close
cách
cách cách cách cách cách

Cập nhật bản mô tả công việc công nhân sản xuất chuẩn xác nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công nhân sản xuất chính là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra những sản phẩm chất lượng, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ giao hàng theo đúng thời gian quy định. Bản mô tả công việc công nhân sản xuất dưới đây sẽ giúp cho các ứng viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình sắp tham gia ứng tuyển, theo dõi ngay nhé.

1. Công nhân sản xuất họ là ai?

Trong doanh nghiệp có rất nhiều các bộ phận khác nhau, trong đó công nhân sản xuất chính là những người lao động làm việc trực tiếp tại các xưởng - nơi có máy móc, trang thiết bị tạo ra sản phẩm thực tế.

Đây là một trong những lực lượng quan trọng không thể thiếu ở bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào, nhờ có họ mà lượng hàng hóa trong doanh nghiệp được tạo ra một cách đều đặn và ổn định. Bên cạnh đó chính họ cũng là những người đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.

Công nhân sản xuất họ là ai
Công nhân sản xuất họ là ai?

Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất nếu đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu thì chắc chắn phải quan tâm tới đội ngũ công nhân sản xuất.

Nếu là ứng viên quan tâm tới việc làm công nhân sản xuất thì nhất định bạn phải nắm rõ bản mô tả công việc công nhân sản xuất, dựa vào đó nắm được công việc mình cần phải làm, đồng thời biết những tiêu chí tuyển dụng để chuẩn bị cho tốt.

Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc công nhân sản xuất một cách đầy đủ và chi tiết nhất, hãy tham khảo để chuẩn bị hành trang vững chãi nhất khi đi xin việc bạn nhé.

2. Mô tả công việc công nhân sản xuất đầy đủ nhất

Nhiều người thường nghĩ rằng làm công nhân không hề khó, chỉ cần đảm bảo các thao tác thuộc về chuyên ngành theo đào tạo ban đầu là xong. Tuy nhiên sự thực thì không hoàn toàn như thế, ngoài công tác làm chuyên môn, bạn còn phải đảm bảo một số yêu cầu về công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên. Cụ thể, công nhân sản xuất cần phải làm những gì? Khám phá thông tin bên dưới để cập nhật bạn nhé.

2.1. Công nhân sản xuất đảm bảo công tác vệ sinh khu vực làm việc

Bất kể làm công nhân sản xuất trong lĩnh vực nào thì yếu tố vệ sinh vẫn luôn là vấn đề bạn cần phải quan tâm.

Xưởng sản xuất phải đảm bảo tiêu chí 5S bao gồm Sạch sẽ, Sàng lọc, Sẵn sàng, Săn sóc, Sắp xếp. Theo đó mỗi công nhân sản xuất cần phải giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc của mình để đạt được mục tiêu chung của tập thể.

Công nhân sản xuất đảm bảo công tác vệ sinh khu vực làm việc
Công nhân sản xuất đảm bảo công tác vệ sinh khu vực làm việc

Mỗi công nhân sản xuất cần tiến hành thao tác dọn dẹp, vệ sinh khu vực làm việc vào mỗi buổi sáng trước giờ làm và buổi chiều tối sau khi tan ca. Trong đó, sắp xếp gọn gàng tất cả các công cụ phục vụ công việc vào đúng nơi quy định, nhặt sạch rác vương trên nền nhà hay bàn làm việc, các máy móc được yêu cầu phủ vải thì cần phải thực hiện khi hết giờ làm việc,...

Nói chung, khâu vệ sinh khu vực làm việc khá quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn có được không gian trong sạch để làm việc, nó còn giúp công việc của bạn diễn ra một cách thuận lợi nhất.

2.2. Thực hiện công việc chuyên môn

Mặc dù dọn dẹp vệ sinh thuộc trách nhiệm của mỗi công nhân nhưng đó chưa phải nhiệm vụ chính. Thay vào đó, những công việc thuộc về chuyên môn như đứng máy, điều chỉnh máy, thao tác trên máy hay sản phẩm mới là công việc mà bạn cần dành thời gian để tìm hiểu.

Vậy cuối cùng thì những nhiệm vụ chính của công nhân sản xuất là làm những gì?

Thực hiện công việc chuyên môn
Thực hiện công việc chuyên môn

Tất cả các công nhân thuộc bộ phận sản xuất sẽ thực hiện công việc trên dây chuyền sản xuất, họ sẽ đảm bảo tốc độ cũng như chất lượng sản phẩm theo kế hoạch đề ra.

Trong quá trình tạo ra sản phẩm, phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chí về chất lượng, thao tác thực hiện hay đảm bảo kỹ thuật để sản phẩm đạt độ chất lượng như ý.

Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, công nhân sản xuất có thể thử nghiệm hoặc nghĩ ra những cách làm khác nhau để cải thiện năng suất, cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Đương nhiên những nghiên cứu này phải không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thì mới được áp dụng đấy nhé.

Vì là hiện nay các doanh nghiệp đều thực hiện chuyên môn hóa, theo đó trên dây chuyền sản xuất, tương ứng với bao nhiêu công đoạn sẽ là bấy nhiêu người phụ trách. Như vậy, mỗi người sẽ phụ trách một phần việc khác nhau, điều này đảm bảo đạt năng suất tạo ra sản phẩm ở mức tối đa nhất.

