close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu giấy triệu tập của Công an và những quy định chi tiết liên quan

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giấy triệu tập của Công an là văn bản được sử dụng để mời các đương sự liên quan tới vụ án đến làm việc cũng như phục vụ cho quá trình điều tra. Đây là mẫu giấy thường được sử dụng trong tố tụng hình sự hiện nay. Vậy, đâu là mẫu giấy triệu tập của Công an chuẩn nhất? Hãy cùng khám phá chi tiết về giấy triệu tập của Công an và các quy định liên quan nhé!

1. Mẫu giấy triệu tập của công an là gì?

Mẫu giấy triệu tập của Công an được hiểu là văn bản gửi tới đương sự liên quan tới vụ việc nhất định để đến cơ quan Công an làm việc, phục vụ cho quá trình điều tra, xử lý.

Giấy triệu tập được sử dụng phổ biến trong tố tụng hình sự và sẽ được sử dụng khi quyết định khởi tố vụ án tương ứng được đưa ra. Khi đó, tư cách của các bên liên quan đã được làm rõ và giấy triệu tập sẽ được gửi tới những người liên quan trong vụ án đó để phục vụ cho việc điều tra. 

Mẫu giấy triệu tập của Công an
Mẫu giấy triệu tập của Công an

Mục đích chính của giấy triệu tập chính là để cơ quan Công an yêu cầu đối tượng liên quan đến cơ quan làm việc. Phục vụ cho việc cung cấp thông tin, chứng cứ để quá trình điều tra, làm rõ vụ án được thuận lợi, dễ dàng và đảm bảo sự công bằng tuyệt đối. Vì thế đây sẽ là mẫu giấy bắt buộc cần được sử dụng khi cơ quan Công an muốn mời các đối tượng liên quan tới làm việc.

2. Những quy định liên quan tới mẫu giấy triệu tập của Công an

2.1. Thẩm quyền ban hành giấy triệu tập

Mẫu giấy triệu tập của Công an có phải là cơ quan Công an ban hành hay không? 

Thực tế thì cơ quan có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập có thể kể đến như: Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra. Đây là 3 cơ quan chính được ban hành giấy triệu tập và Công an chính là một trong số đó. 

Mẫu giấy triệu tập của công an sẽ chỉ được sử dụng khi quyết định khởi tố vụ án được đưa ra. Bởi lúc đó, tư cách tham gia vụ án của các bên liên quan mới được xác định. Qua đó, cơ quan Công an mới có thể mời đúng đối tượng với đúng tư cách đến làm việc.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành
Cơ quan có thẩm quyền ban hành

2.2. Trường hợp được sử dụng mẫu giấy triệu tập của Công an

Mẫu giấy triệu tập của Công an sẽ được sử dụng trong những trường hợp nào? Việc xác định và nắm bắt được trường hợp sẽ giúp bạn biết được mình bị mời lên đúng quy trình hay chưa và cơ quan Công an đã thực hiện đúng luật hay chưa.

Những trường hợp Công an được sử dụng giấy triệu tập được quy định rõ ràng ở điểm d, khoản 1 điều 37 Bộ Luật Tố tụng hình sự. Cụ thể như sau:

- Hỏi cung bị can

- Lấy thông tin lời khai từ các đối tượng như người tố giác, người báo tin, người kiến nghị khởi tố, 

- Lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng

- Lấy lời khai của những người bị bắt khẩn cấp, bị tạm giữ,... 

Việc triệu tập nhằm mục đích chính là thu thập thêm thông tin, chứng cứ để phục vụ cho quá trình điều tra, làm rõ vụ việc liên quan. Và đặc biệt là việc triệu tập sẽ chỉ được thực hiện bằng hình thức duy nhất là thông qua văn bản. Vì thế mà bất cứ thông tin triệu tập bằng hình thức khác như gọi điện, gửi email,... đều bị coi là giả mạo.

Sử dụng mẫu giấy triệu tập khi nào
Sử dụng mẫu giấy triệu tập khi nào

2.3. Đối tượng của giấy triệu tập là những ai?

Những đối tượng chính của giấy triệu tập có thể kể đến như bị cáo, bị can, bị đơn dân sự, bị hại, nguyên đơn dân sự, người làm chứng, người có quyền lợi hay nghĩa vụ liên quan đến vụ án như người giám định, người phiên dịch,..

Các đối tượng khi được xác định tư cách trong vụ án sẽ được cơ quan Công an triệu tập để lấy thông tin, lời khai. Vì thế, khi nhận được giấy thì những đối tượng được triệu tập sẽ phải bắt buộc có mặt theo thời gian được ghi trong giấy và không có trường hợp ngoại lệ khi việc ban hành giấy triệu tập là đúng quy định.

Trường hợp cơ quan Công an chịu trách nhiệm điều tra ở quá xa so với nơi của đối tượng được triệu tập thì có thể mời đối tượng đến cơ quan nơi họ sinh sống hoặc làm việc để thuận tiện cho việc lấy lời khai, điều tra vụ án.

Đối tượng bị triệu tập sẽ chỉ được từ chối nếu như lệnh triệu tập không ban hành bằng văn bản hoặc văn bản không đầy đủ, rõ ràng về nội dung, hay bị bắt giữ trái với quy định của pháp luật và có hành vi xâm phạm tới quyền con người. Vì thế mà các bạn sẽ cần xác định rõ để chắc chắn mình tuân thủ đúng pháp luật và là công dân có trách nhiệm, hiểu biết để phục vụ, hỗ trợ tốt nhất với cơ quan điều tra khi cần thiết.

