Mẫu đơn xin việc nhân viên tư vấn hay và hấp dẫn là khi đảm bảo được các yêu cầu về nội dung lẫn hình thức. Cập nhật ngay bí quyết giúp bạn có được thành công với hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin việc dành cho nhân viên tư vấn dưới bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Hiện nay có không ít ứng viên đang nhầm lẫn giữa việc làm tư vấn và việc làm bán hàng là một dẫn đến tình trạng viết đơn xin việc nhân viên tư vấn và đơn xin việc bán hàng nội dung như nhau.
Mặc dù có nhiều doanh nghiệp gộp 2 vị trí thành một và giao cho một người đảm nhiệm tuy nhiên chúng vẫn là 2 vị trí khác nhau và nhiều doanh nghiệp cũng phân chia rõ ràng.
Vậy chỉ nguyên việc nhầm lẫn này đã khiến bạn bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng rồi, chưa kể đến việc bạn viết nội dung cho nó một cách sai lệch thì hoàn toàn không thể chấp nhận nổi.
Đơn xin việc nhân viên tư vấn là dành cho những ứng viên tham gia vào việc làm tư vấn tại cửa hàng, phòng khám hay doanh nghiệp. Hãy xác định rõ vị trí ứng tuyển và hiểu về nó để trình bày nội dung đơn xin việc cho chuẩn xác bạn nhé.
Đã là đơn xin việc, không phân biệt ngành nghề, cấp bậc hay vị trí thì đều có bố cục chung giống nhau. Ví dụ bạn có viết đơn xin việc nhân viên tư vấn mỹ phẩm, tư vấn y tế hay tư vấn bán hàng thì tất cả đều được cấu tạo từ 3 phần chính là Mở đầu, phần Thân và phần Kết đơn.
Vậy câu hỏi “Đơn xin việc nhân viên tư vấn gồm mấy phần?” không còn làm khó bạn nữa đúng không?
Tuy chỉ có 3 phần cơ bản song đơn xin việc cho nhân viên tư vấn lại chứa thêm nhiều thông tin quan trọng khác. Chẳng hạn như thông tin ứng viên, ưu điểm ứng viên hay lời cảm ơn ở phần kết đơn.
Mỗi phần đều có vai trò và nhiệm vụ riêng biệt, theo đó bạn nhất định phải trình bày thật chuẩn, đầy đủ các yếu tố liên quan để tạo nên sự hoàn hảo cho hồ sơ xin việc của mình.
Muốn có một mẫu đơn xin việc hoàn chỉnh, nhân viên tư vấn cần phải chuẩn bị nội dung cũng như hình thức thật ấn tượng. Nếu chưa từng có kinh nghiệm trong mảng này thì bạn có thể tìm hiểu hoặc tham khảo những hướng dẫn sau đây.
Như đã nói ở trên, đơn xin việc nhân viên tư vấn có 3 phần lớn, ứng viên buộc phải thể hiện được đầy đủ các thành phần quan trọng này mới có được văn bản hoàn chỉnh. Trước hết hãy cùng tôi bắt đầu khám phá từ phần mở đầu đơn xin việc nhân viên tư vấn nhé.
Ở phần đầu, tất cả những gì mà ứng viên tư vấn cần phải thể hiện đó là thông tin về họ, nêu được thông tin nhà tuyển dụng trong phần Kính gửi và phải có tên đơn chính xác.
Tuỳ vào từng vị trí mà doanh nghiệp đăng trên tin tuyển dụng, bạn sẽ có tên đơn xin việc tương ứng với việc làm đó.
Ví dụ: Nhà tuyển dụng đăng tuyển Nhân viên tư vấn mỹ phẩm thì tên đơn xin việc của bạn cũng phải trùng khớp với vị trí công việc này. Cụ thể là “ĐƠN XIN VIỆC NHÂN VIÊN TƯ VẤN MỸ PHẨM”.
Bạn hãy trình bày như cách mà tôi vừa nêu bởi đó là cách giúp bạn không thể bị nhầm lẫn với những ứng viên khác.
Trước khi chuyển sang phần nội dung, ứng viên tư vấn cần trình bày rõ lý do viết đơn, đây là thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm cho nên nó cũng được coi là nội dung quan trọng không thể thiếu trong đơn xin việc này.
Bạn có thể trình bày lý do viết đơn xin việc là: Được người thân đang làm việc tại công ty giới thiệu, qua tìm hiểu thông tin trên mạng mà bạn biết đến công việc này và thấy nó hoàn toàn phù hợp với mình cho nên viết đơn ứng tuyển,...
Rất nhiều lý do, bạn chỉ cần đưa ra một lý do vừa phù hợp, vừa chính đáng để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Nhân viên tư vấn có cần tốt nghiệp đại học không? Họ sẽ phải học chuyên ngành gì? Trình độ và kỹ năng ra sao? Có kinh nghiệm về việc làm tư vấn nào hay không?...
Là ứng viên cho việc làm tư vấn, bạn nhất định phải tìm hiểu rõ những câu hỏi vừa rồi, đồng thời phải cho ra câu trả lời chuẩn xác để lấy căn cứ trình bày trong đơn xin việc của mình.
