close
cách
cách cách cách cách cách

Mô tả công việc chuyên viên quản lý tài sản chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Người quản lý những dạng tài sản của doanh nghiệp, công ty được gọi là chuyên viên quản lý tài sản. Đây là một ngành nghề mới nhưng có tiềm năng và cơ hội phát triển mạnh được nhiều người quan tâm. Vậy chuyên viên quản lý tài sản là gì? Những thông tin cần biết trước khi ứng tuyển vị trí này là gì? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu qua bản mô tả công việc chuyên viên quản lý việc làm dưới đây nhé?

1. Chuyên viên quản lý tài sản là gì?

Chuyên viên quản lý tài sản là công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng cho doanh nghiệp. Công việc chính của họ là quản lý những dạng tài sản cho công ty giúp các phòng ban khác được hoạt động bình thường. Chuyên viên quản lý tài sản có vai trò quan trọng không thể thiếu tại các doanh nghiệp hiện nay.

Chuyên viên quản lý tài sản

Chuyên viên quản lý tài sản

Tuy đây chưa phải là một ngành nghề được phổ biến rộng rãi nhưng lại được nhiều bạn trẻ săn đón. Công việc tuy áp lực và có khó khăn nhưng với những cơ hội và mức thu nhập hấp dẫn mà nó đem lại đặc biệt trong thị trường có tính cạnh tranh về tài chính như hiện nay thì công việc chuyên viên quản lý tài sản là một vị trí quan trọng có nhiều tiềm năng phát triển.

2. Mô tả công việc chuyên viên quản lý tài sản

Tùy thuộc vào quy mô và những đặc thù riêng về chiến lược phát triển hệ thống tài sản mà công việc của chuyên viên quản lý tài sản sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên nhiệm vụ của họ vẫn thực hiện những công việc chính sau:

2.1 Theo dõi trang thiết bị văn phòng

Chuyên viên quản lý tài sản sẽ phụ trách công việc điểm thu các tài sản văn phòng chủ yếu là các trang thiết bị được phân công phụ trách. Đây là công việc quản lý đảm bảo các hoạt động tại phòng ban được diễn ra một cách bình thường. Đề xuất sửa chữa hoặc trực tiếp đi bảo hành với các loại tài sản trong văn phòng công ty như thiết bị nội thất, vật dụng trong phòng làm việc, thiết bị máy tính, công nghệ tin học,...

Nhiệm vụ này đòi hỏi các chuyên viên quản lý tài sản phải theo dõi để cung cấp hoặc thu lại các trang thiết bị khi cần, đảm bảo cho các bộ phận trong công ty có đầy đủ vật tư cần thiết, phù hợp để các hoạt động được diễn ra bình thường.

2.2. Tiết kiệm hiệu quả tài sản công ty

Các tài sản trong công ty cần được sử dụng hiệu quả đúng nơi, đúng chỗ tiết kiệm cho công ty. Công việc của chuyên viên quản lý tài sản cần theo dõi các biến động tài sản về giá cả, chi phí để tiến hành thanh lý những vật tư lâu không được sử dụng, các tài sản  cần di chuyển tới các phòng ban khác.

Ngoài ra chuyên viên quản lý tài sản cũng phải nhắc nhở toàn bộ nhân viên trong công ty thực hiện việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài sản của công ty như điện, nước, giấy in, mực in,...

2.3. Làm việc trực tiếp với nhà cung cấp 

Chuyên viên quản lý tài sản phải theo dõi cập nhật danh sách các mã tài sản của công ty, kiểm tra tài sản mới kết hợp với bộ phận kế toán và các bộ phận liên quan để triển khai kế hoạch kiểm kê tài sản. Họ cũng là người phụ trách việc đặt hàng, xuất hóa đơn theo yêu cầu và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản. 

Mô tả công việc chuyên viên quản lý tài sản

Mô tả công việc chuyên viên quản lý tài sản

2.4. Báo cáo tình hình biến động tài sản công ty

Hàng tháng họ sẽ tiến hành báo cáo định kỳ theo quy định công ty về tình hình sử dụng tài sản do mình phụ trách, liệt kê những tài sản hỏng hoặc mất chi tiết về số lượng và tình trạng từ đó đề xuất phương án giải quyết phù hợp. 

Kiểm tra định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện công tác an toàn lao động và xây dựng chuẩn hóa quy trình quản lý tài sản và cơ sở vật chất trình cấp trên phê duyệt. Đối với những vấn đề phát sinh và không thể tự giải quyết phải báo cáo kịp thời với ban quản lý và lãnh đạo.

2.5. Thực hiện những nhiệm vụ khác

Tham gia đóng góp xây dựng quy chế chung về quản lý tài sản công ty.

