Vì sao cần quan tâm các vấn đề liên quan đến mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký? Khi nào chúng ta cần lập thể loại giấy tờ này? Cùng vieclam123.vn làm sáng tỏ nhiều thông tin quan trọng cần biết về đơn yêu cầu giám định chữ ký tại bài viết dưới đây bạn nhé.
MỤC LỤC
Bạn đã từng nghe nhiều đến những hoạt động gắn liền với hai chữ giám định như “giám định pháp ý, giám định thương tật, giám định y khoa, …” đúng không nào. Dễ dàng nhận thấy, đa phần chúng đều có mối liên quan tới ngành y tế để thể hiện ý nghĩa là hoạt động khoa học kỹ thuật cao, đặc thù để kiểm tra lại tình hình, xác định sự phù hợp với yêu cầu. Vậy liệu giám định chữ ký có được thể hiện với ý nghĩa này hay không?
Sở dĩ chữ ký được gắn với từ giám định cũng nhằm mục đích xác minh, xác thực lại chữ ký của một người có đúng do người đó ký hay không. Vì thế đơn xin giám định chữ ký là mẫu văn bản, giấy tờ xin xác nhận lại chữ ký của một người để chứng minh có phải do chính người đó ký vào một văn bản có tính pháp lý nào đó hay không. Việc xin được giám được lại chữ ký có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân có liên quan.
Chính vì thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu sắc hơn nữa các thông tin liên quan tới việc soạn thảo đơn xin giám định chữ ký để giúp cho mẫu đơn đạt chuẩn yêu cầu quy định và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt.
Dựa trên hiểu biết về thuật ngữ giám định, mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký có vai trò gửi yêu cầu để được cơ quan chức năng vào cuộc thực hiện giám định chữ ký của một người. Qua đó xác định chữ ký cần giám định có đúng của đối tượng cụ thể hay không? Mục đích của mẫu đơn chính là xác minh chữ ký thật và chữ ký giả mạo.
Hiện nay, trong các giao dịch đều đặt ra yêu cầu giữa các bên phải lập giấy tờ thỏa thuận, ví dụ như hợp đồng giao kết, giấy cam kết, làm thủ tục với ngân hàng, … Trong các giấy tờ đó đều phải có chữ ký xác nhận để giấy tờ mang tính pháp lý. Khi giải quyết một vấn đề nào đó hoặc phát sinh một vấn đề nào đó, người liên quan cần phải ký vào giấy tờ để xác nhận, chẳng hạn như đi rút tiền ngân hàng, ký xác nhận ủy quyền, …
Các cơ quan tổ chức có thể chỉ dựa vào chữ ký để giải quyết vấn đề phát sinh hoặc được yêu cầu từ đối tượng. Vì thế nên nhiều kẻ gian lợi dụng sơ hở đã học cách ký giống để giả mạo chữ ký trong các hoàn cảnh quan trọng nhằm chiếm đoạt tài sản hay lừa gạt.
Phía người bị hại, tức bị kẻ gian giả mạo chữ ký, gây ảnh hưởng tới uy tín danh dự hoặc có thể là nguy cơ vi phạm pháp luật hoặc các cơ đơn vị, tổ chức trước khi giải quyết yêu cầu một cá nhân nào đó đều có thể yêu cầu về việc giám định chữ ký để làm rõ tính xác thực của chữ ký. Nếu người bị kẻ gian giả mạo chữ ký có thể soạn đơn để đưa sự việc ra ánh sáng, minh oan cho mình; còn với đơn vị cần xác thực chữ ký của khách hàng cũng sẽ yêu cầu về việc giám định chữ ký để đảm bảo giao dịch an toàn, đúng đối tượng.
Như vậy, đế soạn hiệu quả đơn xin giám định chữ ký, bạn sẽ hoàn toàn dựa vào hiểu biết đã được chia sẻ ở trên để biết được bạn sẽ phải bỏ bao nhiêu công sức để soạn thảo mẫu đơn này. Có những người thường xuyên phải giám định chữ ký để đảm bảo sự an toàn trong giao dịch nhưng ở lần đầu tiên chắc chắn không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Nếu đó là hoàn cảnh hiện tại của bạn, Hà My sẽ giúp bạn trải qua lần đầu tiên này một cách suôn sẻ, dễ dàng và thành công chỉ trong một nốt nhạc nhé. Dựa vào hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết dưới đây, các bạn yên tâm rằng có thể nhanh chóng hoàn thiện một lá đơn xin giám định chữ ký để hoàn tất thủ tục xác minh chữ ký cho mình, giải quyết triệt để vấn đề tồn tại trước mắt liên quan đến chữ ký nhé.
