Sau khi mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản, xuất lâm sản thì chủ lâm sản sẽ lập bảng kê lâm sản khi lâm sản được vận chuyển cùng một phương tiện vận chuyển và trong một lần, bảng kê cần được lập theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo kê khai đầy đủ các loại lâm sản. Vậy viết bảng kê lâm sản thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết mẫu bảng kê lâm sản nhé!
MỤC LỤC
Bảng kê lâm sản được quy định rõ ràng trong Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT tại Điều 5, quy định này được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về quy định quản lý, truy xuất nguồn gốc của lâm sản, cụ thể như sau:
- Bảng kê lâm sản được lập sau khi chủ lâm sản tiến hành mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trên cùng một phương tiện vận chuyển và trong cùng một lần; khi lập theo quy định hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu lâm sản hay hồ sơ xử lý vi phạm bởi người có thẩm quyền lập.
- Mẫu bảng kê lâm sản thực hiện theo các mẫu kèm theo thông tư gồm mẫu 01, 02, 03 và 04.
- Chủ lâm sản chịu trách nhiệm về nguồn gốc lâm sản hợp pháp được kê trong bảng kê lâm sản và những nội dung đã kê khai trong bảng kê trước pháp luật.
Dựa theo quy định này, chúng ta có thể thấy mẫu bảng kê lâm sản được pháp luật quy định rất rõ ràng, gồm cả các thủ tục liên quan tới việc kê khai lâm sản, và chủ lâm sản nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì cần cần phải thực hiện. Còn nếu lâm sản không thuộc vào các trường hợp cần kê khai lâm sản thì chủ lâm sản sẽ không cần phải thực hiện kê khai trong bảng lâm sản.
Trong trường hợp chủ lâm sản thuộc vào trường hợp cần kê khai nhưng không thực hiện thì theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính nếu ở mức độ hoặc nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, việc lập bảng kê dựa theo quy định này là vô cùng quan trọng và cần thiết và cần đảm bảo thực hiện theo pháp luật quy định, đảm bảo bảng kê đủ những nội dung cần có. Bởi bảng kê này phục vụ cho việc quản lý của luật pháp và xem như một chứng từ kê khai lâm sản.
Lập mẫu bảng kê lâm sản để kê khai các loại lâm sản của chủ lâm sản vận chuyển, khai thác hay buôn bán gồm các thông tin về lâm sản như: Tên gỗ, nguồn gốc lâm sản, kích thước, nhãn đánh dấu (nếu có), số hiệu. Bên cạnh đó, lập bảng kê lâm sản giúp kiểm tra lâm sản và truy xuất lâm sản có nguồn gốc từ đâu dựa vào quy định của pháp luật cũng như có thể tránh các trường hợp khai tách không giấy phép hay khai thác trái phép, giúp việc kiểm soát, quản lý lâm sản dễ dàng hơn.
Để hiểu rõ nội dung, bố cục của bảng kê khai lâm sản, bạn có thể tải về tại đây:
Mẫu bảng kê lâm sản là giấy tờ kê biên theo mẫu do pháp luật ban hành, do đó cần đảm bảo được lập đúng nội dung, quy tắc và thể thức trình bày. Vì đây là văn bản có tính pháp lý rất cao nên chủ lâm sản cần trình bày trung thực, chi tiết về các loại lâm sản. Bởi nếu phát hiện thông tin kê khai là không đúng sự thật, chủ lâm sản sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đây là bảng kê được áp dụng với các loại lâm sản như gỗ dàng cây, gỗ xẻ hoặc gỗ tròn và mở đầu bảng kê, chủ lâm sản cần ghi số thứ tự lập trong năm theo số bảng kê lâm sản. Chẳng hạn như 22/002, trong đó 22 là năm 2022 và 002 là số thứ tự bảng kê lâm sản đã lập.
Chủ lâm sản cần kê đầy đủ các thông tin như: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ và đối với doanh nghiệp, cần phải ghi rõ giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số doanh nghiệp. Chủ lâm sản cần kê khai thông tin trung thực, rõ ràng nhất.
Trong phần thông tin lâm sản, chủ lâm sản cần ghi rõ nguồn gốc của lâm sản có từ đâu như từ rừng trồng, rừng tự nhiên, cây trồng phân tán, vườn nhà hay nhập khẩu, xử lý lâm sản và phân phối ra thị trường thì chủ lâm sản cần cung cấp bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp đến, chủ lâm sản ghi rõ số hóa đơn, ngày, tháng, năm kèm theo, phương tiện vận chuyển lâm sản (số hiệu phương tiện và biển số), thời gian vận chuyển, địa điểm vận chuyển từ đâu đến đâu.
