Nhà nước Việt Nam luôn có những chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật. Trong đó bao gồm cả việc hưởng trợ cấp hàng tháng với đối tượng được xác minh. Và mẫu đơn xin trợ cấp tàn tật sẽ được sử dụng trong bộ hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội cho người khuyết tật. Vậy, mẫu đơn này sẽ được kê khai thông tin như thế nào và quy định liên quan chi tiết. Cùng tìm hiểu ngay sau đây về mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật nhé!
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật là văn bản được lập bởi người khuyết tật (người khai thay người khuyết tật) gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xác minh thông tin nhằm mục đích để hưởng trợ cấp xã hội theo quy định, chính sách của Nhà nước Việt Nam.
Đây là văn bản bắt buộc trong hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội mà người khuyết tật cần phải chuẩn bị. Điều này đã được quy định rõ ràng tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ban hành vào ngày 15/03/2021. Theo đó, người khuyết tật sẽ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để có thể được hưởng trợ cấp xã hội đúng theo tiêu chuẩn, trong đó bao gồm mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật mới nhất theo mẫu 1đ được bàn kèm theo nghị định nêu trên.
Đơn xin trợ cấp cho người khuyết tật sẽ là văn bản cung cấp thông tin chi tiết về người khuyết tật. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể dễ dàng xác minh, nắm bắt thông tin. Đặc biệt là hỗ trợ trong việc đánh giá hồ sơ để giúp người khuyết tật được hưởng đúng mức trợ cấp của mình. Do vậy mà đây là tài liệu không thể thiếu với người khuyết tật trong quá trình làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội cho mình.
Với mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật thì đối tượng làm đơn sẽ là người khuyết tật nặng hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng dựa trên quy định của pháp luật về việc chứng nhận người khuyết tật. Những người thuộc diện nêu trên sẽ làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội và làm đơn xin trợ cấp theo mẫu dành cho người khuyết tật là 1đ.
Tuy nhiên, trong trường hợp người khuyết tật không có đủ khả năng để kê khai theo mẫu đơn thì có thể để người khác thực hiện việc khai thay. Thế nhưng, về cơ bản thì vẫn phải là đối tượng thuộc trường hợp trên mới đủ điều kiện để có thể sử dụng mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật.
mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật chuẩn là mẫu 1đ được ban hành kèm theo Nghị định số 20/NĐ-CP/2021 của Chính phủ. trong các văn bản kèm theo Nghị định số 20 thì có rất nhiều mẫu văn bản khác nhau cho từng đối tượng cụ thể, vì thế mà bạn cần lựa chọn và nắm bắt đúng mẫu chuẩn để có thể sử dụng đúng trường hợp và mục đích.
Để tải mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật thì bạn có thể tải biểu mẫu trên các website của Chính phủ, cơ quan nhà nước,... Tuy nhiên, để thuận tiện hơn thì bạn cũng có thể tải ngay biểu mẫu thông qua đường link dưới đây.
Link tải mẫu: mau-don-xin-tro-cap-cho-nguoi-tan-tat.docx
Việc sử dụng mẫu đơn sẽ giúp bạn có thể hoàn tất hồ sơ nhanh chóng, đúng thủ tục và đúng yêu cầu mà Nhà nước quy định với việc đề nghị trợ cấp cho người khuyết tật. Tuy nhiên, nội dung hay cách kê khai thông tin cũng sẽ là những điều mà bạn cần hết sức chú ý để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Với mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật thì nội dung chính sẽ cần phải có những thông tin sau đây:
- Thông tin cá nhân
- Thông tin về tình trạng đi học
- Thông tin về chế độ đang được hưởng
- Thông tin về giấy xác nhận khuyết tật
- Thông tin về việc làm
- Thông tin về khả năng tự phục vụ
- Thông tin về hộ gia đình nuôi dưỡng trực tiếp
- Thông tin người khai thay (nếu có người khai thay)
- Thông tin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
Thông tin cá nhân của người khuyết tật sẽ cần đề cập đến:
- Họ và tên: Ghi đầy đủ cả họ và tên theo giấy khai sinh của người khuyết tật. Viết bằng chữ in hoa.
- Ngày tháng năm sinh: Ghi rõ ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.
- Giới tính: Ghi giới tính nữ hoặc Nam.
- Dân tộc: Ghi đúng dân tộc của mình (kinh, Tày, Nùng,...) theo như sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
- Số giấy tờ tùy thân kèm ngày cấp, nơi cấp: Ghi đúng theo thông tin trên giấy tờ tùy thân của người khuyết tật.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi theo địa chỉ trong sổ hộ khẩu.
