close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu giấy chứng sinh cần trình bày thế nào cho đúng?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu giấy chứng sinh là một trong những giấy tờ đầu tiên mà một đứa trẻ sở hữu đầu đời, trước cả giấy khai sinh. Để giúp tất cả mọi người, những ai chuẩn bị làm cha mẹ hiểu rõ hơn về loại giấy tờ này với các quy định của pháp luật, vieclam123.vn sẽ gửi tới những thông tin tỉ mỉ về giấy chứng sinh.

1. Tìm hiểu thông tin tổng quan về giấy chứng sinh

1.1. Thế nào là giấy chứng sinh?

Giấy chứng sinh là giấy tờ quan trọng mà ai cũng có ngay từ khi mới chào đời. Giấy tờ này được cấp bởi cơ quan thẩm quyền khi mỗi một em bé được sinh ra để chứng thực, đánh dấu mốc quan trọng về sự ra đời của một đứa trẻ. Đồng thời, đó cũng là căn cứ giúp cho đứa bé được nhận các chế độ quyền lợi về y tế, thay thế tạm thời cho giấy khai sinh.

Giấy chứng sinh là gì
Giấy chứng sinh là gì

Giấy này được dùng để phục vụ cho việc đăng ký giấy khai sinh cho con trẻ. Kể từ khi giấy khai sinh được lập thì đồng nghĩa giấy chứng sinh bị mất đi giá trị hiệu lực, nhưng cũng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào cho em bé.

1.2. Ý nghĩa giấy chứng sinh biểu thị là gì?

1.2.1. Ghi lại thông tin để xác thực sự ra đời của một đứa trẻ

Bên trong của giấy tờ này có ghi đầy đủ và chi tiết thông tin về em bé và liên quan tới em bé. Những nội dung được nêu ra bao gồm:

- Thông tin của người mẹ

- Thời gian, địa điểm đứa bé được sinh ra

- Thông tin về đứa bé: giới tính, tình trạng sức khỏe, cân nặng, tên của người đỡ đẻ, tên gọi tạm thời của bé.

Với những thông tin trên thì chỉ cần quan sát giấy chứng sinh cũng giúp chúng ta nắm rõ thông tin của một em bé vừa mới được thế giới này chào đón. Là một loại giấy tờ đầu tiên mà người ta dành cho bé nên giấy tờ này sẽ rất quan trọng trong việc giúp xác nhận về sự ra đời của một công dân.

Cách điền giấy chứng sinh đúng quy định
Cách điền giấy chứng sinh đúng quy định

1.2.2. Giấy chứng sinh là căn cứ làm giấy khai sinh

Không chỉ đánh dấu sự ra đời và công nhận vai trò của một công dân, giấy chứng sinh còn dùng trong thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ. Nó có giá trị hiệu lực trong thời gian 2 tháng tuổi của em bé.

Căn cứ vào quy định hiện hành tại Luật Hộ tịch, Khoản 1, Điều 16 ban hành vào năm 2014, giấy chứng sinh là một yếu tố bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký khai sinh. Nếu như không có giấy chứng sinh thì thủ tục sẽ rắc rối hơn và phải qua nhiều bước để xác minh.

1.2.3. Mẫu giấy chứng sinh – căn cứ bảo vệ quyền lợi cho con trẻ

Có thể những ai lần đầu làm cha mẹ còn rất nhiều bỡ ngỡ và chưa biết hết các luật liên quan tới chế độ quyền lợi cho con mình. Trong đó cũng không ít người đã chỉ hiểu về giấy chứng sinh một cách đơn giản vô cùng, đó là chứng nhận sự sinh ra của một đứa trẻ. Tuy nhiên có rất nhiều giá trị mà giấy tờ này mang lại như chúng ta đang khám phá. Trong đó có lẽ lợi ích lớn và được cho là có lợi chính là đảm bảo quyền lợi cho đứa bé. Việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cũng lấy giấy chứng sinh là căn cứ khi trẻ chưa có giấy khai sinh.

Vai trò của giấy chứng sinh cho trẻ
Vai trò của giấy chứng sinh cho trẻ

2. Ai có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh?

Để xác định rõ cá nhân, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng sinh thì bạn cần đọc hiểu quy định theo Thông tư số 17 ban hành năm 2012 đã được sửa đổi lại ở thông tư số 32 ban hành năm 2015. Họ là những đơn vị sau:

- Nhà hộ sinh

- Bệnh viện chuyên khoa sản

- Bệnh viện sản Nhi

- Bệnh viện đa khoa có khoa sản

- Trạm Y tế tại địa phương (cấp xã/phường, thị trấn)

- Phòng khám được cấp phép đỡ đẻ.

Toàn bộ các đơn vị này có thẩm quyền cấp chứng sinh cho em bé nếu sản phụ sinh con tại cơ sở đó.

3. Xin cấp giấy chứng sinh lần đầu cần lưu ý

Thủ tục cấp chứng sinh cho trẻ lần đầu tiên sẽ được thực hiện dựa vào những quy định nghiêm ngặt của pháp lý, hoàn toàn phụ thuộc vào nơi đứa trẻ được sinh ra. Vậy cha mẹ hãy tìm hiểu thông tin trước khi sinh để tránh không chủ động mang theo giấy tờ cần thiết làm giấy chứng sinh.

