close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu biên bản hội chẩn và thông tin quan trọng về biên bản hội chẩn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hội chẩn là công tác của các bác sĩ, chuyên gia trong ngành y tế để tìm và thống nhất về căn bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Quá trình hội chẩn sẽ cần được ghi chép và lập thành văn bản tương ứng. Vậy, chính xác thì mẫu biên bản hội chẩn sẽ gồm có những nội dung nào và cách soạn thảo ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có cho mình thông tin chi tiết về biên bản hội chẩn nhé!

1. Mẫu biên bản hội chẩn và các thông tin cơ bản

1.1. Bạn hiểu thế nào về biên bản hội chẩn?

Mẫu biên bản hội chẩn là một văn bản ghi chép lại quá trình hội chẩn chuyên môn về tình trạng bệnh của bệnh nhân giữa các bác sĩ, chuyên gia trong ngành y tế ở lĩnh vực tương ứng. Thông qua việc hội chẩn, các bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân bệnh phù hợp, đánh giá tình hình và thống nhất về phương pháp cũng như người thực hiện việc chữa trị tương ứng cho bệnh nhân. 

Mẫu biên bản hội chẩn
Mẫu biên bản hội chẩn

Lập biên bản hội chẩn là yêu cầu bắt buộc để chắc chắn về công tác chữa trị cho bệnh nhân được thực hiện dựa trên sự thống nhất và căn bệnh đã được đánh giá thẩm định bởi những người có chuyên môn trong lĩnh vực. Qua đó, đây sẽ là cơ sở để đưa ra trách nhiệm, nghĩa vụ tương ứng đối với từng cá nhân trong việc hội chẩn cũng như chữa trị và chăm sóc cho bệnh nhân. 

Ở bất cứ các cơ sở y tế, các bệnh viện lớn, nhỏ thì khi hội chẩn được thực hiện điều này có nghĩa là biên bản hội chẩn cũng sẽ được lập ra. Do vậy mà đây được xem là văn bản khá phổ biến trong ngành y tế và những người có trách nhiệm soạn thảo sẽ cần đảm bảo sự chính xác của các thông tin được đưa ra trong biên bản.

1.2. Những quy định liên quan đến mẫu biên bản hội chẩn

1.2.1. Biên bản hội chẩn được lập khi nào?

Mẫu biên bản hội chẩn sẽ được lập khi việc hội chẩn được diễn ra tại cơ sở y tế tương ứng. Vậy, hội chẩn sẽ được thực hiện khi nào?

Thực tế thì không phải lúc nào hội chẩn cũng được thực hiện. Trong Luật khám chữa bệnh năm 2009 thì quy định về hội chẩn được nêu rõ ở điều 59. Theo đó, hội chẩn sẽ được thực hiện trong trường hợp người hành nghề hoặc cơ sở y tế không đủ khả năng để chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Hoặc khi việc chẩn đoán và chữa trị đã được thực hiện nhưng không mang lại kết quả tiến triển nào.

Khi hội chẩn được tiến hành thì sau khi kết thúc sẽ cần có biên bản hội chẩn được lập ra.

Lập biên bản khi nào
Lập biên bản khi nào

1.2.2. Mục đích của biên bản hội chẩn là gì?

Mục đích chính của mẫu biên bản hội chẩn là ghi chép lại quá trình diễn ra hội chẩn chuyên môn của các chuyên gia trong buổi hội chẩn đó. 

Ngoài ra, việc lập biên bản hội chẩn còn là căn cứ chứng minh cho quá trình hội chẩn đã được thực hiện với các nội dung trong biên bản. Những nội dung này sẽ ảnh hưởng tới công tác điều trị bệnh của bệnh nhân cũng như nêu rõ trách nhiệm tương ứng của từng cá nhân tham gia và liên quan tới việc chẩn đoán, chữa trị bệnh.

Nhìn chung, mẫu biên bản hội chẩn là văn bản cung cấp thông tin chính xác, toàn diện về quá trình hội chẩn chuyên môn. Cùng với đó là cơ sở để lưu trữ, nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân đối với việc điều trị của bệnh nhân tương ứng.

2. Cách soạn thảo mẫu biên bản hội chẩn chi tiết như thế nào?

2.1. Biên bản hội chẩn gồm những nội dung gì?

Trước khi soạn thảo biên bản hội thảo chi tiết thì bạn cần biết được nội dung phản ánh của biên bản là gì? Những thông tin nào sẽ cần được ghi vào trong biên bản hội chẩn.

Thông thường, một mẫu biên bản hội chẩn được lập sẽ cần có những thông tin chi tiết sau đây:

Nội dung của biên bản
Nội dung của biên bản

- Thông tin về cơ sở thực hiện hội chẩn

- Thành phần tham dự hội chẩn

- Thông tin về bệnh án (thông tin bệnh nhân, chẩn đoán ban đầu, quá trình điều trị được thực hiện và diễn biến, chẩn đoán xác định, điều trị)

- Nhận xét và kết luận của các thành viên tham gia

- Chữ ký xác nhận trong biên bản được lập

2.2. Soạn thảo biên bản hội chẩn sao cho chuẩn

2.2.1. Cung cấp rõ thông tin cơ bản

Những thông tin cơ bản của biên bản hội chẩn chính là thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra hội chẩn và thành phần tham dự trong buổi hội chẩn.

