Mẫu quyết định thành lập công ty là một trong những thủ tục không thể thiếu đối với các tổ chức được thành lập mới. Vậy văn bản này cần được soạn thảo như thế nào để đạt chuẩn ngay từ lần đầu tiên? Hãy cùng vieclam123.vn khám phá những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Nếu là người chuyên phụ trách về mảng soạn thảo văn bản và các giấy tờ trong doanh nghiệp vậy thì bạn cần nắm rõ bản chất cũng như khái niệm mẫu quyết định thành lập công ty là gì?
Việc hiểu biết này sẽ giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi hơn, hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn.
Mẫu quyết định thành lập công ty hay quyết định thành lập doanh nghiệp là văn bản do các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp đứng ra tạo lập, trong đó nội dung thể hiện ý tưởng kinh doanh của đại hội cổ đông và cùng nhau đưa ra quyết định tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam.
Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp chỉ được lập duy nhất 1 lần vào thời điểm công ty bắt đầu được thành lập, quyết định này sẽ có hiệu lực cho tới khi doanh nghiệp đó phá sản hoặc không tồn tại trên hệ thống theo dõi của Nhà nước.
Nhiều người chưa biết mẫu quyết định này sẽ được sử dụng cho những loại hình doanh nghiệp nào? Vậy hãy theo dõi những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Mẫu quyết định thành lập công ty sẽ được sử dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập, tất nhiên đó phải là doanh nghiệp hợp pháp theo quy định của Nhà nước ban hành.
Theo đó, một số loại hình mà bạn có thể sử dụng mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp bao gồm: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Nói chung, bất kể doanh nghiệp nào đáp ứng các điều kiện nêu trên thì đều cần thiết sử dụng tới mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp.
Thông thường, mẫu quyết định thành lập công ty sẽ có nội dung khá ngắn, tuy nhiên nó vẫn có đầy đủ các thành phần quan trọng cấu thành văn bản. Cụ thể nội dung ra sao bạn có thể quan sát phần bên dưới để nắm rõ nhé.
Nhìn vào các mẫu quyết định nói chung chúng ta đều thấy rằng nội dung bên trong không thể thiếu phần căn cứ của những văn bản đã được thiết lập trước đó. Những văn bản này đều có nội dung quy định liên quan tới việc thành lập công ty cho nên thích hợp sử dụng để ban hành ra quyết định thành lập doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Với các doanh nghiệp có 1 chủ sở hữu nhưng là tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhiều hơn 2 chủ sở hữu, trong cuộc họp cần có biên bản cuộc họp đi kèm và quyết định thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, mẫu quyết định thành lập công ty chỉ là văn bản tổng hợp nội dung chính trong cuộc họp đại hội cổ đông về việc thành lập công ty.
Trong quyết định thành lập doanh nghiệp, cần phải làm rõ những thông tin liên quan như cơ cấu thành lập, mức vốn điều lệ công ty, người đại diện theo pháp luật, người chịu trách nhiệm điều hành chính của công ty,...
Trong văn bản này, mọi thông tin về vốn góp tương đương với tỷ lệ % góp vốn của mỗi chủ sở hữu đều phải chi tiết và minh bạch. Theo đó người soạn thảo có thể trình bày mục này theo dạng bảng để tất cả mọi người đều quan sát dễ dàng.
Một trong những thông tin mà mẫu quyết định thành lập công ty buộc phải có đó chính là thông tin về người đứng ra chịu trách nhiệm quản lý phần vốn góp và điều hành chính trong công ty.
Cùng với đó, hãy liệt kê chi tiết những thông tin cá nhân kèm theo trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng cổ đông sáng lập ra công ty này.
Mẫu quyết định thành lập công ty cần phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia góp vốn, đây là yêu cầu bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp và khiến mẫu quyết định trở nên hợp pháp.
Ngoài ra, khi thành lập công ty, cả chủ sở hữu và đồng sở hữu cần làm rõ ràng, chi tiết một số vấn đề sau đây:
- Thông tin ngành nghề kinh doanh cùng với mục đích hoạt động: Cụ thể, ngành nghề kinh doanh thuộc mã ngành nào, có điều kiện hoạt động ra sao, với điều kiện hiện tại thì doanh nghiệp đã đủ điều kiện để đáp ứng hay chưa, mức vốn pháp lý mà ngành nghề yêu cầu là bao nhiêu, doanh nghiệp nên chọn mức vốn điều lệ nào là phù hợp.
- Thông tin chi tiết về vị trí và cơ cấu các thành viên tham gia góp vốn: Cơ cấu hoạt động của công ty cần phải xác lập rõ ngay từ đầu, các vị trí cần có trong bộ máy quản lý gồm có những gì, ai là người nắm giữ những vị trí đó (ghi rõ quyền lợi và nghĩa vụ), ai là người sáng lập và ai là người tham gia góp vốn, các thành viên trong hội đồng quản trị gồm có những ai.
- Thông tin về Tên công ty và trụ sở chính: Tên công ty không được trùng lặp với bất kỳ doanh nghiệp nào khác, để tránh tình trạng này, doanh nghiệp cần tra cứu danh sách công ty trên cổng thông tin quốc gia để thiết lập; Tên công ty là sự lắp ghép của loại hình doanh nghiệp và tên riêng; Địa chỉ đặt văn phòng công ty không được là chung cư hay khu tập thể.
Có một số lưu ý dành cho những ai phụ trách mảng soạn thảo mẫu quyết định thành lập công ty như sau:
Thứ nhất, nắm rõ thể thức trình bày trong văn bản để mẫu quyết định được tạo ra một cách hoàn chỉnh nhất. Kỹ năng vi tính văn phòng chính là điều mà bạn cần quan tâm khi soạn thảo quyết định thành lập công ty, theo đó ngoài những lỗi chính tả, căn chỉnh font chữ thì còn phải đảm bảo căn lề cho chuẩn.
Thứ hai, các nội dung được thể hiện trong mẫu quyết định này cần độ chính xác tuyệt đối. Không được phép sai sót dù là thông tin nhỏ nhất bởi đây chính là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh sau này.
Thứ ba, các quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên tham gia góp vốn cần được trình bày rõ ràng, cụ thể. Mọi thứ đều phải hết sức rõ ràng và được sự chấp thuận của tất cả các thành viên tham gia.
Như vậy, mẫu quyết định thành lập công ty chính là một trong số giấy tờ quan trọng mà mỗi doanh nghiệp mới khi thành lập đều phải chuẩn bị, nếu chưa hình dung rõ nét về nội dung bên trong thì bạn có thể tham khảo file bên dưới:
mẫu-quyết-định-thành-lập-công-ty-chuan-nhat.docx
Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần.docx
Mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên.docx
Mẫu quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.docx
Vừa rồi, vieclam123.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin hấp dẫn liên quan tới mẫu quyết định thành lập công ty. Qua đó dân văn phòng cũng đã nắm được cách thức trình bày cũng như soạn thảo văn bản sao cho chuẩn, hãy tiếp tục đồng hành cùng website ở những bài viết tiếp theo để gia tăng vốn kiến thức của mình hơn nữa bạn nhé.
Với những doanh nghiệp làm ăn kinh doanh thua lỗ dẫn đến phá sản thì cần lập mẫu quyết định giải thể doanh nghiệp. Vậy bạn có biết văn bản này có nội dung như thế nào hay không? Cùng làm rõ các vấn đề liên quan thông qua bài viết bên dưới này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