Giảm thiểu chi phí để tối ưu lợi nhuận chính là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề hay công việc có thể thuê cộng tác viên thì doanh nghiệp cũng không ngại tìm kiếm đối tượng này để hợp tác. Nhiều người cho rằng hợp tác với cộng tác viên sẽ không cần hợp đồng, tuy nhiên điều đó là không phải. Hãy xem mẫu hợp đồng cộng tác viên được thiết lập như thế nào và có nội dung ra sao?
MỤC LỤC
Cũng là người làm việc cho doanh nghiệp thế nhưng cộng tác viên lại không phải nhân viên chính thức. Theo đó mọi quyền lợi mà doanh nghiệp áp dụng cho nhân viên họ đều không được hưởng.
Thuộc loại hợp đồng dịch vụ, mẫu hợp đồng cộng tác viên được xác lập dựa trên những thỏa thuận giữa 2 bên là doanh nghiệp và cộng tác viên. Trong đó có quy định thời gian làm việc nhất định và thể hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của 2 bên.
Nói như vậy không có nghĩa là cứ công ty nào thuê cộng tác viên cũng xác lập hợp đồng, tùy vào tính chất công việc, sự cẩn thận từ phía doanh nghiệp hay ứng viên mà họ sẽ đưa ra các thỏa thuận về một bản hợp đồng sao cho thỏa đáng.
Nhìn chung, nếu đã hợp tác lâu dài thì một bản hợp đồng cộng tác viên thực sự là cần thiết. Dù bạn là ai thì cũng nên cân nhắc tới vấn đề này để cả 2 đều có tâm lý thoải mái khi thực hiện mục tiêu của mình nhé.
Rất nhiều người cho rằng thuê cộng tác viên thì cần gì phải ký hợp đồng cho phức tạp, vậy theo bạn mẫu hợp đồng này có tác dụng như thế nào đối với các bên tham gia?
Về cơ bản, hợp đồng cộng tác viên sẽ được thiết lập dựa trên thỏa thuận từ 2 bên tham gia đó là doanh nghiệp có nhu cầu thuê và cộng tác viên có nhu cầu tìm việc.
Vậy nên, đương nhiên mẫu hợp đồng này được sinh ra để phục vụ cho cả 2 bên. Vậy mục đích của bản hợp đồng đối với mỗi bên được thể hiện như thế nào, mời bạn theo dõi những nội dung được chia sẻ bên dưới nhé:
- Đối với phía doanh nghiệp: Việc ký kết hợp đồng với người lao động nói chung và cộng tác viên nói riêng giúp doanh nghiệp giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Khi ký loại hợp đồng này, doanh nghiệp cũng không chịu sự ràng buộc bởi nhiều Bộ Luật như Dân sự hay Bộ Luật Lao động như nhân viên chính thức.
- Đối với cộng tác viên: Việc ký kết hợp đồng cộng tác viên sẽ giúp đối tượng này linh hoạt hơn trong vấn đề sử dụng thời gian của mình, đồng thời cũng chuyên tâm vào những nhiệm vụ được giao khi quyền lợi được đảm bảo.
Nhìn chung, xét khía cạnh quyền lợi cho cả 2 bên thì mẫu hợp đồng cộng tác viên chính là thứ giúp họ đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Phía doanh nghiệp có thể yêu cầu cộng tác viên hoàn thành đúng những nhiệm vụ được giao và có nghĩa vụ hoàn trả tiền lương theo thỏa thuận. Còn về cộng tác viên, họ sẽ nhận thức được trách nhiệm của mình với công ty đồng thời cũng nắm rõ mức tiền lương mình sẽ nhận là bao nhiêu.
Là một nhân viên văn phòng, nếu phụ trách mảng nhân sự hoặc soạn thảo tài liệu vậy thì kiến thức về mẫu hợp đồng ký kết với cộng tác viên bạn cần phải nắm rõ.
Sau đây sẽ là thông tin chia sẻ về nội dung chi tiết bản hợp đồng cộng tác viên dành cho những nhân sự mới của Phòng Hành chính - Nhân sự, hãy theo dõi để học hỏi và tiến bộ bạn nhé.
