Dù là cán bộ Nhà nước hay lãnh đạo trong công ty tư nhân thì khi được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn đều cần có quyết định rõ ràng. Vậy bạn hiểu mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì và nội dung của mẫu quyết định này như thế nào?
MỤC LỤC
Thông tin về các giấy tờ như mẫu quyết định bổ nhiệm rất cần thiết đối với người làm phòng hành chính nhân sự, do đó nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm với mẫu văn bản này vậy thì đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích ở bài viết dưới đây nhé.
Ai cũng biết bổ nhiệm chức vụ chính là việc giao trọng trách lớn hơn với một chức vụ cao hơn cho một cá nhân nào đó, cá nhân này có thể làm việc ở cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Vậy mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ là gì?
Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ chính là một văn bản hành chính, nội dung chủ yếu là thông báo cho các đối tượng liên quan được biết. Người được bổ nhiệm kể từ khi nhận quyết định này sẽ thực hiện đúng trách nhiệm cũng như làm tròn nghĩa vụ trên cương vị mới. Đồng thời cũng được hưởng mọi chế độ liên quan tới vị trí được bổ nhiệm.
Mục đích của việc bổ nhiệm chức vụ không gì khác ngoài việc kiện toàn bộ máy Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân làm việc có hiệu quả hơn.
Trước khi bổ nhiệm thì ban giám đốc hoặc lãnh đạo cấp cao của công ty sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng về mọi mặt đối với cá nhân được bổ nhiệm, điều này nhằm hạn chế việc bỏ sót nhân tài cũng như chọn nhầm người giỏi,...
Mẫu quyết định bổ nhiệm các chức danh trong công ty sẽ được thiết lập trong những trường hợp nào bạn có biết? Sau đây là thông tin mà bạn quan tâm, cùng theo dõi nhé.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2000, có một số trường hợp cần sử dụng đến mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ đối với các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, bổ nhiệm Giám đốc, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng hay những chức vụ quản lý khác. Các chức vụ này sẽ do Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Hội đồng quản trị của công ty Cổ phần bổ nhiệm.
Thứ hai, bổ nhiệm chức danh Chủ tịch công ty hay Kiểm soát viên của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên
Thứ ba, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong công ty nhưng trừ các chức danh thuộc quyền của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Quyết định bổ nhiệm sẽ do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty TNHH 2 thành viên trở lên ban hành.
Thứ tư, bổ nhiệm chức vụ Giám đốc/Tổng giám đốc công ty Nhà nước, mẫu quyết định bổ nhiệm sẽ do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty Nhà nước ban hành
Thứ năm, bổ nhiệm kiểm soát viên của công ty, người quản lý, Chủ tịch công ty hoặc thành viên của Hội đồng thành viên. Quyết định do chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên ban hành.
Trên đây là một số trường hợp cần sử dụng đến mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong các cơ quan Nhà nước và cả doanh nghiệp Tư nhân. Theo đó cứ thuộc 1 trong những trường hợp trên thì doanh nghiệp cần thiết phải lập quyết định thông báo cho người liên quan.
Về cơ bản, mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ sử dụng trong cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân đều có cấu trúc tương tự, cấu tạo cơ bản được chia thành 3 phần bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết. Bạn sẽ phải trình bày nội dung mỗi phần ra sao, cùng theo dõi những thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.
Các yếu tố xuất hiện ở phần mở đầu quyết định bổ nhiệm chức vụ bao gồm:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ: Trình bày thành 2 dòng tách biệt, trong đó dòng Quốc hiệu có thể viết in hoa toàn bộ, còn dòng Tiêu ngữ cần viết hoa chữ cái đầu đối với mỗi cụm từ.
- Tên cơ quan/doanh nghiệp ra quyết định: Phần này sẽ thể hiện ngang hàng với Quốc hiệu và Tiêu ngữ, vị trí của nó sẽ nằm ở phía tay trái của văn bản theo hướng của người nhìn. Bên dưới tên đơn vị, cần có thêm thông tin về số văn bản để thể thức được hợp lệ nhé.
- Tên của mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ: Quyết định bổ nhiệm chức vụ sẽ được đặt tên theo đúng mục đích của nó.
Ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH ABC
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc công ty
- Căn cứ ra quyết định bổ nhiệm: Doanh nghiệp cần phải dẫn chứng một số căn cứ liên quan như bộ Luật doanh nghiệp hay theo quy định của công ty,...
Kết thúc phần mở đầu với những thông tin khá ngắn gọn, tiếp tục chuyển qua phần nội dung chính trong mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ này để xem có những gì nhé.
