close
cách
cách cách cách cách cách

Hiểu miễn nhiệm là gì – thiết lập mục đích công việc rõ ràng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ miễn nhiệm được gắn liền với các đối tượng là công chức, cán bộ hay những người có trọng trách ở các doanh nghiệp. Vậy rốt cuộc Miễn nhiệm là gì? Miễn nhiệm tốt hay không?

Nếu bạn quan tâm tới thuật ngữ này, hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thế nào là miễn nhiệm nhé!

1. Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là từ chỉ việc người cán bộ hay công chức sẽ được chi thôi giữ chức danh, chức vụ hiện tại ở thời điểm vẫn chưa hết nhiệm kỳ/thời hạn bổ nhiệm. Nội dung của thuật ngữ đã được đưa vào trong quy định của văn bản pháp luật tại khoản 6 của Điều số 7 trong Luật Cán bộ, công chức 2008.

Miễn nhiệm là gì?
Miễn nhiệm là gì?

Mặc dù có cách hiểu khá đơn giản như vậy nhưng thực chất mà nói, xoay quanh từ ngữ này còn ẩn chứa rất nhiều nội dung quan trọng. Đó cũng chính là một kiến thức pháp luật gần gũi, quan trọng mà bất cứ ai cũng nên biết để khi bạn được cất nhắc lên một chức vụ nào đó thì sẽ biết mình được sắp xếp ở những diện nào? Có trong diện miễn nhiệm hay không?

2. Miễn nhiệm liệu có phải là một hình thức kỷ luật?

Khi đã hiểu miễn nhiệm là gì chúng ta hoàn toàn có thể trả lời cho câu hỏi này như sau: miễn nhiệm không là hình thức kỷ luật. Lý giải cho điều này, bạn cần nắm bắt quy định sau theo Luật Cán bộ:

Thứ nhất, đối với người cán bộ: các hình thức kỷ luật áp dụng gồm cách chức, cảnh cáo, khiển trách và bãi nhiệm (Theo điều 78, Luật Cán bộ).

Thứ hai đối với người công chức: các hình thức kỷ luật gồm cảnh cáo, khiển trách, cách chức, hạ bậc lương, buộc thôi việc.

Miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật
Miễn nhiệm không phải là kỷ luật

Ở cả hai trường hợp này đều không có hình thức kỷ luật miễn nhiệm thế nên vieclam123.vn xin khẳng định lại thêm một lần nữa rằng việc miễn nhiệm cán bộ, công chức hoàn toàn không phải là hình thức kỷ luật. Tuy nhiên nó  cũng sẽ là điều mà không ai mong muốn vì bản chất của việc miễn nhiệm vẫn là dừng lại chức vụ, chức danh của một người mà người đó ở trong thế bị động.

3. Trường hợp nào cán bộ, công chức sẽ nhận quyết định miễn nhiệm?

3.1. Quy định miễn nhiệm đối với cán bộ trong trường hợp nào?

Dựa vào Luật Cán bộ, công chức thì những trường hợp người cán bộ sẽ bị cơ quan, đơn vị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

Trước tiên, người đó có từ 2 năm liền nhận xếp loại thi đua không tốt, xếp ở diện không hoàn thành nhiệm vụ. Nội dung này được đưa ra cụ thể ở Luật sửa đổi năm 2019, tại Điều 1, Khoản 3.

Tìm hiểu quy định miễn nhiệm
Tìm hiểu quy định miễn nhiệm

Quy định số 206, tại Điều 5 cũng nêu ra những trường hợp thuộc diện miễn nhiệm bao gồm:

- Nhận khiển trách, cảnh cáo và phải thay đổi nhiệm vụ công tác

- Bị nhận kết luận (văn bản) về việc đã vi phạm pháp luật nhưng mức độ xử lý vẫn chưa tới mức phải bãi nhiệm hay là cách chức.

- Khi người cán bộ không có đủ sự uy tín cũng như năng lực để làm hoàn thành nhiệm vụ, gắn liền với họ trong suốt thời gian giữ chức vụ là những điều chưa đạt, chưa làm tốt chẳng hạn như suốt hai năm liền người cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, để đơn vị dưới sự chỉ đạo của mình bị mất đoàn kết hay chính là người trực tiếp gây ra sự mất đoàn kết này, ... Những kết quả đó điều đã được cơ quan thẩm quyền kết luận.

Ngoài trường hợp bị miễn nhiệm một cách thụ động thì chính cán bộ cũng có thể chủ động xin miễn nhiệm. Đó là khi người cán bộ không có đủ năng lực, sức khỏe để đáp ứng nhiệm vụ hay một lý do chủ quan khác thì họ có thể chủ động xin cơ quan được miễn nhiệm chức vụ. Nội dung này được căn cứ vào Điều số 30, Khoản 1 trong Luật Cán bộ, công chức.

