Blog

Các mẹo thi Part 2 TOEIC, phần thi hỏi đáp Question & Response

10/10/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Phần thi TOEIC Part 2 đòi hỏi bạn phải thực sự có kỹ năng nghe-hiểu thì mới có thể lựa chọn được đáp án chính xác. Tuy nhiên, cũng đừng quên nắm một số mẹo thi Part 2 TOEIC dưới đây của Vieclam123.vn để tránh các bẫy thường xuất hiện và giành được điểm số tối đa nhé.

1. Cấu trúc Part 2 TOEIC

Ở Part 2 TOEIC, thí sinh sẽ phải trả lời 25 câu hỏi dạng hỏi đáp. Mỗi câu hỏi sẽ có 3 đáp án trả lời. Part 2 TOEIC đòi hỏi thí sinh phải thực sự nghe hiểu thì mới có thể trả lời đúng được.

Các dạng câu hỏi có trong Part 2 TOEIC là: 

  • Dạng câu hỏi có từ để hỏi là Where (ở đâu), When (khi nào), Who (ai), How (như thế nào), Why (tại sao).

  • Dạng câu hỏi Yes/ No 

  • Dạng câu hỏi đuôi

  • Dạng câu hỏi đưa ra gợi ý để làm một cái gì đó

  • Dạng câu trần thuật: dạng câu đưa ra ý kiến, câu trả lời sẽ đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý.

  • Dạng câu hỏi lựa chọn: trong câu hỏi thường xuất hiện “or”

2. Mẹo thi Part 2 TOEIC: mẹo làm bài cho từng dạng câu hỏi

2.1. Dạng câu hỏi có từ để hỏi

Với những câu hỏi có từ để hỏi, bạn cần xác định xem từ để hỏi là gì để lựa chọn đáp án trả lời cho chính xác.

Từ để hỏi “What”

Với câu hỏi có từ để hỏi “What”, câu trả lời thường là danh từ chỉ vật.

Chú ý với những câu bắt đầu bằng “What” nhưng lại mang ý nghĩa khác: What for =why, What day =when, What place =Where, What way =how.

Từ để hỏi “Who” - Hỏi về người

Câu hỏi có chứa từ để hỏi “Who” thường có câu trả lời là danh từ chỉ người.

Từ để hỏi “When” - Hỏi về thời gian

Câu hỏi có chứa từ để hỏi “When” muốn hỏi về mốc thời gian vì vậy trong câu trả lời thường có các giới từ chỉ thời gian như “in”, “on”, “at”,...Cụ thể:

  • In + thời điểm tháng, năm cụ thể

  • On +thời điểm ngày, thứ

  • At +thời điểm xác định về giờ

  • Before+ thời điểm: trước thời điểm cụ thể nào đó

  • After +Thời điểm: sau thời điểm cụ thể nào đó

  • Between +khoảng thời gian: Trong khoảng thời gian nào đó

  • During +Khoảng thời gian: trong suốt thời gian nào.

Từ để hỏi “Where” - Hỏi về nơi chốn

Từ để hỏi “where” thường được dùng để hỏi về nơi chốn nên câu trả lời thường chứa các giới từ chỉ nơi chốn như “in”, “at”, next to, near, close to, opposite,...

Từ để hỏi “Why” - Hỏi về nguyên nhân
Từ để hỏi “Why” thường được sử dụng để hỏi về nguyên nhân, vì vậy trong câu trả lời thường chứa các từ chỉ lý do như “Because, because of, due to, owning to, as, since, thanks to”. Với những câu không có chứa các từ chỉ nguyên nhân như trên nhưng có nghĩa phù hợp, thì vẫn được chọn.

Lưu ý: trong câu hỏi xuất hiện từ để hỏi “why” nhưng lại không mang nghĩa hỏi nguyên do mà có nghĩa khác. Ví dụ “Why don’t” (câu hỏi gợi ý) = how about/what about +V-ing= Let’s + V (nguyên mẫu)

=> Khi trả lời những câu hỏi gợi ý thường có hai cách trả lời là:

Đồng ý: Sure. I’d love to/ That sounds good/ That's a good idea.