Quản lý thẻ nhân viên, cấp mới và thu hồi thẻ cũ khi nhân viên nghỉ việc.

Tiến hành theo dõi nhắc nhở việc mặc đồng phục, đeo thẻ và vệ sinh văn phòng làm việc.

Phối hợp với ban quản lý tòa nhà trong công tác vận hành văn phòng và toàn nhà nơi làm việc.

Hỗ trợ trong việc sửa chữa xây dựng văn phòng nhỏ.

Thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Yêu cầu công việc chuyên viên quản lý tài sản

Nếu muốn trở thành chuyên viên quản lý tài sản các ứng viên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Học vấn: Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành về kinh tế, kế toán, logistics,... có liên quan đến quản lý tài sản

Kinh nghiệm: Từng làm việc tại các vị trí về quản lý tài sản hoặc lĩnh vực có liên quan từ 1 đến 2 năm trở lên. 

Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý kho hoặc quản lý tài sản. Các thao tác máy tính và tin học văn phòng. Có khả năng làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập.

Phẩm chất: Cẩn thận, chi tiết, trung thực, có trách nhiệm hoàn thành công việc được giao.

4. Lương của chuyên viên quản lý tài sản bao nhiêu?

Công việc này tuy đôi khi có nhiều áp lực nhưng phù lại những phúc lợi và lương khá hấp dẫn. 

Môi trường làm việc chuyên nghiệp được tiếp cận với nhiều người, học hỏi được những kiến thức và kinh nghiêm mới. Được đào tạo chuyên môn và kỹ năng để giúp bạn phát triển bản thân, lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Lương của chuyên viên quản lý tài sản giao động từ 8 đến 15 triệu một tháng, mức lương này còn tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng và công ty của bạn. Bên cạnh lương cứng thì công việc này cũng có những chế độ đãi ngộ tương tự những công việc khác như thưởng theo tháng hoặc theo quý, các dịp lễ, tết đặc biệt, tham gia vào các buổi teambuilding, du lịch cùng công ty. Đóng bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là công việc được đánh giá là có mức lương cao so với thị trường việc làm hiện nay, phù hợp với những yêu cầu và khối lượng công việc. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể ổn định và phát triển cùng với công việc chuyên viên quản lý tài sản này.

5. Những kỹ năng để trở thành chuyên viên quản lý tài sản giỏi.

Mỗi công việc lại dodi hỏi những yêu cầu và kỹ năng riêng. Để trở thành chuyên viên quản lý tài sản giỏi thì bạn cần rèn luyện những kỹ năng sau:

5.1.  Kỹ năng giao tiếp 

Đối với chuyên viên quản lý tài sản là người làm việc, tiếp xúc với hầu hết tất cả các bộ phận trong công ty, theo dõi quản lý các trang thiết bị, vậy nên kỹ năng giao tiếp là không thể thiếu. Để có thể nắm được tình hình các vật tư đang được sử dụng tại các phòng ban thì bạn phải là người có khả năng lắng nghe và truyền đạt tốt. Khả năng truyền đạt giao tiếp ở đây thể hiện ở việc bạn nhắc nhở chung các nhân sự tổng công ty sử dụng tiết kiệm tối đa vật tư nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc và khi làm việc cùng nhà cung cấp đặc biệt trong việc mua và thanh lý các thiết bị văn phòng thì khả năng giao tiếp tốt, khéo léo cũng chính là một lợi thế. 

5.2. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng của chuyên viên quản lý tài sản

Kỹ năng của chuyên viên quản lý tài sản

Trong công việc không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như hỏng, mất tài sản, trộm hoặc các thiết bị không đảm bảo cung cấp cho văn phòng. Lúc này đòi hỏi bạn phải nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết phù hợp và tối ưu nhất để không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. 

5.3. Kỹ năng quản lý

Không chỉ đối với nhân viên mà tài sản cũng cần phải có kỹ năng để có thể quản lý. Công việc quản lý cơ sở vật chất và tài sản công ty đòi hỏi bạn phải biết sắp xếp công việc và điều phối các vật dụng trang thiết bị hiệu quả, sử dụng phần mềm để quản lý tài sản, cập nhật những thiết bị mới và những vật dụng đã thu hồi để có thể theo dõi tình hình sử dụng, số lượng và chất lượng tốt nhất.

Công việc chuyên viên quản lý tài sản vẫn còn là một lĩnh vực mới, tuy nhiên đây lại là một ngành nghề có thể phát triển trong tương lai gần. Hy vọng qua những chia sẻ về bản mô tả công việc chuyên viên quản lý tài sản của vieclam123.vn đã cho bạn những thông tin hữu ích và có thêm sự lựa chọn công việc cho mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.