Người sẽ vận hành máy móc, người thì trực tiếp thao tác lắp ghép từng bộ phận của sản phẩm, người thì chuyên đóng gói thành phẩm,... Riêng với những người vận hành máy móc, cần lưu ý về sự chính xác, hiểu rõ nguyên lý hoạt động và thành thạo các nút điều khiển để sản phẩm được tạo ra một cách an toàn nhất.

2.3. Báo cáo công việc lên cấp trên khi hết giờ làm việc

Báo cáo công việc lên cấp trên khi hết giờ làm việc
Báo cáo công việc lên cấp trên khi hết giờ làm việc

Công nhân sản xuất sau mỗi ngày làm việc sẽ phải báo cáo tình hình làm việc của mình lên cấp trên. Ngoài ra bạn cũng phải thực hiện một số nhiệm vụ khác, cụ thể như sau:

Thứ nhất, báo cáo cấp trên nếu phát hiện sự cố về máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất

Thứ hai, hoàn thành tốt KPI được giao mỗi ngày, nếu có nhiệm vụ ưu tiên hơn thì cần phải đáp ứng và báo cáo rõ ràng để cấp trên nắm rõ

Thứ ba, tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định cũng như hướng dân của công ty

Thứ tư, tham gia các khóa đào tạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất theo sự phân công của quản lý cấp trên

Trên đây là toàn bộ công việc của một công nhân sản xuất, nếu cảm thấy phù hợp thì bạn nhất định phải tìm hiểu thêm về những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên vị trí này. Hãy xem đó là những yêu cầu nào nhé.

3. Yêu cầu dành cho công nhân sản xuất

Vì là công việc phổ thông, không cần tư duy, logic cho nên các doanh nghiệp cũng không yêu cầu quá khắt khe về trình độ học vấn đối với công nhân sản xuất.

Yêu cầu dành cho công nhân sản xuất
Yêu cầu dành cho công nhân sản xuất

Thông thường, công nhân sản xuất chỉ cần sở hữu tấm bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT trở lên là có thể đủ điều kiện tham gia ứng tuyển. Tuy nhiên trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp thường đòi hỏi một số yếu tố khác quan trọng hơn bao gồm:

- Sức khỏe: Việc làm công nhân sản xuất là công việc thực hiện tay chân, mặc dù không quá nặng nhọc song thời gian bị gò bó, đứng cả ngày hoặc ngồi cả ngày cho nên đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe tốt mới chống chọi được.

- Ứng viên là công nhân sản xuất cần có tư duy bình thường, sở hữu kỹ năng đọc hiểu và tính toán cơ bản

- Có ý thức và tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn tuân thủ các quy định của công ty đặt ra

- Có thể làm thêm giờ hoặc tăng ca khi doanh nghiệp có nhu cầu

Ngoài ra, việc làm công nhân sản xuất đòi hỏi ứng viên phải chăm chỉ, cần cù thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc.

4. Những chế độ và quyền lợi mà công nhân sản xuất được hưởng

Hiện nay, nhờ có Luật Lao động mà chế độ và quyền lợi của công nhân nói chung và công nhân sản xuất nói riêng được đảm bảo.

Nếu tham gia công việc này bạn sẽ được hưởng một số chính sách sau đây:

- Công nhân sản xuất được tham gia bảo hiểm theo quy định Nhà nước

- Được nhận tiền lương mỗi tháng 1 lần vào 1 ngày cố định, lương được trả theo quy định đối với từng vùng và tùy theo tính chất của công việc

- Được hưởng lương tháng 13, nhận tiền thưởng ngày Lễ lớn trong năm như 30/4, 1/5,...

- …

Những chế độ và quyền lợi mà công nhân sản xuất được hưởng
Những chế độ và quyền lợi mà công nhân sản xuất được hưởng

Hiện nay, việc làm công nhân sản xuất đang được nhiều người chú ý. Nó tạo công ăn việc làm cho người lao động thất nghiệp, đồng thời cũng góp phần làm gia tăng thu nhập đầu người của người dân ở tầng lớp tri thức thấp.

Khi tham gia việc làm này, nếu làm tốt vai trò cũng như phát huy được giá trị của bản thân thì cơ hội thăng tiến của mỗi người là rất lớn. Bạn có thể thăng tiến lên tổ trưởng, trưởng ca sau một thời gian làm việc một cách dễ dàng. Vì vậy hãy cố gắng, dành tâm huyết vào công việc mình đang làm để hái được những thành tựu xứng đáng bạn nhé.

Mặc dù không yêu cầu quá cao song nếu như bạn thiếu kiến thức về công việc mình ứng tuyển thì đó chính là một hạn chế lớn trong quá trình xin việc. Các ứng viên biết nhiều sẽ được ưu ái và giành quyền ưu tiên hơn, cho nên bạn nhất định phải là người xứng tên trong danh sách này. Mong rằng bản mô tả công việc công nhân sản xuất trên đây sẽ hữu ích với bạn, đừng quên áp dụng để nhận về thành quả như ý nhé.

Thợ phụ may là làm gì?

Trong thế giới việc làm công nhân, có một vị trí được nhiều người quan tâm đó là thợ phụ may. Vậy bạn có biết thợ phụ may là làm gì? Đâu là công việc chính của vị trí này? Cùng vieclam123.vn khám phá ngay những thông tin bên dưới để tìm hiểu nhé.

Thợ phụ may là làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.