Từ chối: Sorry,...

Từ để hỏi “How” - Hỏi về cách thức

Trong câu có từ để hỏi How thường có các trường hợp sau:

  • Hỏi về phương tiện, cách thức

=> Trả lời bằng các cụm từ “By+ phương tiện”, “on walk”, on foot”

  • Hỏi về số lượng: How much, how many

=> Câu trả lời thường có số lượng 

  • Hỏi về giá cả: How much

=> Câu trả lời thường có giá tiền 

  • Hỏi về mức độ thường xuyên, tần suất: How often

=> Câu trả lời thường xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất như: Always (luôn luôn), Usually (thường xuyên), often (thường xuyên), seldom (hiếm khi), never (không bao giờ), twice a week (hai lần 1 tuần),...

  • Hỏi về thời gian: How long

=> Câu trả lời thường có khoảng thời gian, chứ không phải mốc thời gian giống như câu trả lời với when.

2.2. Dạng câu hỏi Yes/No

Với câu hỏi dạng Yes/No, là những câu hỏi không có từ để hỏi và trợ động từ được đảo lên đầu câu thì câu trả lời ở hai dạng “yes” hoặc “no”. Câu trả lời đôi khi sẽ không ở dạng “Yes, I did” hay “No, I didn’t” mà sẽ ở dạng yes, no và nêu thêm lý do phía sau. Ví dụ “yes, I love it” hay “No, I am sorry, I am busy tomorrow”. Một số từ khác thường gặp trong đáp án đúng của câu trả lời này như:

  • Sure/Of course (chắc chắn rồi)

  • Why not (Tại sao không)

2.3. Dạng câu hỏi tường thuật

Dạng câu hỏi tường thuật là những câu hỏi có đưa ra tình huống và yêu cầu người nghe phải có câu trả lời hợp lý, đưa ra ý kiến đồng tình hoặc phản đối. Với những câu hỏi dạng tường thuật như thế này thì đáp án nào càng có nhiều từ lặp lại với câu hỏi thì càng dễ là đáp án sai. Những câu trả lời đúng thường gặp với dạng câu hỏi này là:

  • I don’t know (Tôi không biết)

  • I have no idea (Tôi không có ý kiến gì)

  • I don’t have any clue (Tôi không có bất kỳ manh mối nào)

  • I haven’t heard of it (Tôi chưa từng nghe nói về nó)

  • I hasn’t been decided yet (Cái này vẫn chưa được quyết định)

  • We are not quite sure yet (Chúng tôi chưa chắc chắn lắm)

  • They didn’t say anything about it (Họ chưa từng nói bất kì điều gì về nó)

  • How would I know? (Sao mà tôi biết được)

2.4. Dạng câu hỏi lựa chọn

Với những câu hỏi dạng lựa chọn, trong câu hỏi thường có xuất hiện “or” thì chúng ta có thể loại ngay những đáp án có chứa “Yes”, “No”. Đáp án đúng thường là một trong hai sự lựa chọn được đưa ra hoặc dạng “Let’s talk about it later” (hãy nói về vấn đề này sau nhé). Một số câu trả lời cố định cho câu hỏi lựa chọn bạn nên ghi nhớ như:

  • Whichever/Either (cái nào cũng được)

  • Neither (không cái nào hết)

  • Prefer: thích cái nào hơn

3. Mẹo thi Part 2 TOEIC: tránh các bẫy

Không giống như ở Part 1, thí sinh phải đối mặt với rất nhiều “bẫy” thì trong Part 2 này, số lượng bẫy sẽ ít đi đáng kể, chỉ cần bạn nắm được một số bẫy cơ bản sau đây và cách vượt qua chúng là sẽ không mắc phải những sai lầm đáng tiếc khi thi TOEIC.