- Hiện nay đang ở với ai: Ghi tên chủ hộ mà người khuyết tật ở cùng và ghi chính xác địa chỉ của hộ gia đình đó.
Với tình trạng đi học trong mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật sẽ có 3 trạng thái được đưa ra. Đó là Chưa đi học, Đã nghỉ học và Đang đi học.
Dựa theo tình trạng thực tế của người khuyết tật, lựa chọn trạng thái tương ứng và ghi rõ lý do kèm theo giải thích cho tình trạng đó.
Ví dụ lựa chọn Chưa đi học (lý do: không đủ khả năng nhận thức để học tập),...
Các chế độ được hưởng mà biểu mẫu 1đ xét đến chính là bảo hiểm xã hội, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, hay các trợ cấp, phụ cấp khác,...
Tùy vào đối tượng khác nhau mà chế độ được hưởng cũng sẽ khác nhau. căn cứ vào đối tượng khai để biết được những trợ cấp, chế độ được hưởng, sau đó tích vào ô chọn chế độ tương ứng và ghi rõ số tiền và thời gian bắt đầu được nhận chế độ đó.
Bên cạnh đó, người khuyết tật cũng cần xác minh về việc có thuộc diện hộ nghèo hay không. Lựa chọn Có hoặc Không tùy theo tình hình thực tế của mình.
Các thông tin này cần được kê khai chính xác, rõ ràng bởi cơ quan chức năng sẽ có thể đối chiếu trên hệ thống để xác minh thông tin mà mình tiếp nhận.
Đây là mẫu đơn dành cho người khuyết tật, chính vì thế mà việc cung cấp thông tin giấy xác nhận khuyết tật là cần thiết để cơ quan chức năng có thể kiểm tra thông tin nhanh chóng hơn.
Số giấy chứng nhận khuyết tật, ngày cấp, nơi cấp, dạng tật và mức độ khuyết tật. Đây là các thông tin cần được nêu ra trong mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật. Bạn chỉ cần dựa vào giấy chứng nhận là có thể điền hoàn thiện thông tin này một cách dễ dàng.
Người khuyết tật tùy theo mức độ thì vẫn có khả năng làm việc bình thường.l Do vậy mà cần cung cấp thông tin về quá trình làm việc tương ứng. Ghi rõ công việc đang làm và mức lương hàng tháng nếu đi làm. Còn nếu không đi làm thì sẽ đưa ra lý do chính xác, cụ thể kèm theo.
Tình trạng hôn nhân cũng là thông tin cần được nêu ra trong mẫu đơn này. Bởi người khuyết tật vẫn có thể kết hôn, sinh con như những người khác.
Kê khai chĩnh ác tình trạng của mình (độc thân/đã kết hôn/ đã ly hôn,...), số con (nếu có) và nếu con dưới 36 tháng tuổi thì ghi đúng số con tương ứng.
Người khuyết tật sẽ tùy theo mức độ khuyết tật mà khả năng tự phục vụ sẽ có sự chênh lệch. Người làm đơn cần ghi chính xác về khả năng tự phục vụ của mình ở mức nào để cơ quan chức năng nắm bắt một cách chi tiết nhất.
Ghi rõ tên và địa chỉ của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình mà người khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trường hợp người khuyết tật không đủ khả năng để kê khai thông tin theo biểu mẫu thì sẽ cần có người khai thay. Khi đó, người kai thay sẽ cần cung cấp thông tin vào phần nội dung tương ứng.
Thông tin mà người khai thay cần đưa ra gồm có:
- Số giấy tờ tùy thân kèm theo ngày cấp và nơi cấp tương ứng
- Mối quan hệ với đối tượng cần kê khai thông tin
- Địa chỉ nơi ở hiện tại của người khai thay.
Sau khi hoàn tất các thông tin trên, đối tượng cần kê khai thông tin sẽ ký, ghi rõ họ tên bên dưới. Trường hợp không biết chữ hay không đủ khả năng thì có thể điểm chỉ.
Sau đó, mẫu đơn sẽ được mang nộp cho Ủy ban nhân dân xã/phường để được xác minh thông tin của đối tượng kê khai. Việc xác minh sẽ cần có chữ ký của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường và con dấu tương ứng.
Việc điền và kê khai mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật thực tế khá đơn giản khi các thông tin cung cấp hầu hết đều có trên giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, các bạn cần đảm bảo sự chính xác để quá trình xác minh được thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về mẫu đơn xin trợ cấp cho người tàn tật. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất khi tìm hiểu về mẫu đơn này.
Đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là gì? Cách điền thông tin và kê khai trong mẫu đơn như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