close
cách
cách cách cách cách cách

[TẬP HỢP THÔNG TIN] Mô tả công việc Phó phòng kinh doanh chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sau bao năm vất vả, chịu khó mài dũa bản thân chắc chắn ai cũng mong muốn cho mình có được một cơ hội làm việc tại những vị trí tốt - Phó phòng kinh doanh chính là vị trí mà tôi muốn nhắc tới. Vậy bạn hiểu gì về công việc này? Nếu được nhận chức thì bạn biết mình sẽ phải thực hiện những công việc gì hay chưa? Bản mô tả công việc phó phòng kinh doanh sau đây sẽ đem đến câu trả lời chuẩn xác nhất cho bạn, cùng theo dõi nhé!

1. Khái quát về công việc Phó Phòng kinh doanh

Phó phòng kinh doanh hay còn được gọi là Deputy Sales Manager - là người trợ lý tài ba, đắc lực cho Trưởng phòng kinh doanh. Ở bất cứ một môi trường nào cũng đều cần có những thứ bậc và chức vụ khác nhau để đảm nhiệm cho từng công việc giúp cho cả bộ máy có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả theo kế hoạch. 

Khái quát về công việc Phó Phòng kinh doanh

Khái quát về công việc Phó Phòng kinh doanh

Không chỉ ở những công ty mà ngay cả trường học, lớp học đều được chia ra nhiều các cấp bậc khác nhau. Người trưởng phòng được coi là đầu tàu đưa ra những chiến lược giúp công ty phát triển lâu dài. Và trách nhiệm của người phó phòng là điều phối và quản lý, bám sát theo dự án để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra. 

Ta có thể hiểu đơn giản rằng, Phó phòng kinh doanh là người hỗ trợ đắc lực cho Trưởng phòng kinh doanh trong công việc. Họ hỗ trợ bằng nhiều cách khác nhau như là trong việc giám sát đội ngũ cán bộ nhân viên, điều phối nhân lực và tài nguyên cho dự án và rất nhiều các công việc khác nữa. 

2. Mô tả công việc Phó phòng kinh doanh chi tiết

2.1. Phó phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh cho cả phòng

Đối với những chiến lược được đề ra bởi cấp trên, Phó phòng kinh doanh là người sẽ sắp xếp, lên kế hoạch thực hiện dự án theo ngân sách và tài nguyên mà dự án có. 

Đây là một trong những công việc được xem như là rất quan trọng đối với một Phó phòng kinh doanh bởi dự án có đạt được hiệu quả và đi đúng đường hướng của chiến lược hay không là nhờ vào họ.

Phó phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh cho cả phòng

Phó phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh cho cả phòng

Nếu như họ không phân bổ một cách hợp lý cho từng giai đoạn khiến cho ở giai đoạn này thì thiếu, giai đoạn khác lại thừa nhân công, ngân sách thì sẽ rất khó để chiến lược diễn ra theo cách hoàn hảo nhất.

Trong bước này, Phó phòng kinh doanh còn là người phổ biến chiến lược và kế hoạch đề ra đến với mọi người trong bộ phận. Hay nói đúng hơn, họ đang tham gia vào tổ chức với vai trò như một mắt xích kết nối giữa những chiến lược kinh doanh cụ thể với từng cá nhân thuộc quyền quản lý.

Những bước đầu của dự án là vô cùng quan trọng nếu không đi đúng hướng sẽ dẫn đến thất bại. 

2.2. Triển khai kế hoạch dựa trên những điều kiện thực tiễn

Phó phòng kinh doanh cần bắt tay vào triển khai các kế hoạch đã đề ra trước đó, dựa vào những tiêu chí đã đề ra bạn cần bám sát dự án, đồng thời quản lý kế hoạch để hoàn thành đúng thời hạn cho phép với chất lượng tối ưu.

Phó phòng kinh doanh cần theo dõi và hỗ trợ Trưởng phòng kinh doanh nắm bắt thông tin kịp thời, tiến độ thực hiện dự án để khi có sự cố phát sinh cần thiết thì có sẵn phương hướng để giải quyết.

Là người trực tiếp kiểm tra công việc và chất lượng nhân sự trong phòng kinh doanh theo định kỳ. Từ đó, kịp thời điều chỉnh và nâng cấp bộ máy nhân sự giúp công ty ngày càng phát triển.

