close
cách
cách cách cách cách cách

Năng lực là gì? Các phương pháp nâng cao năng lực cá nhân

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Năng lực là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc, được sử dụng để nói về khả năng của một cá nhân để hoàn thành một công việc nào đó. Năng lực là một khái niệm vô hình khó đong đếm nên có thể nó vẫn đang là một cái gì đó mơ hồ với rất nhiều người. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu năng lực là gì và phương pháp nâng cao năng lực cá nhân thông qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Năng lực là gì?

1.1. Năng lực là gì?

Năng lực (Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.

Có rất nhiều khái niệm định nghĩa về năng lực cũng như nhiều thước đo khác nhau để đánh giá về năng lực của một cá nhân. Hiểu một cách đơn giản, năng lực là những kiến thức, kinh nghiêm, kỹ năng, trình độ chuyên môn của một ai đó để hoàn thành một công việc cụ thể. Một người được đánh giá là “có năng lực làm việc” là những người có khả năng hoàn thành tốt công việc.

Dựa vào quá trình học hỏi, trau dồi kinh nghiệm làm việc khác nhau mà mỗi người sẽ có một năng lực làm việc khác nhau. Năng lực chính là yếu tố tạo nên giá trị của mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với những người khác.

Người có năng lực thường làm tốt công việc của mình và có khả năng thăng tiến cao trong công việc, đồng thời dễ dàng có được sự tôn trọng, đánh giá cao từ cấp trên, đồng nghiệp.

1.2. Đánh giá năng lực như thế nào?

Năng lực là tổng hòa kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn của một người khi được thể hiện ra ngoài. Năng lực nghề nghiệp của cá nhân có thể được nhận diện dựa trên thông tin cá nhân, quá trình học tập,...

Ví dụ: Một nhà tuyển dụng nhìn CV của một ứng viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại thương sẽ đánh giá năng lực của ứng viên đó tốt hơn những ứng viên tốt nghiệp trường bình thường khác. 

Tuy nhiên, năng lực mỗi cá nhân sẽ được thể hiện, đánh giá chính xác hơn dựa trên khả năng tư duy, tính cách, quan điểm nghề nghiệp, sở thích cá nhân,...trong quá trình làm việc. Phải có thời gian tiếp xúc và trải qua nhiều dự án khác nhau, nhiều công việc, thử thách khác nhau thì năng lực mới được thể hiện rõ. Người có năng lực tốt sẽ làm việc hiệu quả và kiên trì để đi đến thành công. Đồng thời, trải qua nhiều thử thách trong công việc, năng lực cá nhân cũng sẽ được trau dồi theo thời gian.

Năng lực là gì

2. Từ điển năng lực là gì?

2.1. Từ điển năng lực là gì?

Từ điển năng lực là một thuật ngữ đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp, nhất là với bộ phận tuyển dụng. Hiểu một cách đơn giản, từ điển năng lực là tập hợp những tiêu chí và năng lực được đề xuất thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng của doanh nghiệp về những tố chất cần có của ứng viên với từng vị trí công việc cụ thể.

Ví dụ: Với vị trí nhân viên kinh doanh, tố chất cần có là khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết phục, đàm phán,...Với vị trí quản lý bộ phận cần có khả năng lãnh đạo, am hiểu tâm lý nhân viên, tâm lý khách hàng,...

Nhờ vào từ điển năng lực mà một doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn được những ứng viên có tố chất phù hợp, có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời, nhờ vào từ điển năng lực, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của từng cá nhân, từ đó có định hướng phát triển và đào tạo phù hợp.

2.2. Cấu trúc của từ điển năng lực

Bộ từ điển năng lực thông thường có 3 phần chính: phần kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Kiến thức: Trong phần kiến thức, chúng ta sẽ đánh giá dựa trên trình độ học vấn, kiến thức nghề nghiệp, chuyên môn của một cá nhân, trình độ ngoại ngữ...Phần lớn các kiến thức đều có thể đánh giá và định lượng thông qua các bằng cấp, chứng chỉ.

Kỹ năng: Các kỹ năng cần được đánh giá như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,...

Thái độ: Thái độ trong công việc được thể hiện qua tinh thần làm việc, ham học hỏi, trách nhiệm, chịu khó, làm việc tích cực, không than vãn, lơ là trong công việc,....

2.3. Xây dựng từ điển năng lực

Để có thể xây dựng được bộ từ điển năng lực chuẩn, chất lượng nhất, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định cụ thể văn hóa công ty, doanh nghiệp, yêu cầu cụ thể trong từng vị trí công việc, định hướng nghề nghiệp và chiến lược kinh doanh.

Bước 2: Cần định nghĩa của thể đối với từng chuẩn năng lực để không gây mơ hồ, khó khăn, hiểu lầm

Bước 3: Xây dựng thang đo cho mỗi chuẩn mức theo các mức độ khác nhau (Xuất sắc, tốt, trung bình, yếu, kém,..) Mỗi mức độ đánh giá cần có các tiêu chí cụ thể.

Bước 4: Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên yêu cầu về năng lực của ứng viên đã được xác định.

Bước 5: tiến hành đánh giá năng lực ứng viên và chọn ứng viên phù hợp.

Năng lực là gì

3. Phương pháp nâng cao năng lực cá nhân

Việc nâng cao năng lực cá nhân của nhân viên trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi đội ngũ nhân viên tài giỏi sẽ là yếu tố góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp. Một số cách doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên như:

  • Phát triển năng lực kết hợp tạo động lực

Có rất nhiều người tài, giỏi chuyên môn nhưng vì một số lí do mà trong quá trình làm việc họ không có động lực làm việc dẫn đến hiệu quả đạt được không cao. 

Để nhân viên có thể phát huy hết năng lực, doanh nghiệp cần đào tạo họ những kỹ năng đúng, sắp xếp cho họ vị trí công việc đúng. Năng lực cũng chỉ được phát huy khi hai bên người lao động và người sử dụng lao động có những cam kết nhất định. Khi đó, nhân viên mới sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công trong công ty. 

  • Cung cấp các chương trình đào tạo cho nhân viên

Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải biết được điểm mạnh của từng nhân viên. Cách tốt nhất để nhận biết những điểm mạnh này chính là thông qua những cuộc họp, trao đổi, thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau để mỗi cá nhân đưa ra quan điểm của bản thân. 

Khi đã phát hiện ra những điểm mạnh đó, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể phát triển được điểm mạnh theo vai trò và kỳ vọng trong công việc. Căn cứ vào nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp để đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp.

  • Khuyến khích việc tự học tập và phát triển cá nhân

Khả năng tự học là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của rất nhiều doanh nhân, người thành đạt. Quá trình tự học sẽ giúp mỗi cá nhân tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao hiểu biết, trải nghiệm và kỹ năng sống.

Như vậy, trên đây là bài viết “năng lực là gì?” của Vieclam123.vn. Hy vọng khi đọc bài viết này bạn sẽ không còn cảm thấy mơ hồ về khái niệm này nữa.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.