close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ viết thế nào cho đúng quy chuẩn?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chức vụ càng cao thì trách nhiệm, trọng trách càng lớn và gánh vác càng nhiều. Tuy vậy, nhiều công chức, viên chức, cán bộ do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà muốn xin thôi giữ chức vụ. Lúc này, những người này cần phải viết một lá đơn xin thôi giữ chức vụ chuẩn chỉnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách viết mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ cùng một số thông tin liên quan.

1. Bạn biết gì về mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ?

Đơn xin thôi giữ chức vụ là mẫu đơn được sử dụng khi người lao động đang nắm giữ chức vụ tại tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị hay cơ quan nhà nước và được viết khi người giữ chức vụ đang nằm trong nhiệm kỳ công tác, làm việc, tuy nhiên họ lại muốn thôi giữ chức vụ đang đảm nhận vì lý do nào đó.

Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ được sử dụng khi muốn thôi giữ chức vụ
Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ được sử dụng khi muốn thôi giữ chức vụ

Chẳng hạn, chức vụ tổ trưởng khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi, có quá nhiều việc phải gánh vác và bạn muốn xin thôi giữ chức vụ này.

Theo Luật cán bộ, công chức 2008 đưa ra cùng với những văn bản hướng dẫn có liên quan đều không quy định các trường hợp không được nộp đơn xin từ chức với công chức, cán bộ.

Tuy nhiên, cán bộ sẽ không được từ chức theo quy định của pháp luật nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

- Đang đảm nhận nhiệm vụ cơ mật, trọng yếu và chưa hoàn thành hết nhiệm vụ, trọng trách được giao, cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ mà cán bộ đó đã thực hiện; đang đảm nhiệm các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia; ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiệm vụ đơn vị được giao khi cán bộ đó từ chức thì sẽ không được chấp nhận.

- Cán bộ đó đang trong quá trình chịu sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của các cơ quan thanh tra hay chịu sự kiểm tra của cơ quan bảo vệ pháp luật.

2. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ và một số lưu ý

Để có thể viết đơn xin thôi giữ chức vụ chuẩn chỉnh, bạn nên tải mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ tại đây.

Tải ngay

2.1. Cách viết mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ ra sao?

Về cơ bản, các nội dung trong đơn xin thôi chức vụ gồm có:

2.1.1. Thông tin cơ quan gửi đơn

Tại Việt Nam, do đặc thù chính trị nên việc xin từ chức khá hiếm thấy hoặc chưa được thấy mà chỉ thường xuyên gặp các trường hợp xin thôi giữ chức vụ. Khi viết phần “kính gửi” trong mẫu đơn này, bạn cần gửi tới Thủ trưởng, người đứng đầu, quản lý cơ quan đơn vị mà mình đang làm việc hoặc ban lãnh đạo của công ty.

Thông tin cơ quan gửi đơn xin thôi giữ chức vụ
Thông tin cơ quan gửi đơn xin thôi giữ chức vụ

Trường hợp bạn là cán bộ công chức, viên chức thì cần phải được phê duyệt bởi cơ quan Đảng các cấp từ trung ương tới địa phương hay nhận chỉ đạo trực tiếp từ các cơ quan, do đó cần thêm mục người nhận là các cơ quan này.

Bởi vậy, khi bạn muốn xin thôi giữ chức vụ, tùy theo chức vụ bạn đang kêm nhiệm, đảm nhiệm mà bạn sẽ gửi đơn tới các cơ quan, đơn vị khác nhau và có thể phải gửi lên những cơ quan quản lý viên chức, công chức như Sở nội vụ, Bộ nội vụ để lưu trữ, quản lý, giám sát hồ sơ.

Ví dụ, nếu bạn là lãnh đạo cao cấp thì có thể gửi tới các cơ quan như: Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội; Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam; Bộ Nội vụ và văn phòng tổ chức Chính phủ. Còn những người giữ chức vụ thấp thì chỉ cần gửi tới thủ trưởng đơn vị và sở ngành chuyên môn quản lý của cán bộ.

2.1.2. Thông tin người viết

Tiếp đó, người viết lá đơn cần trình bày đầy đủ các thông tin của bản thân mình như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân (ngày cấp, đơn vị cấp), mã số nhân viên, chức vụ hiện đang đảm nhận (nhân viên, chuyên viên, chuyên gia, trưởng phòng, tổ trường hay chức vụ cao hơn), nơi ở hiện nay, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email.

Thông tin người viết
Thông tin người viết

2.1.3. Lý do xin thôi giữ chức vụ

Bạn cần đưa ra lý do hợp lý và nêu rõ yêu cầu của bản thân, ví dụ như lý do năng lực (chưa sắp xếp được thời gian cho công việc, chuyên môn chưa tốt, chưa đạt được kết quả như ý, chưa phù hợp với công việc đang nắm giữ); lý do cá nhân (lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, chuyển đi nơi khác sống)... nên viên đơn này để xin thôi giữ chức vụ, gửi tới người quản lý, thủ trưởng cơ quan mà mong muốn nhận công việc khác phù hợp với bản thân hơn.

