Nghe tới vị trí giám đốc, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đánh giá cao bởi đây là một công việc đem về cho bạn mức lương đáng ao ước, đồng thời nó còn là vị trí có sức mạnh quyền lực lớn trong tổ chức doanh nghiệp. Những người đảm đương vị trí này thường sẵn có trong mình tố chất lãnh đạo, cùng với đó họ được rèn dũa, đúc kết kinh nghiệm qua môi trường quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Nếu như bạn đang thắc mắc không biết sếp của mình thường ngày làm những công việc gì hay muốn tìm hiểu để tương lai có thể đặt ra mục tiêu đạt được vị trí như vậy thì hãy cùng vieclam123.vn khám phá bản mô tả công việc giám đốc dịch vụ khách hàng qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Người lãnh đạo một dây chuyền dịch vụ khách hàng luôn phải tìm tòi và thông qua các xu hướng kinh doanh mới mẻ để phục vụ cho việc phát triển bộ máy công ty được lớn mạnh và vững bền. Họ là người đứng ra quyết định tổ chức một chiến lược thực thi và ban xuống các bộ phận khác để cùng vận hành tốt nhất các quy trình dịch vụ kết nối với khách hàng.
Giám đốc dịch vụ khách hàng phụ trách mảng doanh số
Tùy từng thời điểm, các xu hướng kinh doanh được làm mới và thay đổi. Từ đó, để những doanh nghiệp khẳng định thương hiệu hay đẩy mạnh doanh thu, người giám đốc sẽ là người đứng đầu chỉ định dự án kinh doanh đồng thời ra quyết định có nên áp dụng với tình trạng thị trường lúc bấy giờ hay không.
Nếu dự án không nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng hoặc không tạo được doanh thu vượt trội cho công ty, người giám đốc hẳn là đã có một tầm nhìn thiếu cẩn trọng đối với vị trí “đầu tàu” của mình
Để có thể đảm đương vị trí giám đốc cho một doanh nghiệp, người lãnh đạo cần phải có kinh nghiệm dày dặn cũng như kho kiến thức đồ sộ để dẫn dắt những nhân viên của mình sao cho bộ máy vận hành đạt được kết quả tốt nhất.
Chúng ta có thể nhận thấy những người đi đầu thường là những người mang trong mình khối lượng tích lũy rất nhiều. Được rèn dũa qua trải nghiệm, họ cũng phải lăn lộn, vực dậy sau những khó khăn và thất bại để đảm nhận một vai trò lớn như bây giờ.
Hiếm có một người lãnh đạo nào chưa từng trải qua thất bại trong hành trình gây dựng doanh nghiệp của mình, không cần lấy ví dụ đâu xa, ngay cả những “ông lớn” như Jack Ma, người đã điều phối mở rộng thị trường quá nhanh trong khi sự suy sụp của các công ty internet đang tăng lên một cách chóng mặt vào thời điểm năm 2000. Sự cố ấy đã khiến công ty của Jack Ma không hề tạo được lợi nhuận nào xuyên suốt 3 năm ròng. Tuy nhiên, sự kiên trì và ý chí của ông luôn được khẳng định một lần nữa sau những khó khăn ập đến. Qua đó, chúng ta thấy sự thành công của ông chủ tập đoàn thương mại hàng đầu Trung Quốc là điều không ai có thể phủ nhận được.
Phối kết hợp với những bộ phận khác để công tác chăm sóc khách hàng diễn ra thuận lợi nhất
Vì vậy những kinh nghiệm và kiến thức được đúc kết phải có một ví dụ cụ thể nhằm đưa ra những mặt tích cực đáng lưu tâm cũng như hạn chế những rủi ro trong việc triển khai dự án. Một người lãnh đạo phải đủ thông suốt trong việc nhìn nhận thị trường, đặt mình vào vị trí của khách hàng và cả người nhân viên để đưa ra những kế hoạch khả thi nhất.
Những hoạch định được đề ra dù có chi tiết và mang tính cẩn trọng đến đâu thì những vấn đề bất cập nảy sinh không được nằm ngoài dự tính của một nhà lãnh đạo nếu muốn xây dựng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất. Đơn cử như việc đối mặt và giải quyết những phản hồi tiêu cực của người dùng hay khiếu nại của khách hàng,...
Luôn thủ sẵn những giải pháp xử lý các vấn đề bất cập phát sinh
Do đó, người giám đốc phải là người có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra những giải pháp xử lý tốt nhất mang lại sự hài lòng đến bộ phận người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty
Nếu những người đi đầu không có cái nhìn bao quát để tìm ra căn nguyên của vấn đề phát sinh và giải quyết, thì việc tiếp thị dịch vụ về sau sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Những lỗi nhỏ trong công tác kinh doanh sẽ tạo nên một khối u lớn khó gỡ bỏ trong lòng khách hàng.
