close
cách
cách cách cách cách cách

Mô hình kinh doanh quán nhậu hiệu quả và thu hút khách hàng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh doanh quán nhậu được nhiều người lựa chọn vì có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ và thu hút được nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu kinh doanh quán nhậu thì gặp khá nhiều khó khăn và không biết nên bắt đầu từ đâu. Để hạn chế gặp phải các rủi ro, bạn cần phải biết được kinh nghiệm kinh doanh và các mô hình kinh doanh quán nhậu hiệu quả nhất.

1. Trước khi kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị những gì?

1.1. Chuẩn bị những thứ cần thiết

Dù kinh doanh bất kỳ thứ gì, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số vốn nhất định và quán nhậu cũng vậy. Ngoài số vốn, bạn cần tìm một mặt bằng đông người qua lại, để có thể thu hút nhiều khách hàng khắp mọi nơi. Tất nhiên, đã là quán nhậu thì bạn sẽ gặp phải một số thành phần say xỉn “bố láo”, điều bạn cần làm lúc này là giữ một cái đầu lạnh, bĩnh tĩnh xử lý các tình huống phát sinh và cũng nên chuẩn bị cho bản thân một số kinh nghiệm giải quyết tình huống hiệu quả.

Chuẩn bị những thứ cần thiết khi kinh doanh quán nhậu
Chuẩn bị những thứ cần thiết khi kinh doanh quán nhậu

Khi đã mở quán nhậu, bạn có thể sẽ phải trò chuyện, làm đôi ba cốc với khách hàng thân quen của mình mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn là người không thích uống rượu, bia hay nhậu nhẹt thì bạn không nên mở quán nhậu.

Chưa kể, quán nhậu hút khách thì cần phải có một thực đơn đa dạng, phong phú các món ăn và đồ uống. Bạn có thể thêm vào một số món vào trong menu mà ít nơi nào có để tạo nên sự độc đáo, hút khách hàng. Thực tế, những người đi nhậu sẽ chỉ quay lại khi đồ ăn chất lượng, bia, rượu đảm bảo và giá cả hợp lý.

1.2. Nên chọn mô hình kinh doanh quán nhậu nào?

Tùy theo điều kiện kinh tế của bạn, địa điểm kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn hướng nên để chọn mô hình kinh doanh quán nhậu sao cho phù hợp. Bạn có thể mở mô hình kinh doanh từ bình dân cho tới cao cấp, tùy theo nhu cầu và mục đích của bạn.

Chọn mô hình kinh doanh quán nhậu phù hợp
Chọn mô hình kinh doanh quán nhậu phù hợp

Bạn cũng có thể tham khảo 2 mô hình quán nhậu đang hot hiện nay là quán nhậu sân vườn và quán nhậu vỉa hè. Nếu bạn có mặt bằng rộng thì nên làm quán nhậu sân vườn, còn nếu mặt bằng của bạn ngay gần mặt đường và không quá rộng rãi thì nên kinh doanh theo mô hình vỉa hè. Nếu được, bạn cũng có thể kết hợp cả 2 hình thức.

Dù là mô hình kinh doanh gì, bạn nên lựa chọn những món ăn phù hợp với nhiều sở thích của thực khách, ví dụ món xào, món nướng, lẩu, món quay, đồ ăn thanh đạm, đồ luộc,...

2. Mô hình kinh doanh quán nhậu hiệu quả không nên bỏ lỡ

Để kinh doanh quán nhậu thành công, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây nhé!

2.1. Số vốn cần bỏ ra

Trên thực tế, câu hỏi “Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn?” không có con số chính xác và cụ thể. Tùy theo mô hình kinh doanh, địa điểm kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng đến mà bạn cần chuẩn bị số vốn cho phù hợp.

Ví dụ, bạn mở quán nhậu bình dân và bạn chưa có sẵn mặt bằng, bạn phải thuê mặt bằng tùy theo địa điểm mà giá cả sẽ khác nhau. Những vị trí rộng rãi, view đẹp ít nhất cũng phải vài triệu đến vài chục triệu một tháng. Chưa kể tiền mua bàn ghế, vật dụng cần thiết, tiền thuê nhân công, đầu bếp giỏi… Bạn cũng nên chuẩn bị một chút vốn dự trù để có thể duy trì quán nhậu, cũng như chuẩn bị một tâm thế là có thể lỗ vốn trong thời gian đầu.

Nên chuẩn bị đủ số vốn khi kinh doanh
Nên chuẩn bị đủ số vốn khi kinh doanh

Nếu tổng hợp các chi phí cần thiết, ít nhất bạn cần phải có số vốn khoảng 50 – 100 triệu đồng trở lên thì mới có thể mở quán nhậu.