Các câu hỏi nêu trên đều là những thông tin mà nhà tuyển dụng muốn biết về bạn, do đó nếu làm rõ được phần thông tin này thì chắc chắn bạn sẽ là người vượt qua được yêu cầu mà họ đưa ra.
Tham khảo ví dụ về cách viết nội dung đơn xin việc nhân viên tư vấn sau đây:
“Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh doanh với tấm bằng loại giỏi, đồng thời cũng có kinh nghiệm 2 năm làm vị trí nhân viên tư vấn tại công ty CP 123. Trong quá trình học tập và làm việc, tôi đã sở hữu kỹ năng tư vấn với mọi đối tượng khách hàng từ dễ tính đến khó tính, có khả năng thuyết phục khách hàng với những sản phẩm mình tư vấn.
Với những thế mạnh này, tôi tin rằng mình có thể đảm nhận tốt vai trò và nhiệm vụ của vị trí nhân viên tư vấn bên mình tuyển dụng, rất mong nhận được sự giúp đỡ để tôi được chứng minh năng lực của mình”
Đơn xin việc nhân viên tư vấn một khi đã đảm bảo được toàn bộ các thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì chắc chắn cơ hội mới sẽ mở rộng hơn với bạn.
Để lấy lòng nhà tuyển dụng thì nội dung hay vẫn chưa đủ, ứng viên tư vấn còn phải sở hữu cái kết ấn tượng, để lại sự lưu luyến với những người đọc nó.
Để thông tin có sức hút, tạo được điểm nhấn mạnh mẽ trong lòng nhà tuyển dụng, ứng viên việc làm tư vấn không nên bỏ qua lời cảm ơn chân thành vì họ đã dành sự quan tâm tới bạn.
Tiếp theo, cần đưa ra lời đề nghị về cuộc phỏng vấn để được chứng minh bản thân mình theo một cách thực tế nhất. Và để lại chữ ký kèm theo họ tên đầy đủ để văn bản hợp lệ.
Sau khi trình bày xong nội dung, ứng viên việc làm tư vấn cần phải chú ý tới hình thức trình bày để gia tăng khả năng được chấp thuận. Vậy đâu là hình thức trình bày mà bạn cần lưu ý? Tham khảo nội dung bên dưới để học hỏi bạn nhé.
Những mẫu đơn xin việc nhân viên tư vấn được chấp nhận chính là mẫu đơn có bố cục gọn gàng, khoa học và bắt mắt. Câu từ sử dụng phải chuẩn xác, rõ ràng và dễ hiểu.
Khi trình bày đơn xin việc dành cho nhân viên tư vấn, bạn nhất định phải kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi bản chính tới nhà tuyển dụng. Mặc dù không có ảnh hưởng nhiều tới năng lực hay trình độ tuy nhiên lỗi chính tả xuất hiện khiến cho hình ảnh của bạn trở nên kém chuyên nghiệp một cách đáng kể.
Rất nhiều ứng viên vội vàng đưa ra nội dung ngay khi tham khảo bí quyết viết đơn xin việc nhân viên tư vấn mà không theo dõi những lưu ý mà các chuyên gia nhắc nhở cho nên đã nhận về kết quả không mong muốn.
Vì vậy bạn đừng để mình là người tiếp bước theo vết xe đổ đó nữa, hãy bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ các thông tin quan trọng rồi bắt tay vào viết cũng chưa muộn. Sau đây là những lưu ý cơ bản có thể giúp bạn sở hữu mẫu đơn xin việc nhân viên tư vấn hoàn hảo nhất.
Đối với ứng viên tư vấn, kỹ năng tư vấn chính là chủ chốt, đó cũng là nghiệp vụ cơ bản để bạn hành nghề trong lâu dài. Cái mà nhà tuyển dụng muốn biết rõ nhất ở một ứng viên ở vị trí này đó chính là khả năng tư vấn về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
Vậy khi viết đơn xin việc cho nhân viên tư vấn, bạn cần làm rõ được khả năng này, nhấn mạnh nó để thấy rõ đây là ưu điểm nổi trội của bạn.
Ngoài khả năng tư vấn thuyết phục, nhân viên tư vấn tương lai cũng được chú ý hơn nếu như sở hữu kinh nghiệm thực tế.
Tuy nhiên kinh nghiệm thì vẫn phải có tính xác thực, khi nêu tên công việc từng làm, bạn cần nêu thêm thời gian công tác, vị trí, địa điểm và mô tả về những gì mình có khi làm việc ở doanh nghiệp cũ.
Rất khó để chinh phục nhà tuyển dụng nhưng chỉ cần bạn sở hữu mẫu đơn xin việc nhân viên tư vấn chuẩn chỉnh thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho ứng viên những kiến thức bổ ích, bạn có thể áp dụng để nhận lấy thành công một cách nhanh nhất.
Bạn là ứng viên có đam mê kinh doanh nhưng lại chưa biết phải viết đơn xin ứng tuyển như thế nào cho hiệu quả? Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ hướng dẫn về cách viết đơn xin ứng tuyển nhân viên, giúp bạn sớm tìm được công việc mơ ước.
MỤC LỤC
Chia sẻ