Đơn rút kháng cáo được sử dụng khá nhiều trong tố tụng hình sự. Cá nhân trước đó đã gửi đơn kháng cáo có quyền làm đơn rút lại kháng cáo. Dựa trên mẫu đơn xin rút kháng cáo, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu kháng cáo. Tìm hiểu cách viết mẫu đơn xin rút kháng cáo và những quy định liên quan đến việc rút kháng cáo trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Đơn xin rút kháng cáo là một văn bản có tính chất pháp lý trình bày nguyện vọng muốn rút lại kháng cáo đã được nộp lên cơ quan có thẩm quyền trước đó. Thông thường đơn xin rút kháng cáo có thể được gửi đi trước khi đơn kháng cáo được xử lý hoặc khi đơn kháng cáo đang được xử lý.
Đơn xin rút kháng cáo và đơn kháng cáo phải được gửi đi bởi cùng một cá nhân hoặc tổ chức. Khi nhận được đơn xin rút kháng cáo, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào tính hợp pháp của đơn và ra quyết định đình chỉ yêu cầu kháng cáo trước đó.
Trong đơn xin rút kháng cáo bắt buộc phải trình bày rõ lý do rút kháng cáo và đề nghị của người làm đơn. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để Tòa án hoặc cơ quan chức năng thực hiện đề nghị của người làm đơn.
Đơn xin rút kháng cáo cần được soạn thảo và tuân thủ theo đúng những quy ước soạn thảo văn bản hành chính. Đơn được trình bày trên khổ giấy A4 dọc và căn lề theo quy ước: Lề trên 20 – 25mm, lề dưới 20 – 25mm, lề trái 30 – 35mm, lề phải 15 – 20mm.
Bên cạnh đó, đơn xin rút kháng cáo nên được trình bày với font chữ Times New Roman và kích cỡ 14. Một số nội dung như quốc hiệu, tiêu ngữ và tên đơn cần được trình bày theo đúng quy chuẩn văn bản đơn từ.
Quốc hiệu sẽ được viết hoa toàn bộ và căn giữa dòng. Tiêu ngữ được viết trên một dòng riêng biệt nằm ngay bên dưới quốc hiệu. Các thành phần trong tiêu ngữ cần được viết hoa chữ cái đầu tiên và ngắn cách với nhau bởi dấu gạch ngang. Tiêu ngữ cũng được căn giữa dòng.
Sau quốc hiệu và tiêu ngữ là tên đơn: “ĐƠN XIN RÚT KHÁNG CÁO” cũng được in hòa bộ và căn lề giữa. Tên đơn có thể được in đậm hoặc không, nhưng thường sẽ được điều chỉnh kích cỡ chữ lớn hơn.
Tiếp theo, người làm đơn lần lượt hoàn thành các nội dung còn lại trong đơn, bao gồm: Thông tin của người làm đơn, thông tin về vụ án, ký do xin rút kháng cáo và đề nghị rút kháng cáo.
Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp một mẫu đơn xin rút kháng cáo nhằm giúp quý bạn đọc có sự hình dung cụ thể hơn về cách trình bày và nội dung của mẫu đơn này. Mời quý bạn đọc tải về mẫu đơn xin rút kháng cáo qua liên kết dưới đây.
Trước phần “Kính gửi”, người làm đơn có thể trích dẫn một số bộ luật hoặc điều luật để làm căn cứ pháp lý cho đơn xin rút kháng cáo. Chẳng hạn như: Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.
Về địa chỉ nhận đơn, người làm đơn sẽ gửi đến chủ thể hoặc cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đề nghị trong đơn. Thông thường, đơn xin rút kháng cáo sẽ được gửi đến cơ quan đã tiếp nhận đơn kháng cáo trước đó, có thể là tòa án nhân dân, viện kiểm sát tối cao…
Trong phần nội dung của đơn xin rút kháng cáo, trước tiên người làm đơn sẽ cung cấp thông tin về bản thân và vụ án có liên quan. Những thông tin về bản thân người làm đơn cần cung cấp bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/ CCCD cùng với ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại liên hệ.
Sau đó, người làm đơn cần cho biết đơn xin rút kháng cáo này áp dụng cho vụ án nào và bản thân người làm đơn đóng vai trò gì trong vụ án đó.
Tiếp theo là lý do làm đơn và nguyện vọng xin rút kháng cáo. Lý do làm đơn phải được trình bày một cách dễ hiểu, khách quan và trung thực. Trong đó, người làm đơn cần nhắc lại thời gian, nội dung chính và mục đích của đơn kháng cáo đã gửi trước đó.
Dựa trên thỏa thuận giữa hai bên hoặc biểu hiện của bị cáo, người làm đơn xem xét và đưa ra đề nghị xin rút lại kháng cáo đã gửi trước đó. Trước đó, người làm đơn cần phải cam kết mọi thông tin được khai báo trong đơn xin rút kháng cáo đều là đúng sự thật và sẽ là người chịu mọi trách nhiệm về những thông tin trong đơn trước pháp luật. Cuối đơn cần có chữ ký và họ tên đầy đủ của người làm đơn.
Như vậy, bạn đã biết những nội dung cần có trong mẫu đơn xin rút kháng cáo, cách soạn thảo và một số lưu ý khi hoàn thiện mẫu đơn này. Tiếp theo, mời bạn đọc theo dõi một số thông tin tham khảo sau đây để hiểu rõ hơn về thủ tục kháng cáo.
Bị cáo, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp, người có quyền lợi liên quan đến quyền lợi của bị cáo, người bị hại có quyền làm đơn kháng cáo. Trường hợp bị cáo, người bị hại chưa đủ 18 tuổi hoặc không đủ năng lực hành vi dân sự thì luật sư bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ có thể kháng cáo.
Để làm thủ tục kháng cáo, người kháng cáo sẽ làm đơn và gửi đến tòa án. Trường trường hợp đang bị tạm giam thì người bị tạm giam vẫn có quyền kháng cáo. Sau khi nhận được đơn kháng cáo tòa án phải lập biên bản kháng cáo.
Đối với bản án sơ thẩm, trong vòng tối đa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án việc kháng cáo vẫn là khả thi. Nếu mới chỉ có quyết định sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày.
Trong một số trường hợp đặc thù, mặc dù đã quá hạn nhưng vẫn có thể kháng cáo. Khi đó, người kháng cáo sẽ phải nộp thêm bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn, đồng thời nộp kèm tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh cho lý do kháng cáo muộn.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, trong vòng tối đa là 10 ngày, một hội đồng sẽ được thành lập để xem xét đơn kháng cáo, bản tường trình, chứng cứ và tài liệu đi kèm. Khi quyết định tổ chức phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn thì phía tòa án phải mời đại diện viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nội dung mẫu đơn xin rút kháng cáo, cùng với cách soạn thảo và một số lưu ý khi làm đơn. Đơn xin rút kháng cáo cần được gửi đến đúng cơ quan chức năng đã nhận đơn kháng cáo trước đó. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm một số quy định liên quan đến kháng cáo và kháng cáo quá thời hạn đã được chia sẻ trong bài viết.
Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở là gì? Đơn xin xác nhận nhà ở để làm gì? Khi nào cần sử dụng đơn xin xác nhận nhà ở? Tìm hiểu hướng dẫn soạn đơn xin xác nhận nhà ở qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