Hầu hết các mẫu văn bản hành chính hợp đồng lao động hay hợp đồng cộng tác viên đều được trình bày theo 1 form riêng. Theo đó ở những phần như mở đầu hay phần kết thì sẽ có những yếu tố buộc phải xuất hiện.
Vậy bạn có biết những yếu tố mà tôi nhắc tới bao gồm những gì?
Các yếu tố bên trong phần Mở đầu
Mở đầu hợp đồng cộng tác viên sẽ có những thành phần tham gia như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Tiêu đề của hợp đồng
- Các căn cứ hợp pháp liên quan tới việc lập hợp đồng
Trong đó, Quốc hiệu và Tiêu ngữ vẫn được thể hiện ở trên cùng, căn giữa. Dòng Quốc hiệu bạn có thể viết chữ in hoa toàn bộ, dòng Tiêu ngữ viết ở bên dưới và viết hoa những chữ cái đầu sau mỗi dấu gạch ngang.
Với Tiêu đề văn bản, bạn chỉ cần ghi rõ tên hợp đồng này theo mục đích của nó. Chẳng hạn “HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN” sau đó kèm theo số văn bản ở ngay bên dưới theo quy định của công ty.
Cuối cùng là phần căn cứ, ở phần này bạn sẽ phải đưa ra những thông tin hợp pháp như các Bộ Luật Dân sự của Nhà nước ban hành hoặc thỏa thuận của 2 bên,...
Các yếu tố thuộc về phần kết
Một yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi trình bày mẫu hợp đồng cộng tác viên đó là chữ ký của các bên liên quan.
Ở đây sẽ có 2 đối tượng cần phải thực hiện ký kết vào bản hợp đồng này đó là Đại diện bên A (doanh nghiệp tuyển dụng) và Đại diện bên B (cộng tác viên).
Cả 2 đối tượng này đều bắt buộc ký kết vào bản hợp đồng, nếu thiếu 1 trong 2 chữ ký bản hợp đồng sẽ không có giá trị hiệu lực.
Nếu chưa từng tiếp cận với mẫu hợp đồng cộng tác viên thì bạn sẽ phải tìm hiểu thật kỹ về cách trình bày nội dung bên trong để không mất nhiều thời gian cho nhiệm vụ này.
Sau đây sẽ là những nội dung hữu ích thể hiện rõ thành phần của nội dung hợp đồng cộng tác viên. Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nhé:
Như đã nói ở trên, hợp đồng hợp tác với cộng tác viên sẽ bao gồm 2 bên tham gia, theo đó thông tin của cả 2 bên cần phải được cung cấp đầy đủ trong hợp đồng.
Cụ thể, thông tin của 2 bên cần đảm bảo các trường nội dung như sau:
- Bên A: Họ tên người đại diện; Chức vụ trong công ty; Quốc tịch; Địa chỉ; Số điện thoại; Mã số thuế doanh nghiệp; Số tài khoản và Ngân hàng mở thẻ.
- Bên B: Thông tin về Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Giới tính; Quê quán; Địa chỉ thường trú theo Sổ hộ khẩu; Số điện thoại cá nhân thường xuyên sử dụng; Địa chỉ Email; Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước kèm theo Nơi cấp và Ngày cấp.
Mọi thông tin nêu trên đều phải thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Đây sẽ là căn cứ để cả 2 giải quyết những vấn đề phát sinh như kiện tụng sau này.
Nhìn chung, thêm các điều khoản mà 2 bên thỏa thuận thì nội dung của bản hợp đồng cộng tác viên này khá dài, rất dễ nhầm lẫn và sai sót. Chính vì thế mà người soạn thảo nên tổng hợp thông tin từ các bên thật chính xác, sau đó thể hiện cho chuẩn.
Các điều khoản được đưa ra khá đa dạng, chúng là tất cả những quyền lợi và nghĩa vụ mà từng bên cần phải thực hiện.
Nội dung các điều khoản trong hợp đồng cộng tác viên chi tiết như sau:
- Điều 1: Thỏa thuận về công việc cho cộng tác viên
Trong đó, nêu rõ loại hợp đồng; Thời hạn hợp đồng và Địa điểm làm việc kèm theo chức danh nếu có.
- Điều 2: Quy trịnh rõ về thời gian làm việc
Cộng tác viên là đối tượng không bị gò bó về thời gian làm việc như nhân viên chính thức, tuy nhiên khi ký kết hợp đồng thì vẫn phải thể hiện rõ về yếu tố này và quy định cụ thể.