Về thời gian, cần ghi rõ giờ, phút bắt đầu buổi hội chẩn, sau đó sẽ là địa điểm cụ thể mà buổi hội chẩn được tiến hành.

Cách viết biên bản hội chẩn
Cách viết biên bản hội chẩn

Tiếp đến sẽ là thông tin về thành phần tham dự gồm có chủ trì, thư ký và các thành viên tham gia. Với từng đối tượng cụ thể sẽ cần ghi rõ họ tên và chức vụ tương ứng của người đó. Điều này nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp rõ ràng và chính xác nhất.

2.2.2. Thông tin về bệnh án

Trong thông tin về bệnh án sẽ bao gồm nhiều thông tin khác nhau. Vì thế mà bạn sẽ cần phân chia cụ thể để các mục được rõ ràng nhất.

- Thông tin về bệnh nhân

Thông tin về bệnh nhân sẽ là thông tin hành chính, tức là thông tin về đối tượng được chẩn đoán. Các thông tin cần cung cấp gồm có: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ và thời gian vào viện.

- Thông tin về chẩn đoán ban đầu: Ghi rõ về chẩn đoán ban đầu của bác sĩ điều trị đối với bệnh nhân được chẩn đoán.

- Tóm tắt diễn biến bệnh: Nêu tóm tắt về diễn biến của căn bệnh từ lúc được chẩn đoán ban đầu, điều trị cho tới thời điểm diễn ra buổi chẩn đoán hiện tại.

- Các xét nghiệm lâm sàng: Thông tin về các loại xét nghiệm lâm sàng được thực hiện để phục vụ cho quá trình chẩn đoán, kết quả của những xét nghiệm lâm sàng đó.

- Chẩn đoán xác định: Dựa vào những thông tin trên, chẩn đoán xác định mới được đưa ra về bệnh tình của bệnh nhân là gì.

- Điều trị: Cách thức điều trị bệnh như thế nào sau khi chẩn đoán được đưa ra. Ghi rõ và chính xác về phương pháp chữa trị được áp dụng đối với bệnh nhân.

Thông tin về bệnh án
Thông tin về bệnh án

2.2.3. Nhận xét và kết luận

Sau khi cập nhật chi tiết và đầy đủ về những nội dung chính nêu trên thì sẽ là phần nhận xét và kết luận. Các chuyên gia tham dự có ý kiến gì, bác sĩ điều trị có ý kiến gì,.... Tất cả sẽ được ghi vào phần nội dung này. Ý kiến cần được diễn đạt chân thực, chính xác và khách quan, không nên đưa ý kiến chủ quan của bản thân để diễn đạt lại ý kiến của người tham gia.

Cuối cùng sẽ là ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì buổi chẩn đoán. Tổng kết lại chẩn đoán đối với bệnh nhân cũng như cách thức và người chịu trách nhiệm điều trị tương ứng.

Khi tất cả những nội dung trên đã được hoàn thiện thì cần ghi rõ thời gian kết thúc buổi hội chẩn và số biên bản được lập thành tương ứng. Sau đó, chủ trì và thư ký sẽ là đại diện để ký vào trong biên bản khi được các thành viên tham dự thông qua.

3. Tải ngay mẫu biên bản hội chẩn chuẩn nhất

Việc làm biên bản hội chẩn sẽ có thể được thực hiện một cách nhanh chóng thuận tiện hơn với mẫu biên bản hội chẩn. Khi đó, bạn sẽ chỉ cần điền các thông tin còn thiếu vào trong form mẫu tương ứng. Điều này sẽ đảm bảo được cả nội dung và hình thức cần có của một biên bản hội chẩn chuẩn.

Tải mẫu biên bản hội chẩn chuẩn
Tải mẫu biên bản hội chẩn chuẩn

Hiện nay, các biểu mẫu có sẵn được sử dụng trong lĩnh vực y tế cũng thường được đăng tải trên các website của cơ sở y tế tương ứng. Và mẫu biên bản hội chẩn cũng là một trong số đó. Rất dễ để bạn có ngay cho mình một biên bản về hội chẩn chuyên môn đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Dưới đây sẽ là đường link tải mẫu biên bản hội chẩn bạn có thể tham khảo.

Link tải: bien_ban_hoi_chan.docx

Mong rằng, với những thông tin được cập nhật trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu biên bản hội chẩn. Qua đó, việc soạn thảo biên bản sao cho chuẩn đã trở nên dễ dàng hơn cũng như cách để bạn sở hữu biên bản hội chẩn trong tích tắc cho mình.

Mẫu giấy chứng sinh cần trình bày thế nào cho đúng?

Mẫu giấy chứng sinh là gì và cách trình bày như thế nào để chuẩn nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về giấy chứng sinh nhé!

Mẫu giấy chứng sinh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.