close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh trình bày thế nào mới chuẩn?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi tạm dừng hoạt động kinh doanh, không đơn giản là đóng cửa, thông báo với khách hàng là xong, doanh nghiệp cần phải lập mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh chi tiết và rõ ràng sau đó gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh - nơi cấp phép. Cụ thể nội dung của mẫu thông báo này như thế nào, mời bạn theo dõi những thông tin liên quan được chia sẻ bên dưới.

1. Làm rõ bản chất của mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

Dường như mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh là gì không phải thắc mắc của những người không kinh doanh, thế nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu bởi vì biết đâu sau này bạn sẽ có ý định thành lập doanh nghiệp thì có thể sử dụng tới.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh là một giấy tờ do chủ doanh nghiệp tạo nên, theo đó khi có nhu cầu đóng cửa sản xuất, kinh doanh trong một thời gian thì chủ doanh nghiệp sẽ tới Phòng đăng ký kinh doanh của địa phương để nộp thông báo này.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh
Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

Khi mẫu thông báo nộp thành công, doanh nghiệp sẽ chính thức tạm ngừng hoạt động, không xuất hàng hóa cũng như bất kỳ hóa đơn nào với tư cách pháp nhân đã đăng ký trước đó.

Thường thì mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh chỉ dành riêng cho một số trường hợp làm ăn không hiệu quả hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh mới. Nếu là người mới có lẽ bạn sẽ không hiểu vì sao mình phải lập mẫu thông báo này đúng không? Đừng lo vì tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này với nội dung bên dưới nhé.

2. Vì sao doanh nghiệp cần lập mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh?

Mọi giấy tờ trước khi được sinh ra đều được gắn với một mục đích cụ thể, mẫu thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh cũng không phải ngoại lệ.

Một doanh nghiệp kể từ khi được thành lập đã chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía doanh nghiệp, vậy thì khi kết thúc quá trình kinh doanh của mình họ cũng cần thông báo để cơ quan chức năng theo dõi và quản lý một cách hiệu quả.

Đây là vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của người làm kinh doanh, càng quản lý chặt chẽ thì môi trường kinh doanh càng diễn ra lành mạnh.

Vì sao doanh nghiệp cần lập mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh
Vì sao doanh nghiệp cần lập mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh?

Khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, công ty rơi vào tình trạng suy yếu hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh đăng ký ban đầu để được giải quyết.

Đây là mẫu thông báo do cơ quan chức năng tiến hành lập mẫu sẵn, theo đó nếu có nhu cầu thì chủ doanh nghiệp chỉ cần tới lấy mẫu sau đó điền nội dung vào là xong.

Mẫu giấy tờ này không xuất hiện phổ biến ở bên ngoài cho nên không nhiều người nắm được nội dung cũng như cách điền thông tin như thế nào cho chuẩn. Vậy thì những nội dung sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ kiến thức này, hãy lưu lại để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhé.

3. Chi tiết nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh

3.1. Các thành phần tham gia trong mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh khá ngắn gọn, chủ yếu được cấu tạo từ 3 phần quan trọng đó là mở đầu, nội dung chính và phần kết.

Các thành phần tham gia trong mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh
Các thành phần tham gia trong mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh

Với cách phân chia như vậy, người nhìn sẽ dễ quan sát từng thông tin được đưa ra trong thông báo. Mặt khác với những người lần đầu tiếp cận thì cũng dễ dàng nắm bắt thông tin để trình bày.

Các phần khi được sinh ra đều có mục đích riêng, để biết rõ mục đích của nó như thế nào thì mời bạn theo dõi những thông tin được trình bày dưới đây nhé.

3.2. Cách trình bày nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

3.2.1. Phần mở đầu trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Vẫn là những yếu tố quen thuộc, phần đầu của thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ bao gồm Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tên doanh nghiệp, Tiêu đề thông báo.

Trong đó, Quốc hiệu và Tiêu ngữ vẫn được tách riêng thành 2 dòng, thay vì trình bày ở giữa như những văn bản khác thì yếu tố này sẽ được lùi vào bên phải văn bản để nhường chỗ cho Tên doanh nghiệp.

