Hiện nay, bếp ăn tập thể là một hình thức cực kỳ phổ biến và được áp dụng ở nhiều đơn vị, tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Vì phục vụ cho số lượng người lớn nên việc kiểm soát vệ sinh cũng như vấn đề an toàn thực phẩm khu vực bếp là rất quan trọng. Do đó mà việc kiểm tra cũng như lập biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể là một trong những thao tác không thể thiếu để đảm bảo quy định về vệ sinh được thực hiện cũng như đạt đủ tiêu chuẩn đề ra. Vậy, mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể viết như thế nào cho chuẩn? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Các bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú luôn phục vụ số lượng người ăn rất lớn mỗi ngày. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu vực nhà bếp những bếp ăn này là điều kiện bắt buộc để đảm bảo sức khỏe của người sử dụng thức ăn tại đây. Vì thế mà công tác kiểm tra, lập biên bản kiểm tra cần được thực hiện định kỳ, đúng theo tiêu chuẩn đề ra.
Mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể là văn bản được lập khi việc kiểm tra khu vực nhà bếp tập thể, bán trú được thực hiện. Đây sẽ là văn bản ghi chép lại quá trình kiểm tra nhà bếp, kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu bếp để đảm bảo tính chính xác, phản ánh đúng thực tế sau khi biên bản được thông qua và xác nhận bởi các bên liên quan.
Mục đích của mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể chính là minh chứng cho quá trình kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền đã được thực hiện. Bởi đây là một trong những quy định của Bộ Y tế về việc đảm bảo vệ sinh ở các bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú, vì thế mà công tác kiểm tra định kỳ sẽ cần được duy trì và thực hiện. Do vậy mà biên bản được lập trong và sau khi kiểm tra sẽ là minh chứng rõ ràng nhất.
Một trong những mục đích của việc lập biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể đó chính là việc ghi nhận về kết quả kiểm tra. Biên bản được lập sẽ nêu rõ thành phần tham gia quá trình kiểm tra, quy trình kiểm tra và kết luận cuối cùng thông qua việc kiểm tra nhà bếp ra sao. Kết quả này sẽ được thông qua trước tất cả những người có mặt và được ký xác nhận bởi tất cả thành phần tham gia hoặc đại diện là người phụ trách chính việc kiểm tra cùng với thư ký ghi biên bản.
Các quy định về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, bán trú được quy định rõ ràng ở Thông tư 48/2015/TT-BYT. Đặc biệt là điều số 4 nêu rõ các thông tin về cơ quan kiểm tra cũng như trách nhiệm và quyền hạn liên quan.
Mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể được soạn thảo khi có đợt kiểm tra và cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh an toàn gồm có:
- Cục An toàn thực phẩm với quyền hạn kiểm tra phạm vi trên cả nước
- Sở Y tế, Chi cục An toàn thực phẩm (cấp tỉnh ) có quyền hạn kiểm tra phạm vi trên toàn tỉnh
- UBND quận, huyện, thị xã, Phòng Y tế, TTYT huyện có phạm vi quyền hạn kiểm tra trên toàn huyện
- UBND xã, phường, thị trấn, Trạm Y tế xã có quyền hạn kiểm tra trên địa bàn xã
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm có quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại điều 69 của Luật An toàn thực phẩm.
- Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thành lập, có quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại điều 70 của Luật An toàn thực phẩm.
Đối với các bếp ăn tập thể thì nội dung kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bao gồm một số vấn đề sau đây:
- Kiểm tra về trang thiết bị và dụng cụ
- Kiểm tra về quy trình chế biến
- Kiểm tra về thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên trong phòng bếp
- Kiểm tra về quá trình vận chuyển và bảo quản thực phẩm
- Kiểm tra về nguồn nước, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm được sử dụng dùng để chế biến
- Giấy xác nhận sức khỏe của người trực tiếp nấu ăn,...
Mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể được lập sẽ cần có những nội dung chính như sau:
- Thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thông tin về cơ quan và thành phần tham gia kiểm tra
- Thông tin về nội dung, hạng mục kiểm tra
- Kết quả sau buổi kiểm tra
- Chữ ký xác nhận trong biên bản
Một biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể sẽ cần phản ánh được các nội dung nêu trên. Điều này đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách hoàn chỉnh, toàn diện nhất về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể tương ứng. Qua đó, cung cấp được các thông tin quan trọng, làm cơ sở căn cứ để lưu trữ cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của bếp ăn.
Thông thường, với việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể thì thành phần tham gia kiểm tra sẽ được chia làm 2 nhóm chính là Cơ quan kiểm tra và Đại diện của bếp ăn cũng như đơn vị cần tiến hành kiểm tra.
Đối với Cơ quan kiểm tra thì sẽ cần ghi rõ họ tên, chức vụ và vai trò tương ứng trong ban kiểm tra (Trưởng ban, Ủy viên,...)
Đối với đại diện của đơn vị và bộ phận chức năng sẽ cũng sẽ cần ghi rõ họ tên và chức vụ tương ứng (Giám đốc, Hiệu trưởng, Trưởng bếp,....)
tất cả những người tham gia vào quá trình kiểm tra bếp ăn tập thể đều cần được ghi đầy đủ vào trong biên bản, tránh tình trạng thừa thiếu so với số lượng thực tế, dẫn đến những rủi ro hay hiểu nhầm sau đó có thể xảy ra.
Nội dung kiểm tra là một trong những nội dung chính của biên bản, điều này thể hiện được những vấn đề đã được kiểm tra, đánh giá trong buổi kiểm tra đó như thế nào. Từ những cơ sở đánh giá này mới có thể đưa ra phần kết luận ở phía bên dưới.
Thông thường sẽ có 6 nội dung chính như:
- Kiểm tra về vấn đề pháp lý
- Kiểm tra về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kiểm tra về trang thiết bị
- Kiểm tra về nguyên vật liệu
- Kiểm tra về con người
- Lấy mẫu để kiểm nghiệm (nếu cần thiết)
Với phần kết luận, cần cho thấy được những ưu điểm của cơ sở kiểm tra đã có được, những mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục và các kiến nghị, đề xuất (nếu có) để giúp cơ sở tốt hơn.
Sau khi đã đưa ra các thông tin đầy đủ cho phần kết luận thì sẽ là phần xác nhận với việc các bên tham gia, chứng kiến ký xác nhận vào trong biên bản để biên bản được thông qua một cách công khai, đảm bảo sự minh bạch, chính xác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm tra bếp ăn tập thể cũng như hoàn thiện biên bản một cách nhanh chóng thì mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn sẽ thường được sử dụng trong trường hợp này.
Đây là hình thức biên bản được áp dụng phổ biến hiện nay khi bạn chỉ cần điền các thông tin còn thiếu vào trong biên bản là có thể hoàn thành. Tất nhiên, nội dung thiếu sẽ phụ thuộc vào quá trình kiểm tra thực tiễn, tuy nhiên, các thông tin chính cần triển khai sẽ được cập nhật đầy đủ trong bản mẫu, bạn sẽ tránh được việc bỏ sót thông tin hay thiếu nội dung.
Dưới đây sẽ là mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể bạn có thể tham khảo cho mình.
Link tải: BB-kiem-tra-nha-bep.docx
Trên đây là toàn bộ chia sẻ chi tiết về mẫu biên bản kiểm tra bếp ăn tập thể gửi tới các bạn. Mong rằng, bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu biên bản và mang đến cho bạn mẫu biên bản chuẩn nhất để ứng dụng ngay tức thì trong trường hợp cần thiết.
Mẫu biên bản hội chẩn là gì? Cách viết và lưu ý liên quan ra sao? Tải mẫu biên bản hội chẩn chuẩn nhất qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