Triển khai kế hoạch dựa trên những điều kiện thực tiễn

Triển khai kế hoạch dựa trên những điều kiện thực tiễn

Hơn nữa, Phó phòng kinh doanh còn là người rà soát các số liệu về hàng hóa bao gồm hàng xuất, nhập kho, hàng tồn kho. Tham mưu cho Trưởng phòng kinh doanh để ra quyết định mua hàng. 

Phối hợp với các bên đầu vào và đầu ra để giúp cho công ty giảm thiểu được những chi phí phát sinh, tạo được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và lòng tin với khách hàng.

2.3. Nhận xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 

Sau khi thực hiện mỗi chiến lược, Phó phòng kinh doanh là người tổng hợp và kế thừa số liệu mua bán hàng hóa bao gồm doanh thu, lợi nhuận, chi phí, các khoản chênh lệch từ các phòng ban để đưa lên cấp trên nhằm kịp thời ứng phó với các rủi ro. 

Tổng hợp các chỉ số về hàng hóa, phân loại các nhóm khách hàng tham mưu Trưởng phòng để tập trung phát triển các sản phẩm tiềm năng được ưa chuộng bởi khách hàng.

Nhận xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 

Nhận xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 

Ngoài ra, Phó phòng kinh doanh còn là người trực tiếp soạn thảo các văn bản, các biểu mẫu kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa theo yêu cầu của Trưởng phòng kinh doanh.

3. Yêu cầu dành cho ứng viên Phó phòng kinh doanh khi tham gia ứng tuyển

3.1. Những yêu cầu cơ bản Phó phòng kinh doanh tương lai nhất định phải biết

Nắm giữ một vị trí quan trọng trong phòng kinh doanh - Phó phòng kinh doanh là một trong những vị trí mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi rất cao. Đối với vị trí này, các ứng viên phải có đủ các yêu cầu như sau:

Thứ nhất, ứng viên tham gia ứng tuyển phải tốt nghiệp Đại học trở lên với các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế, Marketing,Truyền thông, Quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành khác có liên quan. Đảm bảo người lãnh đạo phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn để có khả năng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền.

Thứ hai, ứng viên phải sử dụng thành thạo tin học văn phòng, một số kỹ năng không thể thiếu bao gồm kỹ năng thao tác trên Word, Excel và Powerpoint.

Trình độ Tiếng Anh là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu trong danh sách yêu cầu tuyển dụng Phó phòng kinh doanh. Mặc dù ở các công ty vẫn có phiên dịch viên tuy nhiên để nâng cao vai trò lãnh đạo thì bạn phải sở hữu khả năng này, không những thế còn phải thực hiện tốt nhất có thể.

Những yêu cầu cơ bản Phó phòng kinh doanh tương lai nhất định phải biết

Những yêu cầu cơ bản Phó phòng kinh doanh tương lai nhất định phải biết

Có vẻ như ứng viên ngày nay khá hạn chế về khoản kỹ năng mềm phục vụ cho công việc, chính vì vậy, nếu sở hữu chúng thì cơ hội đánh bại các ứng viên khác sẽ tăng cao.

Một người đầu tàu ngoài việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, có vô số những áp lực bủa vây. Chính vì vậy bạn nhất định phải có một tinh thần thép để chống chọi lại tất cả, đây cũng là yêu cầu quan trọng bạn cần chuẩn bị khi tham gia ứng tuyển vị trí Phó phòng kinh doanh nhé. 

3.2. Các kỹ năng cần có ở vị trí Phó phòng kinh doanh là gì? 

- Phó phòng kinh doanh phải có kỹ năng giải quyết vấn đề

 Một trong những kỹ năng mà một người Phó phòng kinh doanh phải có là kỹ năng giải quyết vấn đề. Nó không chỉ đơn giản là việc bạn có thể giải quyết xong một vấn đề. Bởi vì có nhiều cách để giải quyết vấn đề khác nhau.

Lấy ví dụ cho các bạn có thể hiểu, các thành viên trong công ty xảy ra mâu thuẫn. Là một người Phó phòng kinh doanh bạn sẽ là người trực tiếp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong phòng ban của mình. Bạn có thể sử dụng quyền lực để bắt các thành viên phải thực hiện. Tuy nhiên, về lâu dài nó không có hiệu quả tốt.