Hướng dẫn viết nội dung vào giấy chứng sinh
Hướng dẫn viết nội dung vào giấy chứng sinh

Trong đó, các quy định về thủ tục được ban hành như sau:

Trẻ được sinh ra ở những đơn vị được phép cấp giấy chứng sinh thì phía đơn vị sẽ chủ động cấp một mẫu cho cha mẹ. Có thể cấp ngay khi bé được chào đời hoặc trước khi mẹ và bé xuất viện trở về nhà.

Có hai bản giấy chứng sinh, cha mẹ giữ một bản và phía cơ sở y tế sẽ giữ lại một bản. Giấy chứng sinh chỉ có hiệu lực sử dụng nếu có chữ ký của cha mẹ hay là người thân cùng với chữ ký của đơn vị cấp giấy. Vì thế cho nên trước khi đặt bút ký, cha mẹ hãy đọc thật kỹ thông tin của con được ghi lại trong giấy rồi mới ký. Kể từ khi ký xác nhận, các thông tin đồng thời cũng được ghi nhận. Nó có ảnh hưởng tới các thủ tục sau này của bé, nhất là khi làm giấy khai sinh.

Trường hợp bé được sinh ở nhà hay sinh tại một địa chỉ mà nơi đó không có thẩm quyền cấp giấy thì việc xin giấy chứng sinh cần thực hiện như thế nào? Lúc này cha mẹ, người thân cần đến trạm y tế từ cấp xã để làm đơn đề nghị cấp và sẽ được chính đơn vị trạm y tế cấp cho. Trước khi cấp giấy chứng sinh thì đơn vị y tế này phải thực hiện các thủ tục xác minh đầy đủ trong thời gian 3 ngày, chậm nhất phải hoàn tất trong 5 ngày. Khi cấp chứng sinh cần làm thành hai bản, trong đó một bản sẽ giao về cho gia đình của bé giữ và một bản do chính cơ sở sẽ nắm giữ để lưu lại hồ sơ.

Điền giấy chứng sinh
Điền giấy chứng sinh

4. Cập nhật cách điền nội dung trong mẫu giấy chứng sinh

Tại một vài đơn vị sẽ để người thân của trẻ trực tiếp điền thông tin giấy chứng sinh sau đó mới xin chữ ký của người có thẩm quyền tại đơn vị đó.

Vậy nếu như phải tự tay điền giấy chứng sinh, phụ huynh của con trẻ sẽ điền như thế nào? Học ngay cách ghi theo hướng dẫn phía bên dưới cha mẹ nhé.

- Phần thông tin người mẹ, người nuôi dưỡng bạn cần ghi đầy đủ cả họ và tên đúng tên trong chứng minh thư theo hình thức chữ in hoa có dấu.  Năm sinh của mẹ thì ghi đúng năm sinh theo giấy tờ tùy thân (căn cước công dân/chứng minh thư)

-  Địa chỉ đăng ký thường trú, tạm trú: bắt buộc phải ghi đủ cả 4 đơn vị hành chí từ cấp thôn đến cấp tỉnh.

- Họ và tên của cha : phần này có thể bỏ trống

- Nêu thời gian sinh con cụ thể từ giờ nào, ngày tháng năm nào theo lịch dương. 

- Địa chỉ sản phụ đã hạ sinh chi tiết ở đâu. Chẳng hạn như tại trạm y tế …, tại Bệnh viện …, tại số nhà … Hoặc ngay cả khi sinh hạ lúc đang di chuyển đến cơ sở y tế cũng sẽ nêu rõ chi tiết này như sau: Đẻ trên đường tại xã …

Sau đó bạn viết số con được sinh ra là 1 con hay nhiều hơn. Kèm ngay sau đó chính là thông tin giới tính của con/các con.

nội dung trong giấy chứng sinh
nội dung trong giấy chứng sinh

Các thông tin của trẻ cần điền đúng gồm có: cân nặng ngay khi vừa lọt lòng, viết theo đơn vị Gram, cha mẹ đừng nhầm lẫn ghi theo đơn vị kg nhé; tình trạng của con thực tế là gì – khỏe mạnh, … ; Tên dự kiến định đặt, tên này có thể được thay đổi khi đi làm giấy khai sinh cho nên không nhất thiết phải ghi thật chính xác.

Tại mục ký tên, có 4 đối tượng cần ký gồm cha mẹ/người thân ký, người đỡ đẻ, thủ trưởng cơ sở y tế, người lập phiếu. Phải có chữ ký của đầy đủ các bên.

Như vậy với những chia sẻ trên, việc điền giấy chứng sinh sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cha mẹ hãy chuẩn bị mọi thứ một cách chỉn chu nhất để chào đón thiên thần nhỏ nhé.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh được bài viết trình bày đầy đủ. Vì thế nếu trường hợp cha mẹ cần xin cấp lại giấy chứng sinh thì hãy đọc hướng dẫn thực hiện ở bài viết này.

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.