2.2. Dịch vụ pháp lý

Để mở quán nhậu, bạn cần xin giấy phép kinh doanh, nếu mô hình kinh doanh bình dân là theo hộ cá thể, còn nếu bạn muốn mở quán nhậu với quy mô lớn thì cần đăng ký dưới hình thức công ty, doanh nghiệp. Bạn cũng đừng quên nộp thuế theo hàng tháng và một số chi phí cần thiết khác khi đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, bạn nên xin chứng nhận an toàn thực phẩm để ở vị trí dễ nhìn nhất, vừa minh chứng đồ ăn của quán ngon, sạch và đảm bảo an toàn, cũng như để đoàn thanh tra tới kiểm tra. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với những quán ăn, nhà hàng kinh doanh về thực phẩm, đồ uống. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm và nếu làm sai quy định, bạn có thể bị phạt hành chính tới 200 triệu và phạt đóng cửa.

Đảm bảo đồ ăn chất lượng và giá cả phải chăng
Đảm bảo đồ ăn chất lượng và giá cả phải chăng

2.3. Tìm và quản lý nhân viên

2.3.1. Tìm nhân viên hợp lý

Với những quán nhậu nhỏ, bạn có thể chỉ cần một người đầu bếp, một người tính tiền kiêm phục vụ bàn và một người trông xe. Còn nếu mô hình kinh doanh của bạn lớn hơn, bạn cần có ít nhất 2-3 nhân viên bàn, khoảng 1 đầu bếp chính và 2 phụ bếp, 1 bảo vệ giữ xe.

Thái độ nhân viên làm việc cần niềm nở, phục vụ khách hàng chu đáo, mềm được mà cũng rắn được. Các nhân viên đều cần khéo léo, chuyên nghiệp và biết cách giữ chân khách hàng đến với quán.

2.3.2. Quản lý nhân viên

Khi thuê nhân viên, bạn cần trả lương xứng đáng với công sức, kinh nghiệm và năng lực của họ. Nếu bạn tìm kiếm một đầu bếp giỏi, nấu ăn ngon thì ít nhất cũng cần trả lương chục triệu một tháng.

Với nhân viên phục vụ, bạn có thể tuyển các bạn làm part-time và trả lương theo giờ, nên đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lý. Vì là mô hình kinh doanh quán nhậu, bạn nên ưu tiên tuyển các nhân viên nam, dễ dàng bưng bê đồ nặng nhọc và tránh bị khách hàng say xỉn trêu ghẹo.

Nhân viên nên chuyên nghiệp và tận tình
Nhân viên nên chuyên nghiệp và tận tình

Bên cạnh đó, bạn nên tìm một người bảo vệ trông xe chuyên nghiệp, có thái độ niềm nở, hỗ trợ dắt xe và tìm kiếm xe cho khách hàng. Bạn có biết rằng, để quán nhậu đông khách thì nhân viên bảo vệ là người quan trọng nhất hay không? Khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu nếu không có chỗ để xe, không có người trông xe hay thái độ của bảo vệ không nhiệt tình… Do đó, bạn cần chú ý tìm mặt bằng có chỗ để xe và một bảo vệ niềm nở nhé!

2.4. Tiếp thị và ưu đãi

Để thu hút khách hàng và để nhiều người biết tới quán nhậu của bạn, bạn cần đưa ra những ưu đãi thu hút khách hàng như: “Uống 4 tính tiền 3”, “gọi 2 món tặng 1 món”, “ưu đãi tặng bia ngày khai trương”... 

Trước khi khai trương quán nhậu khoảng 1 đến 2 tuần, bạn nên chuẩn bị các lẵng hoa, băng rôn treo trước cửa quán và nên để dòng chữ “Tưng bừng khai trương” thật lớn và thu hút.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn ngày đẹp để khai trương và đảm bảo ngày đó hợp tuổi của mình, giúp khởi đầu thêm thuận lợi hơn.

Trang trí không gian quán nhậu đủ ánh sáng
Trang trí không gian quán nhậu đủ ánh sáng

Ngoài ra, bạn cũng nên trang trí không gian quán sao cho phù hợp, nên sử dụng ánh đèn vàng để dịu mắt và giúp các đồ uống, đồ ăn trở nên hấp dẫn hơn. Nếu quán quá tối tăm hoặc lạnh lẽo sẽ khó có thể thu hút được khách hàng. Bạn cũng nên sử dụng bàn ghế đồng bộ và kê bàn ghế sao cho dễ đi lại nhất. Đồng thời cần quan tâm tới nhà vệ sinh, đảm bảo nó luôn sạch sẽ để tránh gây ấn tượng xấu với khách hàng nhé!

Trên đây là một số kinh nghiệm mở và quản lý mô hình kinh doanh quán nhậu hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định mở quán nhậu thì cần phải chuẩn bị các điều kiện như đủ vốn, kinh nghiệm xử lý tình huống, đầu bếp giỏi và mặt bằng phù hợp. Bạn nên lựa chọn nguyên hợp liệu với giá rẻ, tuy nhiên cần đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để mô hình kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao nhất.

Kinh doanh thời trang là gì?

Kinh doanh thời trang luôn thu hút được nhiều đối tượng quan tâm vì đây là thị trường đầy tiềm năng mang đến thu nhập khủng. Truy cập bài viết dưới đây để biết được kinh doanh thời trang là gì và một số kinh nghiệm kinh doanh thời trang hiệu quả nhé!

Kinh doanh thời trang là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.