Hiềm khích mà các cá nhân có với nhau sẽ không được giải quyết triệt để. Là một Phó phòng kinh doanh có kĩ năng giải quyết vấn đề tốt bạn phải khéo léo để giúp các thành viên xóa bỏ hiềm khích với nhau. Do đó, đây là một trong những kỹ năng không hề dễ đối với Phó phòng kinh doanh.

- Phó phòng kinh doanh phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Sau bản mô tả công việc và vai trò của Phó phòng kinh doanh có thể nhận thấy nhiệm vụ và sứ mệnh của Phó phòng kinh doanh và Trưởng phòng kinh doanh là tương đối giống nhau. 

Ở cương vị này nhiệm vụ của họ là những người đi trước, hướng dẫn và giám sát các thành viên để có thể thực hiện được các mục tiêu mà Ban lãnh đạo đề ra về doanh số.

Vì vậy, dù là Phó phòng kinh doanh hay Trưởng phòng kinh doanh bạn đều cẩn phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý thật tốt.

Các kỹ năng cần có ở vị trí Phó phòng kinh doanh là gì

Các kỹ năng cần có ở vị trí Phó phòng kinh doanh là gì? 

- Kỹ năng giao tiếp giúp phó phòng kinh doanh thành công hơn

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mà tất cả mọi người đều phải cố gắng trau dồi. Trong cuộc sống ngày nay, hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều người khác nhau, chúng ta sẽ có rất nhiều các mối quan hệ khác nhau. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp cho các cá nhân có được những mối quan hệ tốt và lâu dài. 

Đối với các nhân viên thuộc lĩnh vực kinh doanh nói chung và Phó phòng kinh doanh nói riêng thì kỹ năng này còn cần thiết hơn cả vì cách giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng để phòng kinh doanh có thể bán được hàng tốt.

Kỹ năng giao tiếp tốt hỗ trợ rất nhiều cho những Phó phòng kinh doanh bởi họ thường xuyên phải trò chuyện, trao đổi, đàm phán với cấp trên, cấp dưới và khách hàng. Giao tiếp tốt giúp cho họ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và tạo được nhiều cơ hội tốt trong công việc.

4. Những quyền lợi dành cho Phó phòng kinh doanh mà bạn chưa biết

Với một vị trí “quyền cao chức trọng” như Phó phòng kinh doanh thì việc nhận được mức lương khủng lên đến 30 triệu đồng/tháng không có gì là quá đỗi ngạc nhiên. Họ đầu tư chất xám để đổi lấy số tiền tương xứng là chuyện hết sức bình thường.

Ngoài ra, khi trở thành phó phòng kinh doanh, ứng viên còn có cơ hội sở hữu một số quyền lợi hấp dẫn khác chẳng hạn như: Cơ hội thăng tiến cao, nhận tiền thưởng năng suất theo định kỳ, được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp giúp phát triển toàn diện bản thân,...

Những quyền lợi dành cho Phó phòng kinh doanh mà bạn chưa biết

Những quyền lợi dành cho Phó phòng kinh doanh mà bạn chưa biết

Phó phòng kinh doanh cũng sẽ được tham gia bảo hiểm như những người lao động khác, cùng với đó là được hưởng những quyền lợi do Nhà nước ban hàng như là nghỉ lễ, tết, nghỉ ốm đau, thai sản,...

Qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu được phần nào đó về công việc Phó phòng kinh doanh. Mình mong các bạn sẽ luôn cố gắng mài dũa bản thân, trau dồi kiến thức để có thể làm việc tại những vị trí tốt nhất.

Mô tả công việc Phó giám đốc kinh doanh thời trang

Nếu quan tâm tới mảng thời trang và tự tin với năng lực kinh doanh vốn có của mình, hãy tham khảo thêm việc làm phó giám đốc kinh doanh thời trang để tìm kiếm cơ hội cho mình. Nhưng trước hết hãy cùng vieclam123.vn khám phá bản mô tả công việc của vị trí này một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây đã nhé!

Mô tả công việc Phó giám đốc kinh doanh thời trang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.