Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của lĩnh vực bất động sản mà việc làm quản lý tòa nhà cũng ngày càng phát triển. Có không ít ứng viên tham gia ứng tuyển nhưng đều thất bại liệu có phải do họ chưa thực sự hiểu rõ về công việc này? Nếu vậy hãy cùng vieclam123.vn khám phá toàn bộ thông tin mô tả công việc quản lý tòa nhà dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Quản lý tòa nhà chính là những người phụ trách công tác quản lý mọi hoạt động diễn ra trong tòa nhà trong đó bao gồm cả hoạt động về mặt kỹ thuật hay chăm sóc khách hàng,...
Hiện nay, có rất nhiều tòa nhà mọc lên với những mục đích khác nhau trong đó bao gồm tòa nhà làm văn phòng, tòa nhà chung cư,... Mặc dù thế thì những tòa nhà này đều cần có quản lý để đảm bảo trật tự an ninh cũng như nếp sống của dân cư sao cho ổn định nhất.
Những người có kinh nghiệm làm quản lý tòa nhà hiện nay đang được săn đón nhiệt tình, bởi lẽ với sự chuyên nghiệp của họ các chủ đầu tư có thể yên tâm giao phó bất động sản của mình cho họ quản lý. Bên cạnh đó một nhân viên quản lý tòa nhà chuyên nghiệp còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Nhìn chung thì với mỗi một tòa nhà sẽ có những quy định hay tính chất đặc trưng khác nhau, tuy nhiên nhiệm vụ của người quản lý tòa nhà thì không có sự khác biệt. Công việc chủ yếu của họ vẫn là vận hành trơn tru hệ thống quản lý tòa nhà, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, duy trì nếp sống văn minh văn hóa tới những dân cư sinh sống trong tòa nhà.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tiếp cận với việc làm này, vậy chắc chắn bạn chưa có kinh nghiệm để thuyết phục nhà tuyển dụng. Dưới đây là bản mô tả công việc quản lý tòa nhà chi tiết và đầy đủ nhất, trước khi nộp đơn ứng tuyển hãy đọc và ghi nhớ bởi đơn vị tuyển dụng muốn bạn biết về chúng.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đạt mức báo động, một dịch vụ quản lý tòa nhà tốt chính là có thể đảm bảo môi trường sống trong lành cho những người sinh sống bên trong tòa nhà.
Bên cạnh đó, người quản lý sẽ phải tìm cách thiết kế những biển báo và hướng dẫn sử dụng thiết bị công cộng như sử dụng thang máy, biển báo về rác thải,... một cách hiệu quả.
Trong tòa nhà, ánh sáng sẽ không được chiếu vào cho nên quản lý tòa nhà chính là người chỉ đạo hệ thống kỹ thuật bao gồm đèn điện để đảm bảo có ánh sáng vừa đủ cho mọi người di chuyển.
Do các tòa nhà đều được lắp đặt những thiết bị hiện đại cho nên nguy cơ xảy ra cháy nổ sẽ cao hơn. Theo đó nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của quản lý chính là thường xuyên kiểm tra hệ thống an ninh trong tòa nhà.
Hệ thống an ninh bao gồm hệ thống camera được lắp đặt bên trong tòa nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang máy,...
Tất cả đều phải được kiểm tra và bảo trì thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những hư hỏng, hạn chế rủi ro đến mức tối đa nhất.
Mặc dù được trang bị đầy đủ, kỹ càng hệ thống an ninh thế nhưng rủi ro là thứ xảy đến không thể lường trước. Do đó quản lý tòa nhà cần tiến hành lập kế hoạch sau đó soạn thảo hướng dẫn cách xử lý khi rơi vào những trường hợp khẩn cấp cần sơ tán.
Các phương án xử lý đối với trường hợp khẩn cấp cần được phổ biến và hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên trong tòa nhà. Đồng thời cũng phổ biến cho những hộ dân sinh sống trong tòa nhà để họ nắm rõ.
Ngoài những nhiệm vụ đặc biệt nêu trên, quản lý tòa nhà còn thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng khác, cụ thể như sau:
- Luôn phải đảm bảo cho khách thuê nhà có được những tiện ích phù hợp nhất
- Thực hiện giám sát quản lý nguồn ngân sách cho bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà
- Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên khi cần thiết
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ khách hàng
- Thực hiện giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng liên quan tới tòa nhà
Do đặc thù của công việc, quản lý tòa nhà chính là người trực tiếp quản lý vấn đề tài chính. Vậy nên nếu không có kỹ năng này thì chắc chắn bạn sẽ không thể đảm nhận công việc.
Mỗi tòa nhà có nhiều hộ dân sinh sống, kèm theo đó là những nguồn thu chi khác nhau khiến cho công tác quản lý có sự phức tạp. Khi ứng viên đảm bảo và chứng minh được mình có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì chắc chắn bạn sẽ được ưu tiên hơn những người khác.
Ngoài vấn đề tài chính, quản lý tòa nhà còn phải biết cách quản lý nhân sự và khách hàng.
Theo đó mọi vấn đề có liên quan tới nhân sự hay khách hàng cần phải được giải quyết một cách ổn thỏa nhất.
Khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng luôn mong muốn lựa chọn những ứng viên có đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng để đạt hiệu suất nhất định.
Khi xin việc chắc chắn vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất chính là lương thưởng và quyền lợi sẽ nhận được. Vậy với quản lý tòa nhà, lương và chế độ của họ cụ thể như thế nào?
Là vị trí quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư bảo vệ bất động sản, quản lý tòa nhà chính là vị trí đang nhận về mức lương hấp dẫn.
Khi tiếp nhận công việc, giai đoạn đầu thử việc bạn sẽ được nhận mức lương khởi điểm khoảng 6 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể tiền hoa hồng được trích ra từ khoản khách thuê phòng.
Thông thường, nếu như làm tốt lương của bạn sẽ cải thiện nhanh chóng. Nhiều người sở hữu con số mơ ước đến 15 - 20 triệu đồng đối với những tòa nhà lớn đòi hỏi sự quản lý phức tạp.
Quyền lợi dành cho quản lý tòa nhà được xem là tiêu chí quan trọng góp phần ra quyết định lựa chọn công việc của ứng viên. Theo đó, vị trí quản lý tòa nhà này sẽ được nhận những chế độ ưu đãi sau đây:
Thứ nhất, được tham gia bảo hiểm theo quy định Nhà nước, thường thì đơn vị nào cũng sẽ áp dụng chế độ này cho nhân viên của mình
Thứ hai, khi đạt những thành tích xuất sắc trong công việc theo quý hoặc năm, quản lý tòa nhà sẽ có cơ hội được đầu tư vào các dự án của chủ đầu tư, đương nhiên sẽ được ưu đãi với tỷ suất sinh lời cao
Thứ ba, được hưởng đầy đủ quyền lợi của một người lao động theo bộ Luật Lao động đưa ra
Thông qua bản mô tả công việc quản lý tòa nhà vừa rồi, bạn đã biết rõ vị trí này làm những gì. Dựa vào những tiêu chí tuyển dụng, hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc nhất, từ đó chinh phục việc làm yêu thích.
Bạn có biết chuyên viên quản lý tài sản làm những gì? Cấn đáp ứng những yêu cầu nào để ứng tuyển vào vị trí này? Tất cả những thông tin liên quan tới công việc nêu trên sẽ được vieclam123.vn chia sẻ ở bài viết sau đây, hãy theo dõi để tìm hiểu bạn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