Với số hiệu và nhãn đánh dấu của gỗ theo quy định tại Thông tư này ở Điều 4 khoản 1 điểm g thì chủ lâm sản cần ghi chi tiết số hiệu từng hộp, lóng, tấm, thanh hoặc có thể ghi chung một số hiệu nếu gỗ cùng kích thước và cùng loài, ghi rõ số hiệu nhãn nếu gỗ đã được dán nhãn đánh dấu.
Bên cạnh số hiệu, nhãn đánh dấu, nội dung trong bảng cần ghi rõ tên lâm sản (tên phổ thông và tên khoa học nếu là gỗ nhập khẩu), số lượng, kích thước (chiều dài, chiều rộng, đường kính hoặc chiều dày), nếu là gỗ bị mục, rỗng ruột hay khuyết tật khi bị trừ khối lượng thì ghi vào mục này.
Sau đó, chủ lâm sản ghi rõ tổng khối lượng và số lượng lâm sản bên trong bảng kê chi tiết.
Mục cuối cùng, chủ lâm sản cần ghi rõ họ tên, ký tên và đánh dấu, ghi rõ ngày tháng năm viết đơn vào bảng kê. Đồng thời, bảng kê sẽ được kiểm lâm kiểm tra và ghi rõ hai số cuối của năm xác nhận bảng kê và thứ tự bảng kê trong năm.
Để xác nhận mẫu bảng kê lâm sản, quy trình xác nhận như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ trực tiếp tới Hạt Kiểm lâm cấp huyện địa phương.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ giấy tờ thì Hạt kiểm lâm sẽ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện giấy tờ, còn nếu giấy tờ đã đầy đủ thì Hạt kiểm lâm sẽ tiến hành giải quyết.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
- Hạt kiểm lâm sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 3 ngày làm việc, bảng kê lâm sản sẽ được xác nhận, còn các trường hợp không được xác nhận thì chủ lâm sản sẽ nhận được thông báo bằng văn bản và có nêu rõ lý do.
- Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu cần xác minh nguồn gốc lâm sản thì trong một ngày làm việc, Hạt kiểm lâm sẽ thông báo tới chủ lâm sản.
+ Kể từ khi có thông báo, trong một ngày làm việc, Hạt kiểm lâm sẽ kiểm tra và xác minh nguồn gốc của lâm sản, hoặc nếu trường hợp xác minh và kiểm tra nguồn gốc lâm sản quá phức tạp thì thời gian thực hiện sẽ không vượt quá 5 ngày làm việc.
+ Hạt Kiểm lâm sẽ lập biên bản kiểm tra lâm sản sau khi kiểm tra, xác minh nguồn gốc của lâm sản theo mẫu 05 được thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ban hành ngày 16/11/2018.
+ Kể từ ngày kết thúc xác minh, trong một ngày làm việc, Hạt Kiểm lâm sẽ xác nhận xong bảng kê lâm sản và nếu xác nhận sẽ trả lại kết quả cho cá nhân, tổ chức hoặc nêu rõ lý do và gửi thông báo nếu không xác nhận.
Khi muốn xác nhận bảng kê lâm sản, bạn cần thực hiện đúng các quy định trên để đảm bảo việc xác thực bảng kê diễn ra nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, chủ lâm sản cần nộp lâm sản theo đúng thời gian quy định để có thể hoàn tất nhanh chóng các thủ tục liên quan tới pháp lý.
Trên đây là mẫu bảng kê lâm sản cùng một số thông tin liên quan tới bảng kê. Khi buôn bán, vận chuyển hay xuất lâm sản, chủ lâm sản cần phải hoàn thành bảng kê lâm sản nếu thuộc trường hợp cần kê khai. Trong bảng kê cần ghi rõ các thông tin về lâm sản một cách trung thực, chính xác, đảm bảo đúng sự thật. Nếu phát hiện gian dối, chủ lâm sản có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, bạn có thể nộp bảng kê lâm sản qua dịch vụ công trực tuyến, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Khi doanh nghiệp mua vào một bảng hóa nào đó, cần phải lập nên mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào. Truy cập bài viết bên dưới để biết thông tin về mẫu bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