Trong hoạt động vận hành của các doanh nghiệp, việc bổ sung hay đổi hướng ngành nghề kinh doanh là một hoạt động khá quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Để hoàn thành tốt công việc này các doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục và hồ sơ theo quy định. Một thành phần trong bộ hồ sơ đó chính là mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh. Vậy mẫu quyết định này cụ thể sẽ được hiểu như thế nào? Các loại mẫu quyết mà các doanh nghiệp có thể sử dụng sẽ ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu thông tin thông qua phạm vi bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Song song với sự phát triển của kinh tế xã hội, các lĩnh vực kinh doanh cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là cách để các doanh nghiệp bắt kịp xu thế và điều chỉnh để phù hợp hơn với hoạt động phát triển của mình. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp gia tăng lợi nhuận và thúc đẩy sự đi lên trong tình hình kinh doanh của chính những doanh nghiệp đó.
Đối với công việc bổ sung này, các doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục và hồ sơ cần thiết theo đúng như quy định của Nhà nước. Trên thực tế, những hồ sơ để phục vụ thủ tục này không có quá nhiều nhưng đòi hỏi người thực hiện cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chuẩn xác. Một trong số đó phải kể đến đó chính là mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh là một văn bản hành chính với những nội dung cụ thể về việc bổ sung hoặc chuyển hướng trong lĩnh vực kinh doanh cho các doanh nghiệp. Mẫu văn bản này là một thành phần quan trọng trong hồ sơ bổ sung của các doanh nghiệp khi thực hiện mong muốn được phát triển cũng như có thêm nhiều hướng đi mới. Đây cũng là một văn bản với chức năng pháp lý và cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong quá trình tạo lập. Vậy cụ thể những trường hợp áp dụng cho mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?
Trên thực tế, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ cần chuẩn bị mẫu quyết định bổ sung một cách khác nhau. Hiện nay, có ba loại hình công ty được áp dụng và có mẫu văn bản khi thực hiện hoạt động này đó là Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và cuối cùng là những Công ty Cổ phần.
Đầu tiên là đối với những Công ty TNHH một thành viên, văn bản quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh tại các công ty này sẽ do “Chủ sở hữu công ty” ra quyết định và ký tên để xác nhận. Người thực hiện cần điền đầy đủ và chính xác những nội dung về thời gian và những danh mục ngành nghề kinh doanh cần bổ sung. Để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể tải về mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên dưới đây:
Tiếp theo, đối với các công ty TNHH từ hai thành viên trở lên thì văn bản này sẽ do “Chủ tịch hội đồng thành viên” đưa ra quyết định sau cùng và ký tên, đóng dấu để xác nhận. Giống như văn bản của công ty TNHH 1 thành viên, những thông tin trong mẫu quyết định của những loại hình công ty này cũng cần đảm bảo trình bày với đầy đủ những nội dung liên quan và tuân thủ sự chính xác. Dưới đây là mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh cho Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Cuối cùng là mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh của các Công ty Cổ phần. Về cơ bản, mẫu quyết định cho loại hình công ty này sẽ khác với hai loại hình còn lại ở chủ thể quyết định. Quyền quyết định và thông qua về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh tại các Công ty Cổ phần sẽ do “Đại hộ Cổ đông” thực hiện và ký tên, đóng dấu để xác nhận.
Bạn có thể tải mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh của loại hình Công ty Cổ phần tại đây:
Bên cạnh mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, việc nắm rõ những trình tự thực hiện sẽ là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đảm bảo khi có ý định bổ sung hoặc chuyển hướng trong lĩnh vực kinh doanh. Quá trình này sẽ được thực hiện qua thông qua trình tự như sau:
Đầu tiền, người đại diện về các vấn đề luật pháp cho các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện trách nhiệm gửi Thông báo về việc thay đổi lĩnh vực kinh doanh kèm theo mẫu quyết định bổ sung ngành nghề tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc thành phố tại nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Các doanh nghiệp cần lưu ý về thời hạn để thực hiện là 10 ngày kể từ khi có quyết định bổ sung.
Trong đó, Thông báo mà các doanh nghiệp gửi đi sẽ có những nội dung về tên, mã số hoặc mã số thuế của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hai loại mã này thì người thực hiện có thể sử dụng số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để thay thế. Bên cạnh đó, thông báo này có có thông tin về danh sách các lĩnh vực kinh doanh muốn bổ sung được trình bày một cách chi tiết. Cuối cùng là họ tên, chữ ký của người đại diện các vấn đề về pháp luật trong doanh nghiệp của mình.
Tiếp theo, người thực hiện cần chuẩn bị biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện với sự tổ chức của Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên); Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) và Đại hội Cổ đông (đối với công ty Cổ phần). Cùng với Thông báo mà doanh nghiệp đã gửi cùng bên trên, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện trao lại Giấy biên nhận đồng thời thực hiện kiểm tra hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp có đầy đủ và hợp lệ hay không. Nếu quá trình thực hiện, các doanh nghiệp cần đến Giấy xác nhận bổ sung ngành nghề kinh doanh thì có thể đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cung cấp cho mình.
Trong trường hợp hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và gửi tin tức thông báo cho các doanh nghiệp về yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện với thời gian là 3 ngày là việc. Quá trình thực hiện công việc này của các doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo thời hạn là 10 ngày để hoàn thành trách nhiệm thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để họ hoàn thành thủ tục. Nếu doanh nghiệp không thể đảm bảo được điều này thì sẽ phải nộp phạt theo quy định Pháp luật hiện hành.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mẫu quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh. Hy vọng với những giá trị thông tin mà chúng tôi mang lại, bạn đọc đã có được thêm những hiểu biết về mẫu quyết định quan trọng này. Chúc bạn đọc có nhiều sức khỏe, niềm vui và đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác nhé!
Bạn muốn tìm hiểu thông tin về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn? Đọc ngay bài viết sau đây để có thêm thông tin về việc thực hiện thủ tục này một cách chính xác và đầy đủ nhất.
MỤC LỤC
Chia sẻ