Blog

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý chuẩn đét

02/11/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mục tiêu nghề nghiệp quản lý là thứ mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều để phục vụ cho những đợt tuyển dụng các vị trí quản lý. Mỗi ngành nghề sẽ lại có những mục tiêu quản lý khác biệt. khám phá bí quyết để viết phần mục tiêu nghề nghiệp nói chung và một số mục tiêu nghề nghiệp quản lý của các ngành qua thông tin bên dưới.

1. Hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp quản lý

Quản lý là một vị trí công việc trong các doanh nghiệp, nhưng nó cũng là cụm từ để chỉ một dạng nghề nghiệp cụ thể nào đó. Khi theo đuổi nghề quản lý nào thì các bạn sẽ phải nắm rõ về mục tiêu của nghề quản lý đó để đảm bảo thực hiện tốt phần công việc của mình.

Hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp của quản lý

Mục tiêu nghề nghiệp chính là những kế hoạch được con người vạch ra trong tương lai gần, được xem là các định hướng chủ đạo để có thể phát triển công việc của bản thân. Khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV cho vị trí quản lý thì các cá nhân cần phải có sự chuẩn bị trước để tạo ra được những mục tiêu thích hợp với từng doanh nghiệp.

Nói chung thì chúng ta khó có thể hiểu hết được mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý cụ thể là như thế nào, chỉ khi đi vào tìm hiểu từng dạng mục tiêu thì mới có thể hiểu sâu hơn trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn biết cách viết chi tiết đối với từng dạng mục tiêu nghề nghiệp hơn.

2. Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý chi tiết

Nghề nghiệp quản lý thì có rất nhiều lĩnh vực, mỗi người sẽ theo đuổi lĩnh vực riêng và phù hợp với bản thân mình. Ngay dưới đây là thông tin về mục tiêu nghề nghiệp trong các lĩnh vực quản lý:

Hướng dẫn viết mục tiêu nghề nghiệp của quản lý chi tiết

2.1. Mục tiêu nghề nghiệp quản lý chất lượng

Mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý chất lượng là gì? Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp cho CV quản lý chất lượng như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ làm rõ cho bạn nắm được thông tin này.

2.1.1. Khái quát mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý chất lượng

Chúng ta cần hiểu rằng nghề nghiệp quản lý chất lượng có vai trò rất lớn tại những công ty chuyên lĩnh vực sản xuất – chế biến. Người theo đuổi lĩnh vực quản lý chất lượng sẽ phải có kế hoạch định hướng tương lai rõ ràng.

Mục tiêu nghề nghiệp quản lý chất lượng

Vạch ra được định hướng rõ ràng sẽ nhận được những cơ hội cho công việc tốt hơn, cơ hội để làm tốt công việc và phát triển hơn trong sự nghiệp ở lĩnh vực quản lý chất lượng.

2.1.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý chất lượng

Để viết tốt phần mục tiêu quản lý chất lượng của mình trong CV thì mỗi người cần phải tiến hành tìm hiểu kinh nghiệm viết CV phần mục tiêu phù hợp với năng lực của mình.

Liệu rằng khi ứng tuyển theo đuổi lĩnh vực quản lý chất lượng thì bạn muốn điều gì ở công việc này? Bạn cần phải xác định bản thân muốn đạt được chức vụ gì khi tham gia lĩnh vực quản lý chất lượng? (Trưởng phòng? Phó giám đốc? giám đốc? hay chỉ là muốn có một công việc có thu nhập ổn định trước mắt?...).

Viết mục tiêu nghề nghiệp quản lý chất lượng

Bạn đã xác định được con đường thăng tiến của bản thân chưa ? Bạn hãy đối diện với thái độ nghiêm túc để có thể suy nghĩ được những mục tiêu mang tính chất ở tương lai gần hay các mục tiêu về lâu dài của mình hay chưa?

Bên cạnh đó, bạn hãy xác định xem bạn muốn làm lĩnh vực quản lý chất lượng trong thời gian bao lâu? Có muốn gắn bó lâu dài hơn với công việc ở lĩnh vực quản lý không?

Bạn cũng cần phải tìm hiểu xem mục tiêu của doanh nghiệp là như thế nào ? Hãy xem lại với những định hướng, nguyện vọng nghề nghiệp trong CV của mình để biết được mục tiêu đó có thực sự hợp lý, có thể thuyết phục được bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp hay không ? Đặc biệt là bạn cần phải biết điều chỉnh mục tiêu của bản thân để sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp quản lý chất lượng đẳng cấp

Lấy ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý chất lượng để giúp bạn có thông tin tham khảo về mục tiêu quản lý chất lượng.

- Tôi sẽ hiểu được tiêu chuẩn của chất lượng ISO, từ đó mà có thể dễ dàng đóng góp khả năng của mình vào quá trình kiểm soát chất lượng.