Ở nước ta, lý do phổ biến và xuất hiện nhiều nhất là lý do sức khỏe nên không thể hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ được giao phó bởi Đảng và Nhà nước. Những người đứng đầu thể hiện được ý thức chính trị nên ít khi có các lý do như năng lực chuyên môn, đạo đức chính trị hay quản lý yếu kém được đưa ra…

Lý do xin thôi giữ chức vụ hợp lý
Lý do xin thôi giữ chức vụ hợp lý

Các khối doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu sử dụng lý do sức khỏe hoặc muốn học hỏi thêm kiến thức mới. Chẳng hạn, một kế toán trưởng lo lắng gặp những rủi ro về nghiệp vụ tài chính và muốn xin thôi giữ chức vụ kế toán trưởng, thì có thể gửi đơn lên lãnh đạo, ban giám đốc công ty với lý do như:

“Thời gian sắp tới, tôi muốn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nên sẽ theo đuổi chương trình đào tạo sau đại học (MBA), bởi vậy tôi không thể đảm nhiệm tốt vai trò và nhiệm vụ mà công ty A giao phó với chức vụ kế toán trưởng. Vậy, tôi làm đơn này kính mong Ban lãnh đạo, giám đốc công ty A cho tôi xin thôi giữ chức vụ này”.

2.1.4. Lời cảm ơn

Sau khi nêu lý do xin thôi giữ chức vụ, bạn cần đưa ra lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty, người quản lý của mình, các đồng nghiệp trong công ty vì đã giúp đỡ bạn trong thời gian bạn giữ chức vụ này. Đồng thời tạo điều kiện để bạn có thể thôi xin giữ chức vụ đang đảm nhiệm. Cuối cùng, ghi rõ ngày tháng và ký, ghi họ tên trong đơn xin thôi giữ chức vụ.

2.2. Một số lưu ý cần biết

Khi viết mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:

- Trước khi viết lá đơn này, bạn cần chắc chắn rằng liệu bản thân mình có thật sự muốn thôi xin giữ chức vụ này. Vì sau khi bạn thôi giữ chức, thu nhập, vị trí và công việc hiện tại của bạn có thể bị ảnh hưởng rất lớn. Khi bạn bắt đầu một công việc mới, đôi lúc chẳng phải điều dễ dàng vượt qua.

Suy nghĩ thật kỹ
Suy nghĩ thật kỹ

- Bạn nên gửi lá đơn tới cơ quan đoàn thể, thủ trưởng đơn vị càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu bạn giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy, doanh nghiệp của nhà nước, để các cơ quan có thể sắp xếp vị trí nhân sự phù hợp thay thế bạn cũng như bàn giao công việc dễ dàng hơn.

3. Thủ tục xin thôi giữ chức vụ được thực hiện ra sao?

Các cán bộ, công chức đang đảm nhiệm chức vụ mà muốn xin thôi giữ chức thì có thể tham khảo thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ trong hồ sơ xin thôi giữ chức vụ gồm có: Mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ và tờ trình gửi tới các cơ quan, lãnh đạo công ty, thủ trưởng đơn vị, cơ quan tham mưu hay cơ quan Đảng.

Bước 2: Gửi hồ sơ xin thôi giữ chức tới những cơ quan có thẩm quyền quyết định, thường là những đơn vị bổ nhiệm chức vụ của bạn sẽ là người giải quyết và chấp thuận việc thôi giữ chức vụ của bạn.

Thủ tục xin thôi giữ chức vụ
Thủ tục xin thôi giữ chức vụ

Bước 3: Gửi hồ sơ tới các cơ quan tham mưu cùng với những cấp có thẩm quyền để xét duyệt.

Bước 4: Người đứng đầu có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác minh và xem xét hồ sơ, đưa ra quyết định cuối về việc thôi giữ chức của bạn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin về mẫu đơn xin thôi giữ chức vụ. Thực tế, có nhiều lý do khác nhau, có thể chủ quan hay khách quan khiến bạn xin thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm. Dù lý do nào đi chăng nữa, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định thôi giữ chức vụ này, nó ảnh hưởng tới thu nhập, cuộc sống và môi trường làm việc của bạn.

Đơn xin từ chức tổ trưởng

Bạn đang giữ chức vụ tổ trưởng trong công ty, doanh nghiệp nhưng vì lý do nào đó mà bạn cần phải xin từ chức. Lúc này, bạn cần viết đơn xin từ chức tổ trưởng và gửi tới ban lãnh đạo công ty. Truy cập bài viết dưới đây để hiểu thêm về đơn xin từ chức tổ trưởng nhé!

Đơn xin từ chức tổ trưởng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.