Nếu bạn chẳng may bị tai nạn giao thông và cần cơ quan có thẩm quyền xác thực rằng bạn đã bị tai nạn tại địa phương, khu vực đó, đồng thời phải nêu rõ thời điểm và thời gian xảy ra tai nạn, phương tiện va chạm, vị trí, chủ phương tiện gây tai nạn và có thể xác nhận kèm theo lỗi… Lúc này, bạn cần viết mẫu đơn xin xác nhận tai nạn giao thông và đây là văn bản để có thể chứng minh bạn đã xảy ra tai nạn, cũng như có thể khởi kiện người gây ra tai nạn lên Tòa án. Cùng tìm hiểu về đơn xin xác nhận xảy ra tai nạn giao thông qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin xác nhận tai nạn giao thông được cá nhân soạn thảo với mục đích là muốn xác nhận về việc cá nhân này đã xảy ra va chạm, tai nạn giao thông. Trong lá đơn cần phải nêu rõ các thông tin của cá nhân xảy ra tai nạn và người gây ra tai nạn giao thông như họ tên, hộ khẩu thường trú, số CCCD/ CMND, thời gian xảy ra tai nạn, phương tiện gây ra tai nạn, lý do người làm đơn viết đơn này…
Lá đơn này có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, có thể khởi kiện lên Tòa án, trình bày lý do với tổ chức, đơn vị nào đó để hưởng một số quyền lợi nhất định, xin nghỉ phép hoặc yêu cầu bảo hiểm hay một lý do nào đó…
Sau khi hoàn thiện lá đơn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ để xác nhận mình đã xảy ra tai nạn giao thông gồm có: Đơn xin xác nhận xảy ra tai nạn giao thông; Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người làm đơn; tài liệu, căn cứ chứng minh về việc đã xảy ra tai nạn giao thông, biên bản ghi nhận hay căn cứ trình báo tại địa phương.
Tùy thuộc vào thời điểm xảy ra tai nạn giao thông và địa điểm mà người có liên quan tới việc tai nạn trình báo, các cơ quan có thẩm quyền xác nhận lá đơn này sẽ là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường hay cơ quan Công an cấp xã, phường hoặc Phòng cảnh sát giao thông địa phương.
Đơn xin xác nhận xảy ra tai nạn giao thông là văn bản hành chính, bạn cần phải trình bày theo mẫu có sẵn và đảm bảo thể thức văn bản đúng với quy định. Khi soạn thảo, các thông tin trong lá đơn cần được viết chính xác, trung thực và phải viết mạch lạc, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, thông tin cá nhân của cả người trình báo và người gây ra tai nạn giao thông, thời điểm, vị trí xảy ra tai nạn, phương tiện gây tai nạn, biển số xe… cần phải chính xác, đúng thông tin. Bên cạnh đó, bạn cần phải trình bày mục đích, lý do viết lá đơn này muốn xin xác nhận vì điều gì.
Khi nộp lá đơn và hồ sơ xin xác nhận tai nạn giao thông lên cơ quan có thẩm quyền thì bạn cần phải kèm theo những giấy tờ chứng minh bản thân đã xảy ra va chạm tai nạn giao thông, đó có thể là lời kể của nhân chứng trong vụ tai nạn, camera hành trình, xác nhận của cảnh sát giao thông địa phương…
Để đảm bảo lá đơn được viết đúng, đảm bảo tính pháp lý, bạn có thể tải về mẫu đơn dưới đây và điền theo hướng dẫn bên dưới:
mau-don-xin-xac-nhan-tai-nan-giao-thong.docx
Giống với các văn bản hành chính khác, phần mở đầu cần đầy đủ Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm, thời gian viết đơn và tên lá đơn được viết in hoa, bôi đen, chính giữa lá đơn: “ĐƠN XIN XÁC NHẬN TAI NẠN GIAO THÔNG”.
Phần “Kính gửi” cần được ghi rõ cơ quan tiếp nhận lá đơn là các các nhân, tổ chức có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật như Ủy ban nhân dân xã, phường tại địa phương xảy ra tai nạn; Công an xã, phường tại địa phương xảy ra tai nạn hoặc Cảnh sát giao thông ở địa phương đó.