Về hình thức, mẫu đơn này được soạn cần tuân thủ mẫu văn bản hành chính. Theo đó, cách trình bày khung cơ bản không thể thiếu các thành phần gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, tên đơn, lời kính gửi, thời gian và địa điểm viết đơn, chữ ký kết thúc mẫu đơn.
Khi trình bày, người viết cần đảm bảo từng phần ở vị trí đúng theo quy định. Phần nội dung chính sẽ được xây dựng ở trọng tâm của đơn, chiếm phần lớn diện tích khổ giấy. Ở phần này lại bao gồm 4 phần nội dung chính:
- Phần thông tin cá nhân của người trình bày
- Phần nội dung của sự việc
- Phần nội dung yêu cầu
- Phần lời cam đoan nội dung trình bày
Mỗi phần nêu trên đều có nguyên tắc trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề nên không làm tốn nhiều giấy mực. Mọi thứ chỉ cần viết đúng trong khuôn khổ và nêu bật nội dung chính trọng tâm cho mỗi phần qua đó đề đạt đúng yêu cầu nguyện vọng được giám định chữ ký là mẫu đơn của bạn được trình bày thành công.
Bạn hãy dựa vào biểu mẫu dưới đây để việc trình bày đơn trở nên đơn giản, dễ dàng thực hiện nhờ bố cục và gợi ý nội dung có sẵn:
mau-don-yeu-cau-giam-dinh-chu-ky.docx
Sau đó, bắt tay thực hiện xây dựng nội dung theo chỉ dẫn bên dưới đây bạn nhé.
Dòng Quốc hiệu - Tiêu ngữ sẽ được viết ở trên cùng của khổ giấy, căn chính giữa, ngay bên dưới, về phía lề phải sẽ là dòng thông tin địa điểm - thời gian viết đơn. Sau đó, bạn viết tên đơn ở giữa, viết chữ in hoa có dấu như sau:
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v trưng cầu giám định chữ ký
Tiếp theo là lời kính gửi, mẫu đơn này sẽ do cơ quan có thẩm quyền là tòa án nhân dân tại địa phương bạn sinh sống phụ trách. Bạn cần viết rõ tên của Tòa án nhân dân sẽ tiếp nhận lá đơn của bạn. Sau đó, bạn trình bày ngay các thông tin cá nhân của mình một cách đầy đủ, chính xác gồm:
- Họ và tên đầy đủ của người đề nghị, ngày tháng năm sinh
- Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp
- Nơi ở hiện tại
- Số điện thoại cá nhân
Khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về mình, bạn sẽ chuyển đến phần trình bày nội dung sự việc chi tiết. Kèm theo nội dung đó, bạn nêu lên lý do dựa trên yêu cầu khách quan, thực tiễn và mức độ cấp thiết của việc giám định chữ ký phục vụ cho quá trình xử lý, giải quyết vụ việc.
Về yêu cầu đưa ra, bạn nêu rõ yêu cầu phía Tòa án sẽ chấp thuận đơn đề nghị của bạn và tiến hành giám định chữ ký. Sau đó, không thể thiếu lời cam kết ở cuối đơn để xác thực lại một lần nữa tính chất nội dung đúng sự thật của đơn. Đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ quan chức năng vì đã tiếp nhận sự việc bạn trình bày để giải quyết.
Như vậy, qua chia sẻ tại bài viết này, chúng ta đã có thêm những hiểu biết sâu sắc về mẫu đơn yêu cầu giám định chữ ký. Nếu bạn thực sự rơi vào các hoàn cảnh cần phải xác minh chữ ký, đừng quên thực hiện theo những hướng dẫn vừa trình bày để phục vụ tốt nhất cho mục đích của mình nhé.
Bạn lập mẫu yêu cầu bồi thường bảo hiểm Bảo Việt như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết này để có những kinh nghiệm quý báu trong việc soạn thảo mẫu yêu cầu bồi thường bảo hiểm Bảo Việt đúng quy định để được nhanh chóng giải quyết nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