Đối tượng chính của giấy triệu tập
Đối tượng chính của giấy triệu tập

3. Chi tiết về mẫu giấy triệu tập của Công an

3.1. Nội dung chính của mẫu giấy triệu tập

Mẫu giấy triệu tập của Công an được lập sẽ cần có đầy đủ các thông tin sau đây:

- Thông tin về cơ quan ra lệnh triệu tập

- Thông tin về đối tượng được triệu tập

- Thông tin về thời gian và nội dung triệu tập

- Xác nhận triệu tập

Ban hành giấy triệu tập đầy đủ nội dung là yêu cầu bắt buộc với cơ quan Công an. Vì thế, khi lập và soạn thảo mẫu giấy này, việc nêu rõ được những thông tin kể trên là điều không thể thiếu. Đây chính là cơ sở để giấy triệu tập có đầy đủ hiệu lực pháp lý để mời các đối tượng liên quan tới lấy thông tin, lời khai tương ứng.

3.2. Hoàn thiện mẫu giấy triệu tập của Công an

3.2.1. Phần đầu giấy triệu tập

Viết giấy triệu tập thế nào
Viết giấy triệu tập thế nào

Phần đầu giấy triệu tập sẽ là tên cơ quan ban hành, Quốc hiệu tiêu ngữ, thời gian lập, tên đơn. Đây là những phần thông tin khá đơn giản và cơ bản. Vì thế mà việc soạn thảo phần đầu của giấy triệu tập khá dễ dàng. Tuy nhiên, với phần tên đơn bạn sẽ cần để ý như sau.

Với tên văn bản, cần viết bằng chữ in hoa và ở giữa của trang giấy soạn thảo mẫu giấy. Có thể để tên là “GIẤY TRIỆU TẬP" hoặc “GIẤY TRIỆU TẬP + Tư cách của đối tượng trong vụ án". Phía dưới sẽ là dòng chữ chữ nhỏ (Lần thứ…….). Điều này nhằm làm rõ đây là giấy triệu tập được gửi tới đối tượng lần thứ mấy và số lần ban hành giấy triệu tập tương ứng với đối tượng là bao lâu.

3.2.2. Thông tin về cơ quan triệu tập và đối tượng được triệu tập

Tiếp đến sẽ là thông tin về cơ quan đưa ra lệnh triệu tập. Cần ghi rõ tên cơ quan ban hành giấy triệu tập tới đối tượng. Ví dụ:

“Cơ quan Công an tỉnh ….. yêu cầu/ đề nghị”

Sau sự đề nghị sẽ là thông tin về đối tượng được triệu tập. Các thông tin cần đưa ra gồm có họ tên, nơi thường trú (nơi làm việc), nơi ở hiện nay, ngoài ra có thể ghi thêm nơi tạm trú nếu có. 

3.2.3. Thời gian và nội dung triệu tập

Khi đã cung cấp thông tin cơ bản xong thì thời gian và nội dung triệu tập sẽ là thông tin cần làm rõ. Cơ quan công an cần ghi rõ giờ, phút, ngày tháng năm mà đối tượng được triệu tập cần đến làm việc và nêu rõ tên, địa chỉ cơ quan cần xuất hiện.

Nêu rõ thời gian và nội dung triệu tập
Nêu rõ thời gian và nội dung triệu tập

Tiếp đến là đối tượng đến địa điểm nêu trên nhằm mục đích gì? Đây chính là nội dung triệu tập. Thông tin này sẽ không được phép thiếu khi giấy triệu tập được ban hành. Lấy thông tin lời khai hay để đối chiếu thông tin lần 2,... cần nêu rõ để đảm bảo sự chính xác và nghiêm túc trong việc triệu tập đối tượng cũng như quá trình điều tra.

Bên cạnh đó, cơ quan Công an có thể ghi rõ để đối tượng được triệu tập biết được mình đến thì sẽ gặp ai, cần mang theo gì để quá trình làm việc được thuận lợi, rõ ràng, minh bạch hơn.

Cuối cùng sẽ là xác nhận của cơ quan ban hành giấy triệu tập với việc người có thẩm quyền ký, ghi rõ họ tên bên dưới.

3.3. Download mẫu giấy triệu tập của Công an

Vì là mẫu giấy quan trọng và cần phải đảm bảo về hình thức lẫn nội dung nên giấy triệu tập của Công an sẽ cần được chỉn chu nhất có thể. Việc lập và soạn thảo văn bản nếu không cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới tính pháp lý cũng như hiệu lực của giấy được ban hành. Do vậy, việc tải và sử dụng mẫu đơn xin sẵn của giấy triệu tập là cách tốt nhất.

Cơ quan Công an có thể tham khảo mẫu giấy triệu tập dưới đây để kịp thời ban hành lệnh triệu tập tới đối tượng tương ứng để phục vụ cho quá trình điều tra tốt nhất.

Link tải: mau-giay-trieu-tap-cua-cong-an.docx

Trên đây là những thông tin chi tiết về mẫu giấy triệu tập của Công an. Hy vọng rằng, bài viết đã hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu về mẫu giấy cũng như hướng dẫn soạn thảo chi tiết, đầy đủ nhất.

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình và hướng dẫn cách soạn thảo chuẩn

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình soạn thảo như thế nào và những điều cần lưu ý? Tìm hiểu ngay nhé!

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.