Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản là gì? Những quy định pháp lý liên quan tới hợp đồng cầm cố tài sản ra sao? Đây có lẽ là những thắc mắc của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về hợp đồng cầm cố tài sản hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về mẫu hợp đồng cầm cố tài sản. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Trước khi tìm hiểu về mẫu hợp đồng cầm cố tài sản thì bạn sẽ cần hiểu về cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản được giải thích theo điều 309 của Bộ Luật dân sự năm 2015 thì đây chính là hành động mà một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho một bên khác (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận.
Theo đó, mẫu hợp đồng cầm cố tài sản chính là văn bản thỏa thuận có tính pháp lý giữa bên cầm cố tài sản và bên nhận cầm cố tài sản khi bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên còn lại. Qua đó, hai bên sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định dựa trên các điều khoản được thỏa thuận và ghi chép trong văn bản.
Việc cầm cố tài sản hiện nay diễn ra khá phổ biến. chính vì thế mà mẫu hợp đồng cầm cố tài sản cũng có sự ứng dụng rộng rãi hơn. Đặc biệt đây là văn bản có tính pháp lý, do đó mà việc tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan là rất cần thiết để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng.
Đối với hợp đồng cầm cố tài sản thì hiệu lực của hợp đồng là yếu tố quan trọng cần được nắm bắt. Vậy, khi nào thì mẫu hợp đồng bắt đầu có hiệu lực?
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm thực hiện giao kết hợp đồng giữa hai bên. Trừ trường hợp cả 2 có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định riêng.
Như vậy, ngay sau khi việc ký kết hợp đồng được diễn ra thì bản hợp đồng cầm cố tài sản sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành. Điều này sẽ trừ trường hợp đặc biệt là hai bên có thỏa thuận riêng về thời gian hợp đồng có hiệu lực hay luật có quy định riêng.
Với trường hợp đối kháng thì hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực đối kháng với người khi 3 khi bên nhận cầm cố tài sản thực hiện việc nắm giữ tài sản của bên cầm cố. Tuy nhiên, nếu tài sản cầm cố là bất động sản thì hiệu lực đối kháng sẽ diễn ra kể từ thời điểm đăng ký.
Đây là những thông tin cơ bản liên quan tới hiệu lực của mẫu hợp đồng cầm cố tài sản. Các bạn sẽ cần nắm chắc những thông tin này khi thực hiện việc soạn thảo và tham gia vào hợp đồng cầm cố tài sản để có thể đảm bảo về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình một cách hợp pháp.
Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản gồm những nội dung nào? Những thông tin trong hợp đồng cầm cố tài sản sẽ là thông tin quan trọng để đảm bảo tính pháp lý cũng như sự rõ ràng của hợp đồng được ký kết. Khi soạn thảo một hợp đồng cầm cố tài sản, bạn sẽ cần lưu ý những thông tin sau đây:
- Thời gian và địa điểm diễn ra việc ký hợp đồng
- Thông tin về bên cầm cố
- Thông tin về bên nhận cầm cố
- Thông tin về tài sản được cầm cố
- Các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên
- Điều khoản liên quan tới xử lý tài sản
- Các thỏa thuận khác
- Xác nhận của 2 bên trong hợp đồng
Một mẫu hợp đồng cầm cố tài sản chuẩn được lập ra sẽ cần có đầy đủ các thông tin nêu trên. Theo đó, việc thiếu một trong các nội dung được kể trên thì hợp đồng sẽ trở nên không rõ ràng, khi đó, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như cách thức xử lý tài sản rất dễ bị nhập nhằng. Từ đó xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp không mong muốn.
Trong mẫu hợp đồng cầm cố tài sản sẽ cần có thông tin của bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Các thông tin cần được cung cấp như sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp
- Địa chỉ thường trú
- Nơi ở hiện tại
Trường hợp mẫu hợp đồng cầm cố tài sản được ký kết bởi các tổ chức thì thông tin đưa ra gồm có:
- Tên tổ chức
- Trụ sở
- Quyết định thành lập số và Giấy phép kinh doanh số
- Số điện thoại, số fax
- Tên người đại diện
- Chức vụ
- Giấy CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp
- Giấy uỷ quyền tương ứng
Việc cung cấp thông tin của các bên tham gia là bắt buộc trong hợp đồng cầm cố tài sản. Điều này làm rõ được đối tượng cụ thể cũng như cách thức liên lạc của các bên trong trường hợp cần thiết. Vì thế mà việc đảm bảo chính xác các thông tin được cung cấp là rất cần thiết trong quá trình soạn thảo hợp đồng.
Nội dung chi tiết của hợp đồng là nội dung quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý khi soạn thảo mẫu hợp đồng cầm cố tài sản. Theo đó, nội dung sẽ được chia thành các điều tương ứng với các thông tin cần cung cấp.
- Nghĩa vụ được đảm bảo
- Thông tin về tài sản cầm cố
- Giá trị của tài sản được ghi nhận
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên cầm cố
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
- Nộp lệ phí công chứng hợp đồng
- Cách thức xử lý tài sản cầm cố
- Cách thức xử lý tranh chấp có thể xảy ra
- Cam đoan của 2 bên tham gia hợp đồng
- Những thỏa thuận khác (nếu có)
Khi soạn thảo phần nội dung, bạn sẽ ghi rõ điều 1, điều 2,... tương ứng với từng nội dung trên. Điều này nhằm đảm bảo các thỏa thuận chính trong hợp đồng được ghi nhận một cách rõ ràng, chi tiết nhất cũng như thuận tiện cho quá trình xác minh, kiểm tra thông tin trong hợp đồng.
Sau khi hoàn thiện được phần nội dung quan trọng nhất thì sẽ là phần kết luận. Tại đây, hai bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ ký và ghi rõ họ tên ở phía bên dưới của hợp đồng tương ứng với bên A và bên B được nêu rõ trong hợp đồng. Việc ký xác nhận có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính pháp lý cũng như sự liên quan của mỗi bên trong hợp đồng cầm cố tài sản được lập ra.
Khi soạn thảo và lập mẫu hợp đồng cầm cố tài sản, các bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Hợp đồng không có lỗi chính tả, ngữ pháp còn sót lại khi hai bên ký kết.
- Không sử dụng các từ đa nghĩa, dễ gây hiểu lầm trong nội dung hợp đồng. Cần đảm bảo sự rõ ràng, sát nghĩa để tránh gây ra các hiểu lầm không chính xác.
- Hợp đồng sau khi soạn thảo hoàn chỉnh cần được công chứng để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng.
- Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản được lập cần kèm theo lời chứng của công tố viên để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng.
- Để chắc chắn hơn đồng được chuẩn chỉnh về nội dung lẫn hình thức thì bạn có thể sử dụng các mẫu hợp đồng cầm cố tài sản có sẵn. Cách này sẽ giúp quá trình tạo hợp đồng được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác và đầy đủ thông tin cần có.
Dưới đây sẽ là mẫu hợp đồng cầm cố tài sản các bạn có thể tham khảo.
Link tải: mau-hop-dong-cam-co-tai-san.doc
Trên đây là toàn bộ chia sẻ chi tiết về mẫu hợp đồng cầm cố tài sản gửi tới các bạn. Mong rằng, qua đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về hợp đồng này và nắm bắt được cách soạn thảo cũng như các thông tin pháp lý liên quan tới hợp đồng.
Mẫu đơn xin hoãn thi hành án dân sự là gì? Cách viết và soạn thảo đơn chi tiết ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