Nêu rõ Thời gian làm việc; Chế độ nghỉ ngơi; Tùy vào tính chất công việc hoặc nhu cầu của bộ phận mà công ty có thể áp dụng thời gian làm việc linh hoạt với đối tượng này; Quy định rõ ràng về công cụ, dụng cụ được cấp phát trong quá trình làm việc nếu cần.
- Điều 3: Nêu rõ quyền lợi của cộng tác viên khi ký hợp đồng làm việc
Thường thì quyền lợi của cộng tác viên sẽ bao gồm khoản Thù lao xứng đáng nhận được (Viết bằng số và bằng chữ); Khoản khen thưởng (có thể là bằng vật chất hoặc tinh thần khi có kết quả làm việc xuất sắc); Bảo hộ làm việc; Phương thức thanh toán (Chuyển khoản hay tiền mặt cần ghi rõ); Ngày thanh toán cố định hoặc theo chu kỳ; Yêu cầu bên sử dụng lao động cung cấp thông tin và tài liệu phục vụ cho công việc; Yêu cầu doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả cho cộng tác viên đúng hạn.
- Điều 4: Quy định về nghĩa vụ của cộng tác viên khi chính thức làm việc tại doanh nghiệp
Bên cạnh quyền lợi nhận được, cộng tác viên sẽ phải đáp ứng một số nghĩa vụ với doanh nghiệp. Cụ thể là:
+) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và theo những thỏa thuận khác
+) Không giao công việc của mình cho người nào khác khi không được sự đồng ý của phía công ty
+) Sau khi hoàn thành công việc cần phải hoàn trả và bàn giao lại toàn bộ tài liệu, công cụ được cấp phát trước đó
+) Khi được cấp phát tài liệu hay dụng cụ phục vụ công việc mà nhận thấy chưa đầy đủ thì cần phải báo cáo lại ngay
+) Bảo mật mọi thông tin liên quan tới doanh nghiệp, không phát tán chúng ra bên ngoài
+) Bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp nếu có làm hư hỏng tài sản, mất tài liệu quan trọng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh ra bên ngoài
- Điều 5 + 6: Quyền và nghĩa vụ 2 bên
Trong phần này, người soạn thảo cần ghi rõ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của từng bên, các thỏa thuận phải được chi tiết hóa để làm bằng chứng giải quyết kiện tụng sau này.
Quyền và nghĩa vụ sẽ do 2 bên tự thỏa thuận, tuy nhiên những thoả thuận này cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật.
- Điều 7: Quy định về việc bảo mật thông tin
Cộng tác viên sẽ không được phép tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan tới doanh nghiệp ra bên ngoài nếu như không được phía doanh nghiệp đồng ý.
Trường hợp vi phạm thì cộng tác viên sẽ phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Điều 8: Các điều khoản chung khác mà 2 bên cần thi hành
- Điều 9: Quy định về thời hạn và hiệu lực của hợp đồng cộng tác viên
Mọi thông tin được đưa ra trong hợp đồng sẽ có giá trị kể từ ngày ký kết, đồng thời mẫu hợp đồng này sau khi được ký kết thì sẽ giao cho mỗi bên giữ một bản.
Sau đây là những tài liệu được tổng hợp từ vieclam123.vn chia sẻ cho bạn hiểu rõ về mẫu hợp đồng cộng tác viên, bấm vào file để tham khảo ngay nhé:
mau-hop-dong-cong-tac-vien.docx
mau-hop-dong-cong-tac-vien-moi-nhat.docx
mau-hop-dong-cong-tac-vien-dich-vu.doc
Mẫu hợp đồng cộng tác viên không phải là văn bản khó trình bày, chỉ cần bạn cẩn thận, chú ý một chút thì sẽ có nội dung hoàn hảo ngay ở lần đầu tiên. Rất mong những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu giấy tờ này, đừng quên cập nhật những bài viết khác của vieclam123.vn để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Mẫu hợp đồng cộng tác viên khác với mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh như thế nào? Muốn biết câu trả lời chuẩn xác mời bạn theo dõi những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây về hợp đồng hợp tác kinh doanh nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