- Trong vòng 2 năm làm việc, tôi sẽ trở thành Giám sát chất lượng. Khi đó tôi sẽ tiếp tục tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao trình độ của mình lên để trong vòng 5 năm tới, tôi sẽ trở thành Giám đốc quản lý chất lượng.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý sản xuất

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV quản lý sản xuất được biết tới là những định hướng, kế hoạch công việc được vạch ra trong tương lai bởi người làm việc trong lĩnh vực quản lý sản xuất.

Mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý sản xuất

Ứng viên khi ứng tuyển thì phần mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý sản xuất sẽ phải biết rõ mục tiêu của mình là gì để có thể phát triển công việc trong lĩnh vực này. Đồng thời sẽ phải có cách trình bày mục tiêu của mình trong CV sao cho nhà tuyển dụng có thể gây được ấn tượng thật thiện cảm và biết được dự định trong tương lai của bạn.

Viết mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý sản xuất thì các bạn có thể đề cập ngay tới những mục tiêu thiết thực như là nâng cao về kỹ năng chuyên môn trong CV bằng cách tiếp tục học tập lên cao, học và phát triển ngành quản lý sản xuất, tiếp tục tiến hành kinh doanh, có tham vọng thăng tiến trong công việc để trở thành Giám đốc sản xuất.

Khám phá mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý sản xuất

Ví dụ về mục tiêu của ngành quản lý sản xuất:

- Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí Trưởng phòng sản xuất, từ đó tôi sẽ quản lý hiệu quả về nhân sự cũng như là đảm bảo cho những hoạt động sản xuất được thực hiện có năng suất.

- Tôi sẽ làm tăng sản lượng cho những sản phẩm mà công ty sản xuất, cải thiện hiệu quả đối với môi trường sản xuất...

Tham khảo thêm: Hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng chuyên nghiệp, hấp dẫn

2.3. Mục tiêu nghề nghiệp quản lý nhà hàng

Mục tiêu nghề nghiệp lĩnh vực quản lý nhà hàng cũng là một trong những khía cạnh được quan tâm nhiều với số lượng lớn các bạn trẻ muốn làm việc trong nhà hàng và đang theo đuổi lĩnh vực quản lý nhà hàng.

Mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí quản lý lĩnh vực nhà hàng

Viết mục tiêu trong CV quản lý nhà hàng sẽ không khó khăn khi bạn biết vạch ra được những yếu tố trước mắt và dài hạn. Bạn cần phải nêu rõ ra đối với từng dự định tương lai của mình. Lựa chọn cách viết ngắn, liệt kê bằng gạch đầu dòng, viết các kế hoạch mang tính thực tế, có mức độ phù hợp với năng lực bản thân.

Ví dụ về mục tiêu quản lý nhà hàng:

- Tôi sẽ vận dụng hết khả năng của mình để làm tốt nhiệm vụ của nhà hàng giao, đồng thời phấn đấu hết mình để trở thành Giám đốc điều hành của nhà hàng".

Mục tiêu nghề nghiệp quản lý với nhiều sắc thái, nhiều cách viết khác nhau tương ứng với những lĩnh vực quản lý, nghề nghiệp khác nhau. Khám phá ra các mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong lĩnh vực nghề quản lý điều hành là một trong những cơ hội để giúp bạn có được việc làm hiệu quả.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nói chung được trình bày ra sao? Nghiên cứu được phần mục tiêu nghề nghiệp nói chung sẽ giúp mỗi ứng viên có được những cơ hội nâng cao hơn nữa để viết mục tiêu nghề nghiệp trong từng lĩnh vực việc làm.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia sẻ cho các em học sinh mẹo viết CV bằng tiếng Anh lớp 12
Viết CV bằng tiếng Anh lớp 12 như thế nào? Các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường dùng CV tiếng Anh để làm gì và những lưu ý khi viết. Xem ngay!

01/12/2021

Hướng dẫn cách viết mẫu cv xin việc part time bằng Tiếng Anh chuẩn
Mẫu cv xin việc part time bằng tiếng anh được viết như thế nào? CV xin việc parttime tiếng anh thì khác gì full time? Hãy đọc bài viết sau để biết bạn nhé!

29/11/2021

Tạo ấn tượng nhà tuyển dụng với mẫu CV xin làm cộng tác viên
Mẫu CV cộng tác viên được viết như thế nào? Làm sao để tạo ra được mẫu CV cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng khiến nhà tuyển dụng đổ gục? Click ngay!

25/11/2021

Tham khảo cách viết mẫu CV Topica theo hướng dẫn của chuyên gia
Mẫu CV Topica hoàn hảo sẽ giúp bạn nắm bắt tốt cơ hội được nhận vào làm việc tại Topica. Cùng vieclam123.vn tìm ra bí quyết chinh phục mẫu CV này nhé.

20/11/2021