Đây là một tiêu chí không thể thiếu đối với vị trí giám đốc nếu muốn bộ máy doanh nghiệp của mình được vận hành đúng quy tắc thông qua bộ phận nhân sự. Ở vị trí giám đốc, bạn là người có quyền lực điều phối mọi người triển khai công việc theo kế hoạch mà không phải trực tiếp tham gia vào dự án, vậy mọi hoạt động đều được bạn đề ra và giao lại cho người làm của mình. Theo đó, hãy đảm bảo rằng nhân sự của mình đủ năng lực để đồng hành cùng mình và đem lại lợi ích cho công ty.
Giám đốc dịch vụ khách hàng phụ trách mảng nhân lực
Một ví dụ điển hình cho thấy việc đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên mang tầm quan trọng thế nào đến từ tư duy tuyển dụng người làm của Shank Hưng - ông trùm bất động sản thế kỷ CENINVEST, Phó chủ tịch hội đồng quản trị CEN Group, ông chia sẻ rằng nếu bạn có số vốn 100 triệu đồng để tuyển dụng nhân sự, tốt hơn hết là bạn hãy bỏ ra 50 triệu đồng để tuyển một người làm giám đốc điều hành, 20 triệu đồng dành cho vị trí trưởng phòng và 10 triệu đồng làm lương cho 5 nhân viên kinh doanh thay vì chia đều cả 100 triệu đồng để tuyển 10 nhân viên có vị trí như nhau. Điều này tạo nên sự thúc đẩy năng lực cho những người nắm giữ vai trò lớn. Họ sẽ truyền đạt lại kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình để đào tạo và quản lý những tầng lớp nhân viên phía sau. Từ đó cấu thành một quy trình vận hành tốt mang lại hiệu quả cho công cuộc phát triển doanh nghiệp.
Như đã đề cập ở trên, xu hướng kinh doanh luôn có thể xảy ra biến động theo từng thời điểm xã hội. Ngoài việc nắm bắt thị trường, một người lãnh đạo cần phải xem xét những hiệu quả mang lại và cả những mặt chưa được hoàn chỉnh từ chính những dự án đã thực thi. Từ đó rút ra được kinh nghiệm để cải tiến quy trình tiếp thị dịch vụ đến với khách hàng trong các chiến lược tiếp theo.
Cập nhật, đánh giá các chiến lược tiếp thị dịch vụ đến với khách hàng
Không chỉ là đổi mới cách tiếp cận, mà chính mục tiêu, đối tượng khách hàng cũng có thể phải xem xét thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là một việc vô cùng quan trọng đối với một người giám đốc dẫn dắt đi đầu, một mặt để học hỏi những điểm tốt, mặt khác giúp giám đốc dịch vụ khách hàng nhanh chóng đưa ra chọn lựa chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể tránh được sự cạnh tranh gay gắt trên mảng thị trường mà các đối thủ có nhiều thế mạnh hơn trong lĩnh vực tiếp thị dịch vụ.
Để trở thành giám đốc dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, ứng viên nhất định phải sở hữu năng lực thực sự với các chuyên ngành liên quan.
Vị trí giám đốc sẽ được ưu tiên cho các ứng viên dày dặn kinh nghiệm, đã từng làm ở vị trí tương tự trong thời gian trước đây. Số năm kinh nghiệm thường được đề cập khoảng 5 năm trở lên.
Trở thành giám đốc dịch vụ khách hàng, bạn không thể thiếu kỹ năng giao tiếp, khả năng đàm phán tốt và một cái đầu đầy chất xám,... tất cả những gì ưu điểm phục vụ cho việc sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội sở hữu việc làm.
Giám đốc dịch vụ khách hàng cần đáp ứng yêu cầu gì?
Tóm lại, công việc của giám đốc dịch vụ khách hàng cần rất nhiều tố chất, kinh nghiệm tích lũy, nhất là trong thời buổi xu hướng dịch vụ khách hàng được đề cao như hiện nay.
Hy vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin bổ ích đến các độc giả hẵng còn đang thắc mắc về công việc này hay muốn tìm hiểu để định hướng mục tiêu phù hợp cho sự nghiệp của bản thân.
Bạn cũng có thể bắt đầu khởi nghiệp với vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng nếu như chưa tự tin vào năng lực bản thân. Nhưng trước hết hãy cùng tôi tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn về vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng, từ đó sớm có được định hướng phù hợp cho ngành nghề tương lai nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