3.2. Công chức và quy định về miễn nhiệm công chức?

Khi nào người công chức nhận quyết định miễn nhiệm?
Khi nào người công chức nhận quyết định miễn nhiệm?

Khoản 1, Điều 54 trong Luật Cán bộ công chức đưa ra các trường hợp công chức sẽ bị miễn nhiệm gồm có công chức khi không dủ năng lực và sự uy tín; không đủ sức khỏe, nhận miễn nhiệm theo tính chất, đặc thù của nhiệm vụ và những lý do khác.

Ngoài ra, họ cũng sẽ bị miễn nhiệm khi có những biểu hiện được nêu tại Nghị định số 138, ở Khoản 1. Điều 60. Theo đó, các trường hợp là công chức bị miễn nhiệm gồm có:

- Người nhận xếp loại đánh giá năng lực không hoàn thành nhiệm vụ trong vòng 2 năm liên tiếp.

- Người nhận kỷ luật, dù chưa tới mức phải bị cách chức thế nhưng do tính chất của công việc nên buộc phải nhận bãi nhiệm để cơ quan thay thế người khác.

- Bị nhận cảnh cáo hay khiển trách đến 2 lần trong thời gian bổ nhiệm.

- Đã bị kết luận bằng văn bản về việc vi phạm bỏ vệ chính trị nổi bộ theo quy định của Đảng.

4. Những hệ quả khi miễn nhiệm cán bộ, công chức

Người tự xin miễn nhiệm hay bị miễn nhiệm sẽ không còn giữ chức vụ, không làm việc theo nhiệm vụ của chức vụ đó nữa mà có thể sẽ được chiều chuyển đến một chức vụ, vị trí công việc khác nhưng vẫn ở trong cơ quan nhà nước. Điều này khác với bãi nhiệm rất rõ vì một cán bộ, công chức đã bị bãi nhiệm thì sẽ không còn làm ở cơ quan của Nhà nước nữa.

Miễn nhiệm có những hệ quả gì?
Miễn nhiệm có những hệ quả gì?

Việc miễn nhiệm một cán bộ/công chức, cơ quan sẽ đảm bảo cho họ được hưởng một vài chế độ do miễn nhiệm. Bao gồm:

Được phân công nhiệm vụ khác phù hợp với năng lực của người nhận miễn nhiệm và cơ quan. Nếu công chức đang nắm giữ vị trí quản lý, lãnh đạo mà vì lý do sức khỏe nên xin miễn nhiệm chủ động thì sẽ được bảo lưu phụ cấp cho chức vụ lãnh đạo, quản lý này trong thời gian là 6 tháng. Còn vẫn là đối tượng này nhưng vi phạm pháp luật, bị nhận kỷ luật và không có đủ sự uy tín lẫn năng lực công tác thì sẽ bị thôi hưởng mức phụ cấp chức vụ.

Miễn nhiệm vốn thường gắn liền với các cơ quan nhà nước nhưng không có nghĩa là phạm vi sử dụng của từ ngữ này chỉ ở đó. Miễn nhiệm còn được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp. Cụ thể, được các nhà lãnh đạo sử dụng với mục đích quản trị nguồn nhân lực hiệu quả. Vậy quy định miễn nhiệm trong doanh nghiệp được thể hiện ra sao?

5. Tìm hiểu về hình thức miễn nhiệm ở trong phạm vi doanh nghiệp

Hình thức miễn nhiệm trong doanh nghiệp
Hình thức miễn nhiệm trong doanh nghiệp

Việc miễn nhiệm chức danh, chức vụ được áp dụng ở các hình thức doanh nghiệp như sau:

Trong công ty cổ phần, miễn nhiệm áp dụng với các chức danh gồm thành viên hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, kiểm soát viên, quản lý, ...

Công ty trách nhiệm hữu hạn cũng áp dụng các vị trí có thể miễn nhiệm tương tự với hình thức của công ty trên.

Như vậy, đã có rất nhiều thông tin kiến thức hữu ích xoay quanh việc làm sáng tỏ miễn nhiệm là gì. Đây vừa là một kiến thức pháp luật lại vừa là cơ chế để điều hành doanh nghiệp, cơ quan trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Vậy nên hãy khai thác bài viết này thật cẩn thận, tỉ mỉ để tận dụng cho mình những nguồn kiến thức bổ ích trong cuộc sống và công việc bạn nhé.

Cập nhật mẫu quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng

Việc miễn nhiệm kế toán trưởng đòi hỏi cơ quan phải lập mẫu quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng. Nếu bạn sẽ là người soạn thảo văn bản đó, hãy cập nhật ngay cách lập văn bản miễn nhiệm kế toán trưởng ở bài viết dưới đây nhé.

Mẫu quyết định miễn nhiệm kế toán trưởng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.