Khi doanh nghiệp mới thành lập muốn xác nhận địa chỉ kinh doanh hoặc doanh nghiệp chuyển sang địa chỉ mới và muốn xin xác nhận về địa chỉ này thì cần phải làm đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh. Trong lá đơn cần ghi rõ địa điểm kinh doanh ban đầu (nếu có) và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại cùng một số thông tin liên quan khác. Cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh và thủ tục xác nhận địa điểm kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trong mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
- Tên mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ kinh doanh: ĐƠN XIN XÁC NHẬN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH.
- Các căn cứ để soạn thảo việc xin xác nhận địa điểm kinh doanh và nơi nhận lá đơn.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nêu rõ thông tin.
- Địa chỉ trụ sở cũ của doanh nghiệp địa chỉ trụ sở mà doanh nghiệp dự định chuyển tới, thông tin về giấy phép hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nêu rõ lý do muốn thay đổi địa điểm kinh doanh cùng với cam kết, ký tên xác nhận.
Để hiểu rõ hơn về bố cục và nội dung lá đơn xác nhận địa điểm kinh doanh, mời bạn đọc tải về tại đây:
don-xin-xac-nhan-dia-diem-kinh-doanh.docx
Phần mở đầu của giấy xác nhận địa điểm kinh doanh giống như các văn bản hành chính khác, cần phải có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa điểm và ngày tháng viết đơn, cùng với tên lá đơn.
Phần “Kính gửi” cần ghi rõ gửi tới ai và tới cơ quan nào, cụ thể trong mẫu đơn này là gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trung ương nơi địa phương doanh nghiệp muốn xác nhận kinh doanh.
Tiếp đến là phần căn cứ để viết mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ kinh doanh, ví dụ như căn cứ theo biên bản họp và Quyết định của công ty về việc chuyển địa điểm kinh doanh, theo căn cứ tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp.
Phần đầu tiên trong mục nội dung mẫu đơn, người viết đơn cần ghi đầy đủ thông tin của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật, gồm có: Họ và tên, năm sinh, số Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực và thời hạn, nơi ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, số điện thoại liên hệ… Các thông tin của người đại diện doanh nghiệp cần ghi chính xác và đầy đủ.
Các thông tin về công ty cần ghi rõ ràng, gồm địa chỉ trụ sở hiện nay mà công ty đăng ký, số giấy phép hoạt động kinh doanh và ngày tháng cấp giấy phép này. Sau đó, người viết đơn cần trình bày lý do chi tiết vì sao lại thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh sang địa chỉ mới hoặc vì sao lại viết đơn này.
Ví dụ:
“Ngày 23/7.20xx công ty tôi đăng ký kinh doanh với lĩnh vực vận tải và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Lúc đó, trụ sở đăng ký kinh doanh trong giấy phép mà tôi đăng ký hoạt động doanh nghiệp là số 02 đường A phường B quận C thành phố Hà Nội. Nhận thấy vị trí của trụ sở không thuận lợi, bất lợi cho việc đi lại của công nhân viên, công ty chúng tôi đã họp bàn và đưa ra quyết định thay đổi sang địa chỉ số nhà 3B đường X quận Y thành phố Hà Nội.”
Sau đó, bạn điền rõ nguyện vọng mong muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp chuyển tới nơi ở mới, và kèm theo giấy tờ chứng minh, ví dụ như biên bản họp của công ty đã được chứng thực.
Cuối đơn, bạn cần thể hiện mong muốn được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết nội dung lá đơn nhanh chóng. Đừng quên cảm ơn cơ quan xét duyệt và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên xác nhận.
Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng ký địa điểm khác ngoài địa điểm hiện tại hoặc muốn chuyển đổi địa điểm kinh doanh, hay doanh nghiệp lựa chọn một địa điểm làm kho chứa hàng hóa, nơi tập kết hàng hóa, vận chuyển hàng hóa qua lại trong doanh nghiệp, thì cần phải đăng ký địa điểm là đơn vị trực thuộc công ty như văn phòng, chi nhánh đại diện hoặc đăng ký xác nhận địa điểm kinh doanh.
Khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh xác nhận địa điểm thì cần lưu ý một số điều sau:
- Doanh nghiệp được quyền lập địa điểm kinh doanh khi chi nhánh doanh nghiệp hay doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hợp nhất mã số thuế; doanh nghiệp được quyền lập địa điểm kinh doanh khi chi nhánh doanh nghiệp, doanh nghiệp đã áp ngành nghề kinh doanh dựa theo hệ thống mã ngành của kinh tế nước ta.
- Khi lập địa điểm kinh doanh, cần lựa chọn địa chỉ ở tại các khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng và các nhà dân sinh, tòa nhà đã xây dựng trên đất thổ cư hợp pháp thì mới được lập địa điểm kinh doanh. Còn nếu đất thuê triển khai dự án đầu tư nhất định thì khi lập địa điểm kinh doanh thì bên thuê phải có mục tiêu được phép cho thuê khi nhà xưởng dư thừa.
Sau khi đã biết cách viết mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh, chúng ta cùng tìm hiểu thủ tục xác lập địa điểm qua phần kế tiếp nhé!
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận địa điểm kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn cơ quan thực hiện trực tiếp sẽ là phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trong thời hạn 3 ngày.
Quy trình xác nhận địa điểm kinh doanh hoặc lập địa điểm kinh doanh như sau:
- Bước 1: Kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, xác nhận địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần gửi thông báo đặt địa điểm kinh doanh mới trong thời hạn 10 ngày làm việc tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố.
- Bước 2: Người đại diện theo ủy quyền hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư bộ phận một cửa.
Những người có liên quan tới hồ sơ đăng ký kinh doanh cần chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đăng ký kinh doanh, như: Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập, chủ doanh nghiệp tư nhận, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay thành viên hợp danh.
- Bước 3: Bộ phận một cửa tại Sở Kế hoạch và Đầu tư sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ gửi giấy hẹn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ nhận kết quả theo như giấy hẹn bàn giao.
Trên đây là mẫu đơn xin xác nhận địa điểm kinh doanh chi tiết dành cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi địa chỉ kinh doanh hoặc xác nhận địa điểm kinh doanh khi mới thành lập. Khi muốn chuyển một địa chỉ trụ sở, chi nhánh doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác với địa chỉ ghi trên giấy phép kinh doanh thì cần phải lập mẫu đơn này. Nội dung trong mẫu đơn cần ghi rõ ràng, chính xác và kèm theo các căn cứ minh chứng cho lời nói của mình.
Khi kinh doanh lâm sản hay khai thác lâm sản, thu mua lâm sản thì trong quá trình vận chuyển, thu mua, chủ lâm sản cần lập mẫu bảng kê lâm sản. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu bảng kê lâm sản nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