Mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân được viết để gửi tới trại giam cho phép được thăm nuôi phạm nhân. Vì việc thăm nuôi phạm nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp lý cho nên việc viết đơn cũng phải chuẩn theo quy định và form mẫu. Để được chấp thuận về việc thăm nuôi phạm nhân, hãy học cách hoàn thiện mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân theo hướng dẫn đầy đủ, chi tiết ở bài viết bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân là một văn bản đơn từ hành chính trình bày nguyện vọng được thực hiện chuyến thăm nuôi đối với người đang bị bắt giam. Căn cứ vào mẫu đơn được gửi đến, cơ quan phụ trách nhà giam sẽ xem xét và chấp thuận cho việc thăm nuôi được diễn ra đúng theo quy định của Nhà nước về việc thăm nuôi phạm nhân.
Theo quy định Nhà nước, người bị bắt giam tại các trại giam để thi hành án và cải tạo theo mức tuyên án vẫn có quyền được gặp gỡ, liên hệ với cá nhân, người thân, tổ chức có liên quan. Phía những đối tượng bên ngoài là người thân, bè bạn vẫn có thể đến trại giam để gặp và thăm nuôi phạm nhân. Việc này nhằm giúp đảm bảo về đời sống tinh thần cho người phải thi hành án trong trại cũng như giúp họ sớm hoàn lương, có thời gian cải tạo tốt. Nhưng để đảm bảo tính minh bạch và nghiêm ngặt của pháp luật, cũng là để kiểm soát mọi nguy cơ phạm tội mà nhà nước cũng ra quy định việc thăm nuôi được thực hiện cũng phải có đơn từ đề đạt rõ ràng. Vậy nên khi người thân của phạm nhân muốn thăm nuôi phạm nhân thì phải biết cách viết đơn xin thăm nuôi.
Không ai mong muốn có người thân bị cuốn vào vòng lao lý. Việc phải đặt bút viết mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân quả thực là một việc bất đắc dĩ. Thế nên, khi cần thiết, cập nhật ngay hướng dẫn về cách soạn thảo đơn này dựa vào những nội dung chia sẻ phía bên dưới đây nhé.
Việc giam giữ người có tội, vi phạm vào quy định của pháp luật là một biện pháp răn đe, xử lý nghiêm minh. Mọi hoạt động, quy trình liên quan đến người bị tạm giam đều được giám sát chặt chẽ, bao gồm cả việc gặp gỡ với những đối tượng bên ngoài để phòng trừ các nguy cơ phạm tội tiếp diễn.
Ngay cả khi phạm nhân có quyền được liên hệ, gặp gỡ và người nhà có quyền được thăm nuôi thì việc này vẫn nằm trong sự kiểm soát nghiêm ngặt. Thế nên, bản thân người nhà phạm nhân dù có nhu cầu thăm nuôi xong vẫn phải làm đơn xin thăm nuôi mới được xem xét.
Mục đích của mẫu đơn này chính là trình bày nguyện vọng muốn được thăm gặp và trợ cấp đồ dùng cho người thân đang là phạm nhân. Khi đó, trong đơn phải có những thông tin được ghi rõ ràng gồm có thông tin của người sẽ vào thăm nuôi phạm nhân, thông tin của phạm nhân, mối quan hệ cụ thể giữa người thăm nuôi với phạm nhân, lý do gặp.
Bạn tải mẫu đơn này về máy sẽ nhận được các nội dung đầy đủ nhất cần đưa vào trong đơn.
don-xin-tham-nuoi-pham-nhan.doc
Dựa vào việc xác định đầy đủ nội dung vừa nêu trên, bạn sẽ hoàn thiện từng nội dung đó sao cho thật chi tiết và rõ ràng.
Trước tiên cần ghi rõ thông tin của người viết đơn. Trong đó sẽ viết những gì:
- Họ và tên đầy đủ
- Ngày tháng năm sinh
- Số chứng minh thư, căn cước công dân kèm thời gian ngày cấp và nơi cấp
- Địa chỉ đăng ký thường trú, địa chỉ nơi ở hiện tại, địa chỉ đơn vị đang làm việc
Sau khi viết xong phần thông tin của mình, người làm đơn sẽ viết tiếp đến thông tin của người phạm nhân muốn gặp, thăm nuôi. Qua những thông tin được trình bày sau, đơn vị cơ quan có thẩm quyền sẽ biết được bạn cần gặp phạm nhân nào.
