close
cách
cách cách cách cách cách

MEP là gì? Tìm hiểu chi tiết về hệ thống cơ điện trong dự án xây dựng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

MEP là viết tắt của từ tiếng Anh “Mechanical Electrical Plumbing”  chỉ hệ thống cơ điện trong xây dựng. Qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn, bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của MEP trong một dự án xây dựng.

1. MEP là gì?

Trong một dự án xây dựng bao giờ cũng bao gồm ba phần chính là phần xây dựng, nội thất kiến trúc và hệ thống cơ điện. Tưởng tượng như bạn đang xây dựng một tòa nhà, vậy thì phần xây dựng sẽ bao gồm công tác thi công móng, thi công phần thân cột dầm sàn, xây trát ốp lát,...Phần nội thất là việc cung cấp và lắp đặt đồ đạc như bàn ghế, tủ, quầy và đồ trang trí. Phần cơ điện bào gồm các hạng mục như hệ thống điện trong nhà, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy, hệ thống cấp thoát nước. 

Hệ thống cơ điện trong các hạng mục xây dựng thường được gọi tắt là MEP. Nhiều người vẫn thường gọi theo thói quen hệ thống cơ điện là M&E (Mechanical and Electrical).

2. Các hạng mục trong MEP

Hệ thống MEP được chia làm bốn hạng mục chính, bao gồm: 

1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC

2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)

3. Hệ thống Điện ( Electrical)

4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting)

Trong hầu hết các công trình, phần hệ thống điện đóng vai trò quan trọng, chiếm từ 45-65% khối lượng công trình, có những nơi lên đến 75 – 80%.

MEP là gì

2.1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (HVAC)

Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là vào hạng mục Điều hòa không khí và thông gió. Hệ thống điều hòa không khí và thông gió giúp mang lại sự thoải mái cho con người sinh sống và làm việc trong các tòa nhà. Ngoài ra, nó cũng giúp kiểm soát nhiệt độ, duy trì sự thông thoáng và độ ẩm, đồng thời cũng có tác dụng lọc không khí, loại bỏ lượng không khí bụi bẩn. 

=> Làm công việc liên quan đến lắp đặt điều hòa và không khí, kỹ sư MEP cần phải kiểm soát được hoạt động của các thiết bị trong hệ thống, đánh giá được mức tiêu thụ năng lượng đối với từng thiết bị.

2.2. Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh

Phần Mechanical không chỉ bao gồm hệ thống thông gió và điều hòa không khí mà còn các phần khác như phòng cháy, chữa cháy , cấp thoát nước, cung cấp gas LPG và khí nén.

Nguồn nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như nước uống, nấu ăn, tắm giặt,....Vì vậy hệ thống cấp thoát nước trong công trình đóng vai trò hết sức quan trọng bao gồm việc lắp đặt vòi nước từ nguồn cung cấp nước đến việc lắp đặt đường ống dẫn nước thải,...Các hệ thống cấp thoát nước này bao gồm hệ thống đường ống chính, đường ống phụ và các van đóng mở. Một số thiết bị còn được sử dụng trong hệ thống cấp nước như máy bơm, két nước, bể chứa,...

Hệ thống thoát nước thải là hệ thống đường ống dẫn nước thải thu gom từ các thiết bị có sử dụng nước như thiết bị vệ sinh, thiết bị dân dụng khác. Một số hệ thống thoát nước khác cũng cần quan tâm như hệ thống thoát nước mưa từ mái, hành lang thông qua các đường ống nhánh để thoát ra các hố ga gần nhất,...

Toàn bộ nước thải trước khi được đưa ra ngoài cần phải qua một hệ thống xử lý nước thải là những bể tự hoại, bể tách dầu mỡ sơ cấp, hầm bơm của trạm xử lý nước thải,...Các phương pháp xử lý nước thải bao gồm phương pháp xử lý cơ  học (lắng đọng tự nhiên), phương pháp xử lý sinh học (nhóm vi sinh kị khí và hiếu khí), phương pháp xử lý hóa học (keo tụ, khử trùng).

MEP là gì

2.3. Hệ thống điện

Phần Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện như phân phối, cung cấp điện, chiếu sáng (lighting), điều khiển (control system), điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).

Trong phần điện lại được chia thành điện nặng và điện nhẹ. Điện nặng bao gồm:

  • Hệ thống cấp nguồn chính: bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính, hệ thống tự động điều chỉnh điện áp.

  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)

  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt (Lighting): hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị,...

  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet

  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency

  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)

  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system

  • Hệ thống điện thoại: Telephone system

  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system

  • Hệ thống PA ( public address system) ….

2.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cần phải được lắp đặt theo đúng quy chuẩn để đảm bảo giảm thiểu thiệt hại về người và của khi có sự cố cháy nổ xảy ra. 

Hệ thống MEP đóng vai trò hết sức quan trọng trong các tòa nhà, công trình xây dựng nếu không muốn nói nó chính là “linh hồn” của tòa nhà hay nhà máy.

3. Công việc của kỹ sư MEP

MEP là gì

Kỹ sư MEP là người phụ trách các hạng mục liên quan đến cơ điện trong các tòa nhà, dự án xây dựng. Kỹ sư MEP có thể chỉ cần thông thạo Mechanical hoặc Electrical chứ không cần phải thông thạo cả hai hạng mục. Thực chất, kỹ sư MEP sẽ phụ trách những hạng mục nhỏ khác nhau, dù tính chất công việc này sẽ có liên quan mật thiết đến những mục khác. Ví dụ kỹ sư điện sẽ hiểu biết cơ bản về cơ chế hoạt động của máy lạnh, điều hòa, tức là có hiểu biết về hệ thống thông gió và điều hòa. Cũng như vậy, kỹ sư chuyên về hệ thống điều hòa và thông gió cũng phải có những hiểu biết cơ bản về ngành điện.

Một số công việc cụ thể của kỹ sư MEP bao gồm:

Thứ nhất, kỹ sư MEP sẽ tham gia quá trình khảo sát hiện trường công trình,nắm được những thiết kế cơ bản sau đó lập bản vẽ thiết kế hệ thống cơ điện cho công trình đó. Đồng thời, kỹ sư MEP sẽ phối hợp làm việc với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, giám sát để chốt phương án thiết kế, thi công hệ thống cơ điện cuối cùng.

Tiếp theo, kỹ sư MEP cần thực hiện lập bảng kê chi tiết khối lượng công trình, báo cáo với chủ đầu tư, lập kế hoạch, tổ chức việc thi công, lắp đặt hệ thống cơ điện cho công trình theo kinh phí và tiến độ quy định, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

Trong suốt quá trình thi công, kỹ sư MEP cần giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của đội thi công theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn đã được thẩm định, kịp thời đưa ra những phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh, đảm bảo chất lượng công trình và vấn đề an toàn cho người lao động.

Cuối cùng, kỹ sư MEP kiểm tra kỹ chất lượng các hạng mục cơ điện được phụ trách trước khi gửi yêu cầu nghiệm thu cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn – giám sát, phối hợp tổ chức công tác nghiệm thu công trình, tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu.

Kết thúc công trình, kỹ sư MEP thực hiện làm các báo cáo công việc định kỳ cho chủ đầu tư, công ty quản lý, hạch toán ngân sách lắp đặt theo yêu cầu. Ngoài ra, nếu có yêu cầu khác thì kỹ sư MEP cũng cần thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “MEP là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm, vai trò của hệ thống cơ điện cũng như công việc của kỹ sư cơ điện.

>> Tìm hiểu ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.