Trong phần nội dung, bạn có thể trích dẫn một số luật để làm dẫn chứng căn cứ hoặc căn cứ theo tình hình thực tế, có thể dẫn chứng những thỏa thuận, văn bản, luật pháp, thỏa thuận có liên quan…
Người viết đơn xin xác nhận tai nạn giao thông là cá nhân có lợi ích, quyền trực tiếp mong muốn cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc và cần nêu đầy đủ các thông tin của người viết đơn như họ tên, năm sinh, nơi ở hiện tại, nơi thường trú, số điện thoại, số CMND hoặc CCCD.
Tiếp đến, bạn trình bày hoàn cảnh, nội dung cần giải quyết lá đơn và những chứng cứ đi kèm lá đơn.
Ví dụ:
“Vào lúc 20 giờ 02 phút, ngày 10/07/20xx, tôi có điều khiển chiếc xe đạp điện màu đỏ có biển kiểm soát số 30.123.4567 đi từ xã A, huyện B, tỉnh C tới xã D, huyện B, tỉnh C. Khi tới ngã tư đường ABC, huyện B, tỉnh C, một chiếc ô tô vượt đèn đỏ và va chạm với xe máy của tôi khiến tôi bị ngã đập người xuống đường, gãy chân và chiếc xe bị hư hỏng nặng. Chiếc ô tô gây tai nạn mang biển kiểm soát số 29.123.4567 và do ông Trần Văn A điều khiển. Hiện nay, tôi vẫn đang điều trị tại bệnh viện huyện B vì bản thân có nhiều vết thương và bị gãy chân.
Vậy nên, tôi làm đơn này kính đề nghị ông Nguyễn Ngọc H xác nhận rằng bản thân tôi có xảy ra tai nạn giao thông tại đường ABC, huyện B, tỉnh C vào lúc 20 giờ 02 phút, ngày 10 tháng 07 năm 20xx để tôi có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Cuối cùng, người viết đơn xác nhận xảy ra tai nạn giao thông cam đoan và ký tên ở cuối lá đơn, đồng thời xác nhận bản thân đã gửi kèm các giấy tờ chứng minh lời bản thân nói là sự thật, nếu nói sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy lá đơn này, tuy nhiên cần đảm bảo viết đúng nội dung và hình thức lá đơn nhé!
Để chứng minh bản thân xảy ra tai nạn, đảm bảo tính khách quan thì người làm đơn cần gửi kèm theo lá đơn những chứng cứ xác thức như video, hình ảnh, biên bản của những người làm chứng hoặc bản chụp trình báo, khai báo trước đó, hoặc camera hành trình quay lại quá trình xảy ra tai nạn.
Nếu trước đó bạn chưa trình báo về vụ việc tai nạn giao thông đã xảy ra thì khá khó khăn, vì vậy để có thể được cơ quan có thẩm quyền xác nhận xảy ra tai nạn giao thông thì người biết đơn cần phải đưa ra bằng chứng thuyết phục, chứng minh toàn cảnh vụ việc hoặc đưa ra xác nhận thời gian nhập viện, camera hành trình của phương tiện hoặc camera của người dân địa phương…
Trên đây là mẫu đơn xin xác nhận tai nạn giao thông chi tiết và đầy đủ nhất. Khi xảy ra tai nạn giao thông, bạn muốn khởi kiện đối tượng gây tai nạn hoặc miễn trách nhiệm bồi thường về vụ việc nào đó, hoặc làm đơn xin nghỉ phép… thì bạn cần phải viết lá đơn này. Lá đơn cần phải đảm bảo được viết đúng nội dung, kể lại sự việc đã xảy ra và mục đích viết đơn của bạn.
Khi bạn muốn miễn coi thi tốt nghiệp vì lý do nào đó, ví dụ có họ hàng, người nhà trong kỳ thi, việc gia đình đột xuất hay sức khỏe không đảm bảo thì bạn cần phải viết đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp. Truy cập bài viết dưới đây để biết được cách viết đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp và một số thông tin khác nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