Trong phần nội dung, người soạn quyết định cần phải đảm bảo thông tin của người hoặc nhóm được bổ nhiệm một cách rõ ràng.
Trong đó, ghi rõ người được bổ nhiệm theo quyết định và những cá nhân có trách nhiệm thi hành.
Những thông tin xuất hiện ở phần nội dung quyết định bổ nhiệm bao gồm:
Họ tên người nhận quyết định, Giới tính, Ngày sinh, Dân tộc, Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, Nơi ở hiện tại, Thời gian quyết định có hiệu lực.
Tất cả những thông tin nêu trên đều phải được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác. Nếu chưa rõ thông tin nào, người soạn thảo văn bản có thể tìm hiểu hoặc hỏi lại người phụ trách để không tạo ra văn bản lỗi.
Quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ có hiệu lực khi đảm bảo các thông tin về mặt nội dung cũng như có chữ ký của người có thẩm quyền.
Theo đó, người có thẩm quyền ban hành theo như các trường hợp nêu trên sẽ ký tên và đóng dấu tại mục chữ ký. Ngoài ra, sau khi ký, quyết định phải có dấu đỏ của công ty, cụ thể là ban giám đốc thì mới được coi là có giá trị và hiệu lực thi hành.
Hiện nay, có 3 loại mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ được sử dụng phổ biến bao gồm mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong cơ quan Nhà nước, mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong công ty TNHH và mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong công ty Cổ phần.
Mỗi mẫu quyết định này sẽ có nội dung cụ thể ra sao mời bạn theo dõi những hình ảnh cụ thể dưới đây:
- Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong cơ quan Nhà nước:
- Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong loại hình công ty TNHH:
- Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ trong công ty Cổ phần:
Quyết định bổ nhiệm chức vụ không những là văn bản hành chính quan trọng trong doanh nghiệp, mà hơn thế nó còn là căn cứ để các cá nhân được bổ nhiệm thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình.
Mẫu quyết định được soạn thảo đúng, chuẩn xác đảm bảo các yếu tố về văn bản sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của người thiết lập cũng như toàn bộ doanh nghiệp. Ngược lại, nếu như hình thức không đảm bảo theo quy chuẩn thi bạn nhất định sẽ bị khiển trách về chuyên môn của mình.
Vậy nên bất kể là bạn đã biết hay chưa thì việc thực hiện những thông tin trong mẫu quyết định bổ nhiệm vẫn phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn chung của nó. Một số lỗi thường gặp mà bạn cần tránh xa khi trình bày mẫu quyết định này như sau:
- Viết sai chính tả, thậm chí sai nhiều từ khiến người đọc khó chịu và không thể chấp nhận
- Câu văn lủng củng, diễn đạt dài dòng không đúng trọng tâm
- Nội dung trình bày thiếu thông tin của người được bổ nhiệm
Đây đều là những lỗi sai cơ bản mà bạn không nên mắc phải, trước khi viết cần tìm hiểu thật kỹ các thành phần bên trong nội dung, sau đó trình bày cho chuẩn xác.
Nếu chưa tự tin vào năng lực của bản thân, bạn có thể tìm hiểu một số mẫu có sẵn trên mạng để học tập cách trình bày của họ. Dưới đây vieclam123.vn sẽ chia sẻ đến bạn một số file tài liệu để bạn có hình dung rõ hơn về một mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ hoàn chỉnh như thế nào, bấm vào file để cập nhật nhé:
mau-quyet-dinh-bo-nhiem-chuc-vu.doc
mau-quyet-dinh-bo-nhiem-can-bo_cong-chuc.doc
mau-quyet-dinh-bo-nhiem-giam-doc-cong-ty-co-phan.docx
Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ cùng những nội dung liên quan đã được làm rõ thông qua bài viết trên đây. Mong rằng những ai đang đảm nhận trọng trách soạn thảo văn bản trong tổ chức, doanh nghiệp thì sẽ nâng cao nghiệp vụ của mình hơn nữa. Khi nghiệp vụ tốt thì con đường thăng tiến mới có thể rộng mở.
Bạn đã bao giờ đối mặt với mẫu quyết định thành lập văn phòng đại diện chưa? Không phải ai cũng đối diện với văn bản này tuy nhiên nếu có thể thì bạn vẫn nên tìm hiểu về nó. Trong tương lai rất có thể bạn sẽ đảm nhận trọng trách này và hãy xem nội dung của nó ra sao với bài viết được chia sẻ bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