- Họ tên đầy đủ của người phạm nhân
- Thông tin năm sinh, số chứng minh thư/căn cước
- Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú
- Họ và tên cha, họ và tên mẹ
- Hành vi phạm tội là gì? Bị bắt vào thời gian cụ thể nào, thời gian vào nhà giam hiện tại khi nào?
Hai phần thông tin quan trọng đã hoàn thành, chuyển sang nội dung thứ ba phải xây dựng đó là trình bày mối quan hệ giữa người xin được gặp với phạm nhân thật rõ ràng. Căn cứ vào Khoản 1 của Điều 9 trong Luật Thi hành tạm giam thì phạm nhân có quyền được gặp các đối tượng sau: thân nhân, lãnh sự, người bào chữa. Đối với đối tượng là thân nhân, có rất nhiều mối quan hệ, trong đó các mối quan hệ thân nhân được gặp sẽ bao gồm:
- Ông bà nội - ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, bố mẹ nuôi.
- Vợ/chồng của phạm nhân
- Anh chị em ruột, con cái trong các mối quan hệ ruột già, dâu - rể, con nuôi
- Cháu ruột
Đến đây, kết thúc phần đầu tiên của đơn xin thăm nuôi. Người viết sẽ tiếp tục trình bày lý do viết đơn.
Lý do xin thăm nuôi là nội dung rất quan trọng để xem xét cơ hội được duyệt đơn. Lý do phải chính đáng là vì mục đích thăm nuôi, chính vì vậy, người viết đơn sẽ cần phải trình bày bằng diễn đạt chân thành, dứt khoát, không vòng vo và nêu thẳng vào nguyện vọng xin được thăm nuôi.
Đây chính là phần gánh vác vai trò thuyết phục người cán bộ có thẩm quyền cho nên hãy đầu tư chỉn chu cho phần này từ câu chữ diễn đạt đến giọng điệu để tránh việc mẫu đơn bị hủy bỏ.
Trong mỗi lần thăm nuôi, có thể sẽ có những người thân thiết khác ngoài ruột thịt cùng đi đến nhà giam để được thăm gặp phạm nhân, hỏi thăm tình hình sức khỏe, cải tạo và động viên tinh thần. Vậy thì làm thế nào để những cá nhân này cũng được chấp thuật cho vào gặp?
Người viết đơn sẽ phải trình bày vào trong đơn xin thăm nuôi đầy đủ thông tin của tất cả những người cùng đi gặp trong đoàn. Thông tin cũng tương tự như thông tin của người viết đơn với họ và tên, số chứng minh thư, thời gian cấp, nơi cấp. Bên cạnh đó đừng quên nêu rõ ràng mối quan hệ của từng người trong đoàn với phạm nhân là gì.
Tùy theo từng trường hợp mà mẫu đơn xin thăm nuôi sẽ được gửi đến cơ quan, cán bộ tiếp nhận khác nhau. Chẳng hạn nếu đơn viết để xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ vì hành vi vi phạm luật pháp thì sẽ gửi tới đơn vị thụ án hoặc người giám thị ở trại giam. Còn nếu xin gặp người phạm nhân đang chờ thi hành án, mẫu đơn này sẽ được gửi tới giám thị trại giam.
Như vậy đến đây việc viết mẫu đơn xin thăm nuôi phạm nhân đã được hoàn tất. Những gợi ý, chỉ dẫn chi tiết ở bài viết này hứa hẹn sẽ giúp những ai cần dễ dàng hoàn thiện đơn từ để mục đích thăm nuôi phạm nhân được chấp thuận bởi cơ quan chức năng.
Báo cáo công việc cũng là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi người lao động phải đáp ứng. Trong các trường hợp ứng tuyển, đây thậm chí còn đóng vai trò là một thế mạnh để nhà tuyển dụng có thể xem xét ưu điểm của người ứng viên. Trong công việc, mẫu đơn báo cáo công việc sẽ cung cấp những thông tin về quá trình làm việc của nhân viên trình lên cấp trên. Việc làm báo cáo không đơn giản, người làm báo cáo tốt sẽ luôn nhận được sự hài lòng, đánh giá cao của sếp. Vì vậy, khi muốn vượt qua vòng tuyển dụng hay muốn ghi điểm tốt trong mắt cấp trên thì nhất định bạn phải biết cách lập biểu mẫu báo cáo công việc nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