Có nghĩa là Tên doanh nghiệp sẽ sánh ngang hàng với Quốc hiệu và Tiêu ngữ, thường thì chúng được sắp xếp khá hài hòa và cân đối.

Phần mở đầu trong thông báo tạm ngừng kinh doanh
Phần mở đầu trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Với Tiêu đề văn bản, có nhiều cách thức trình bày, cụ thể như sau;

THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH

THÔNG BÁO

V/v: Tạm ngừng kinh doanh

Ngoài ra, hãy trình bày nội dung “Kính gửi” cho chuẩn xác, ở đây bạn sẽ ghi là Phòng đăng ký tỉnh…/Thành phố… (nơi mình đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp trước đó)

Các thông tin về Tên doanh nghiệp, Mã số thuế hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần được thể hiện một cách chi tiết và chính xác nhất.

3.2.2. Phần nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trong nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh, sẽ có 2 nội dung chính cũng là 2 trường hợp yêu cầu tạm ngừng kinh doanh bao gồm doanh nghiệp và các chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.

Phần nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh
Phần nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

- Ở trường hợp 1: Doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh cần kê khai rõ ràng thông tin về ngày bắt đầu ngừng kinh doanh cho tới khi trở lại hoạt động bình thường.

Nêu rõ Lý do doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh: Phần này rất quan trọng cho nên bạn phải ghi đầy đủ chính xác nội dung để đảm bảo yêu cầu được phê duyệt.

- Trường hợp thứ 2: Khi điểm kinh doanh, chi nhánh hay văn phòng đại diện muốn thông báo ngừng kinh doanh thì cần làm rõ các nội dung như thời gian bắt đầu và kết thúc việc ngừng kinh doanh, Tên chi nhánh/văn phòng đại diện/điểm kinh doanh, Mã số thuế, Giấy chứng nhận kinh doanh và Lý do tạm ngừng kinh doanh cụ thể.

3.2.3. Nội dung phần kết trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Nội dung phần kết trong thông báo tạm ngừng kinh doanh
Nội dung phần kết trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Phần cuối cùng là dành cho chữ ký, theo đó Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc Người đứng đầu chi nhánh ký và ghi rõ họ tên của mình để kết thúc mẫu thông báo này.

Sau đó gửi mẫu văn bản thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi mình đăng ký trước đó trước 3 ngày tạm ngừng kinh doanh.

4. Lưu ý khi trình bày nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh chính là cơ sở quan trọng để chủ doanh nghiệp yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết nhu cầu của mình, theo đó khi trình bày cần hết sức chú ý về mặt hình thức.

Một số lưu ý mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần phải ghi nhớ khi đi làm thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh như sau:

Thứ nhất, khi kê khai thông tin hãy chắc chắn rằng thông tin kê khai là hoàn toàn chính xác. Nếu thông tin sai lệch, nhu cầu của bạn sẽ không được xử lý và giải quyết.

Lưu ý khi trình bày nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh
Lưu ý khi trình bày nội dung trong thông báo tạm ngừng kinh doanh

Thứ hai, cần chú ý các lỗi như sai chính tả, trình bày khó hiểu, dài dòng,... bởi chúng sẽ làm giảm giá trị của mẫu thông báo này.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh là một trong những văn bản quan trọng mà chủ doanh nghiệp hay đại diện chi nhánh cần hết sức chú ý. Việc chuẩn bị nội dung chất lượng cộng thêm hình thức trình bày bắt mắt sẽ là nền tảng giúp thông báo được chấp thuận.

Thủ tục thay đổi kế toán trưởng

Liên quan tới doanh nghiệp, bạn đã nắm được thủ tục thay đổi kế toán trưởng diễn ra như thế nào chưa? Có thể trong thời gian tới bạn sẽ được sếp giao cho nhiệm vụ này vậy nên hãy tìm hiểu nó từ bây giờ với bài viết bên dưới của vieclam123.vn nhé.

Thủ tục thay đổi kế toán trưởng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.