Trong quá trình kinh doanh, nếu vì lý do khách quan mà bên thuê ko thể tiếp tục thuê mặt bằng với giá đã thỏa thuận từ trước, thì bên thuê có thể làm đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng và gửi đến chủ cho thuê. Trên cơ sở đó, chủ cho thuê mặt bằng sẽ xem xét chấp thuận hoặc bác bỏ đề nghị xin miễn giảm chi phí thuê mặt bằng. Cùng tìm hiểu các soạn thảo mẫu đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Khi làm hợp đồng thuê nhà xưởng hoặc mặt bằng, hai bên đã thỏa thuận giá thuê mặt bằng cố định và ghi vào điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do khách quan mà bên thuê vẫn phải tiếp tục thuê mặt bằng dù cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Khi ấy, bên thuê có thể làm đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng để kiến nghị bên cho thuê giảm chi phí thuê mặt bằng hàng tháng.
Mẫu đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng là văn bản có tính chất cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn và muốn thương lượng về việc giảm tiền thuê mặt bằng thì cần sử dụng công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng. Bên chủ cho thuê mặt bằng có thể chấp nhận hoặc ko chấp nhận kiến nghị của bên thuê. Xét cho cùng, hợp đồng thuê mặt bằng cũng chỉ là thỏa thuận giữa các cá nhân.
Bên cạnh đó, không có quy định cụ thể nào về mức miễn giảm chi phí thuê mặt bằng. Mức giảm phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê.
Đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, mở đầu với quốc hiệu và tiêu ngữ. Sau đó là thời gian và địa điểm làm đơn. Trong phần “Kính gửi”, người viết đơn điền tên của chủ cho thuê mặt bằng.
Tiếp theo, người làm đơn cần cung cấp thông tin liên hệ của mình để làm căn cứ đối chiếu. Những thông tin cần cung cấp bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh (hoặc có thể chỉ cần khai báo năm sinh); những thông tin về CMND/ CCCD (bao gồm số CMND/ CCCD, ngày cấp và nơi cấp; hộ khẩu thường trú, địa chỉ chỗ ở hiện tại (có thể trùng với hộ khẩu thường trú) và cuối cùng là số điện thoại liên hệ.
Sau khi cung cấp thông tin về người làm đơn, chúng ta sẽ đến với phần nội dung chính của đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng.
Trước tiên người làm đơn cần nhắc lại những thông tin ngắn gọn về hợp đồng thuê mặt bằng. Những thông tin cần nhắc lại bao gồm:
- Hợp đồng thuê mặt bằng được ký kết vào thời gian nào, số hiệu hợp đồng, các bên liên quan bao gồm những ai, người làm chứng nếu có.
- Số tiền thuê mặt bằng bên thuê cần chi trả mỗi tháng.
- Phương thức thanh toán tiền thuê mặt bằng.
- Thời hạn trả tiền thuê mặt bằng (trả theo từng tháng/ từng quý, nửa năm trả một lần, trả tiền một lần mỗi năm…).
Ví dụ:
“Ngày 17 tháng 05 năm 2022, tôi đã ký kết hợp đồng thuê mặt bằng số 02/HĐTN cùng với ông Trịnh Văn A. Theo đó, chi phí thuê mặt bằng tôi phải chi trả mỗi tháng là 20 triệu đồng và trả theo hình thức 3 tháng/ lần. Tổng số tiền tôi cần thanh toán cho ông Trịnh Văn C mỗi khi đến kỳ hạn trả tiền là 60 triệu đồng/ 1 lần”.
Tiếp theo, người làm đơn trình bày ngắn gọn nguyện vọng được giảm tiền thuê mặt bằng và nguyên nhân làm đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng. Đồng thời người làm đơn cũng biểu đạt mức chi phí thuê mặt bằng mong muốn sau khi được giảm.