Bẫy 1: Đáp án đã cho không liên quan đến câu hỏi ở đề bài. Ví dụ trong câu hỏi có từ để hỏi là “What” thì thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến đáp án sẽ liên quan đến người, hoặc vật nào đó. Tuy nhiên, đôi khi đáp án sẽ không liên quan đến câu hỏi, ví dụ như “Let’s discuss it later” (hãy thảo luận về nó sau nhé). Vì vậy, khi nghe, không những cần xác định từ để hỏi mà cong cần nghe các từ khóa của cả câu hỏi và đáp án để lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất.

Bẫy 2: Đáp án đúng không trả lời trực tiếp cho câu hỏi. Ví dụ trong câu hỏi có từ để hỏi là “Where” (ở đâu), thí sinh sẽ nghĩ ngay đến đáp án sẽ nêu ra một địa điểm, nơi chốn nào đó. Tuy nhiên, đôi khi đáp án có chứa nơi chốn lại là câu trả lời sai, và đáp án đúng thì không trả lời trực tiếp cho câu hỏi. 

Ví dụ: Where is the contract with Mr. John

A. By afternoon

B. My secretary knows.

C. Mr. John is in the meeting room.

Đáp án đúng: B

Bẫy 3: Đáp án chứa các từ đồng âm khác nghĩa hoặc các từ đã xuất hiện trong câu hỏi. Khi nghe thấy trong đáp án có chứa những từ như vậy thì đừng vội chọn nhé, bạn nên “cảnh giác” với chúng và phải nghe thật kỹ cả câu hỏi và đáp án.

Bẫy 4: Câu hỏi và đáp án được chia thì khác nhau. Thông thường, khi lựa chọn đáp án cho câu trả lời thì các bạn thường sẽ loại ngay những đáp án khác thì với câu hỏi. Tuy nhiên, đôi khi câu hỏi và câu trả lời đúng lại tồn tại ở hai thì khác nhau. Bởi vậy, nên biết cách sử dụng linh hoạt cả 12 thì cơ bản trong tiếng Anh, nắm được ý nghĩa của câu hỏi và đáp án để lựa chọn được câu trả lời đúng nhất.

Bẫy 5: Câu hỏi dạng có từ để hỏi nhưng đáp án ở dạng “Yes, No” thì loại ngay những đáp án đó dù trong đáp án có xuất hiện từ giống với câu hỏi. 

Bẫy 6: Với những câu hỏi “How much” về giá tiền thì câu trả lời thường không đưa ra đáp án về giá tiền chính xác mà sẽ tồn tại ở dạng chung chung, ví dụ như: 

  • I don’t know (Tôi không biết)

  • I have no idea (Tôi không có ý kiến gì)

  • I don’t have any clue (Tôi không có bất kỳ manh mối nào)

  • I haven’t heard of it (Tôi chưa từng nghe nói về nó)

  • I hasn’t been decided yet (Cái này vẫn chưa được quyết định)

  • We are not quite sure yet (Chúng tôi chưa chắc chắn lắm)

  • They didn’t say anything about it (Họ chưa từng nói bất kì điều gì về nó)

  • How would I know? (Sao mà tôi biết được)

Như vậy, trên đây là mẹo thi Part 2 TOEIC được Vieclam123.vn tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể hoàn thành tốt bài thi TOEIC của mình.

>> Xem nagy:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngành Tiếng Anh thương mại học trường nào uy tín, chất lượng?
Tiếng Anh thương mại là một ngành quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vậy thì ngành tiếng Anh thương mại học trường nào thì uy tín, chất lượng?

04/04/2023

Chill là gì? Khám phá đầy đủ ý nghĩa thú vị của Chill
Chill là gì? Chill mang những ý nghĩa gì mà lại được giới trẻ sử dụng như một trào lưu như thế? Trong bài viết này hay cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

15/06/2022

Cấu trúc More and More - càng ngày càng, ý nghĩa và cách sử dụng
Cấu trúc More and More được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa “càng ngày càng”. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc More and More.

30/01/2021

Mẹo thi Part 1 TOEIC, bí quyết trả lời câu hỏi mô tả tranh
Đối với từng phần của bải thi TOEIC từ part 1 đến part 7, chúng ta lại có những mẹo nhỏ khác nhau. Trong bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm được mẹo thi part 1 TOEIC Listening.

08/10/2020