các đòi hỏi về tính toán, kinh doanh từ mảng kinh tế.
Hãy bồi dưỡng cho tính cách của mình luôn hứng thú, say mê tìm tòi những điều mới lạ, thích đem đến cho công việc sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ theo một cách riêng với kết quả mĩ mãn. Ngành này đòi hỏi khá cao khả năng tư duy độc lập, xử lý độc lập công việc nhưng khi cần, phải hòa mình vào đội nhóm để tận dụng sức mạnh đoàn kết mà tạo nên một kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần với nghiệp vụ xây dựng, ngành kinh tế xây dựng có sự tham gia của hai thành tố, nên còn có cả mảng kinh tế. Chúng ta đều biết kinh tế là phạm trù khả nặng nghiệp vụ và kiến thức, do đó người kỹ sư kinh tế xây dựng buộc phải đảm đương cả những áp lực về gánh nặng tài chính, phải biết cách quản lý tài chính dự án sao cho chặt chẽ, hiệu quả.
Vieclam123.vn hy vọng qua những thông tin vừa nêu, chúng ta có thể hiểu rõ được ngành kinh tế xây dựng là gì từ bản chất. Với sự kết hợp giữa hai mảng ngành lớn, quan trọng thì đó là thách thức cho tất cả những ai theo đuổi nó nhưng đổi lại, bạn sẽ sở hữu được trong tay những trái ngọt nếu như đủ kiên trì, đủ nỗ lực để học hỏi và theo đuổi. Chúc cho con đường lập nghiệp của bạn luôn rộng mở thênh thang để sẵn sàng đón lấy thành công ở phía trước.
Bạn có biết xây dựng dân dụng và công nghiệp là gì? Những lợi ích lớn khi theo đuổi ngành nghề này? Cập nhật ngay thông tin được vieclam123.vn khai thác và chia sẻ để hiểu biết rõ hơn về nghề nghiệp này nhé.
Chia sẻ