Ví dụ:
“Trong 6 tháng vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc kinh doanh của tôi ko được thuận lợi. Số lượng khách hàng và số lượng hàng hóa bán ra giảm rất đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Với diễn biến như hiện nay, tôi không thể tiếp tục thuê mặt bằng của ông Trịnh Văn C với chi phí 20 triệu đồng mỗi tháng.
Vì lý do trên, nay tôi làm đơn này kính đề nghị ông Trịnh Văn C cho phép tôi tiếp tục thuê mặt bằng với mức chi phí 18 triệu đồng/ tháng”.
Người làm đơn có thể gửi kèm theo báo cáo doanh số nửa năm trở lại đây hoặc doanh số 3 tháng gần nhất để làm bằng chứng. Trong phần kết thúc đơn, người làm đơn một lần nữa biểu đạt nguyện vọng được giảm tiền thuê mặt bằng.
Mức tiền thuê mặt bằng sau giảm được ghi trong đơn có thể ko phải là mức chi phí sau cùng. Hai bên có thể thương lượng lại về mức giảm tiền thuê mặt bằng nếu bên chủ cho thuê đồng ý.
Để có sự hình dung cụ thể và rõ ràng hơn về cách viết mẫu đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng, mời bạn đọc tải về mẫu đơn này theo liên kết sau đây.
Như đã đề cập ở trên, mẫu công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng được các công ty sử dụng để gửi đến chủ cho thuê mặt bằng. Trong phần đầu tiên, song song với quốc hiệu tiêu ngữ sẽ là tên giao dịch thương mại của công ty và mã số công văn.
Tiếp theo, thay vì thông tin của cá nhân làm đơn, thì sẽ là thông tin của công ty, bao gồm: Tên công ty; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên người đại diện hợp pháp; phương thức liên lạc (bao gồm số điện thoại, số fax và email).
Mẫu công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt được gửi đến công ty cung cấp dịch vụ cho thuê mặt bằng, ban quản lý khu mặt bằng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu mặt bằng. Đồng thời, công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt cũng được gửi đến phòng tài vụ, phòng tài chính kế toán và lưu văn thư.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC, cá nhân hoặc đơn vị thuê mặt bằng hoặc thuê đất để sản xuất kinh doanh có thể làm hồ sơ xin miễn giảm tiền thuê đất để gửi đến chủ đầu tư dự án hoặc đơn vị chủ cho thuê đất.
Hồ sơ xin miễn giảm tiền thuê đất bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Đơn đề nghị miễn giảm tiền thuê đất được soạn thảo theo những nội dung tương tự như công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng đã được hướng dẫn soạn thảo trong phần trước.
- Tờ khai tiền thuê đất (theo mẫu của Bộ Tài chính).
- Nếu đất được thuê để thực hiện dự án đầu từ thì trong hồ sơ cần có thêm tài liệu cung cấp thông tin về dự án đầu tư đó.
- Hợp đồng thuê đất (nếu đất đó là đất khoán thì phải có thêm hợp đồng nhận giao khoán đất).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đất được thuê để triển khai dự án đầu tư thì phải có thêm giấy phép đầu tư.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà đơn vị làm hồ sơ cần chuẩn bị thêm những giấy tờ, tài liệu khác. Hồ sơ xin miễn giảm tiền thuê đất sẽ được nộp lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp tại địa phương nơi có đất thuê. Trong vòng tối đa là 10 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được xử lý và cơ quan thuế có trách nhiệm phải gửi văn bản trả lời cho đơn vị nộp hồ sơ.
Trên đây là hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng dành cho đối tượng thuê là cá nhân và công văn xin miễn giảm tiền thuê mặt bằng dành cho đối tượng thuê là doanh nghiệp. Số tiền miễn giảm sẽ được thương lượng bởi hai bên và được đưa ra sau cùng. Số tiền thuê mặt bằng được miễn giảm trong thực tế không nhất thiết phải giống với đề nghị của bên thuê mặt bằng.
Bạn hiểu mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh là gì? Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh được sử dụng khi nào? Tham khảo ngay cách hoàn thiện mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng sinh qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