close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế và cách viết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi gia đình có một việc chung nào đó cần giải quyết, các thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại và cùng nhau giải quyết các vấn đề, cần sự thống nhất của toàn thể các thành viên. Trong đó, biên bản họp gia đình chủ yếu là mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế, đất đai do ông bà, tổ tiên để lại. Đây là văn bản được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc họp gia đình. Cùng tìm hiểu các thông tin về biên bản họp gia đình về việc phân chia tài sản thừa kế nhé!

1. Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế là gì?

Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế là văn bản được lập ra ghi lại nội dung thông tin thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc phân chia tài sản thừa kế, đất đai do ông bà, tổ tiên để lại. Trong biên bản cần ghi rõ các nội dung mà các thành viên thỏa thuận, trao đổi, thống nhất trong quá trình họp. Đồng thời, các nội dung cần ghi rõ ràng, minh bạch, đảm bảo rõ ràng các điều khoản tránh tranh chấp xảy ra sau này. 

Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế
Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế

Nhìn chung, biên bản họp gia đình về việc phân chia tài sản thừa kế chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về nội dung, do đó bạn có thể tham khảo các mẫu đơn trên mạng, sau đó chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với gia đình của mình. Thỏa thuận giữa nội bộ trong gia đình cần phải có liên quan tới nghĩa vụ, quyền lợi mà những người này được hưởng hoặc có trách nhiệm thực hiện.

Chẳng hạn, với biên bản phân chia tài sản thừa kế về nhà ở, đất đai, những người trong gia đình thuộc hàng thừa kế sẽ ngồi lại để thỏa thuận về việc phân chia di sản, tài sản cho người nào, những phần tài sản mà họ được hưởng từ ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu.

2. Mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế và một số lưu ý

2.1. Nội dung trong biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế

Để hiểu rõ hơn về nội dung và bố cục của biên bản họp gia đình về việc phân chia tài sản thừa kế, bạn có thể tải về một trong hai mẫu đơn dưới đây:

mau-bien-ban-hop-gia-dinh.doc

mau-bien-ban-hop-gia-dinh-2.docx

Nội dung trong biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế
Nội dung trong biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế

2.1.1. Mở đầu biên bản

Trong biên bản họp gia đình không thể thiếu Quốc hiệu, Tiêu ngữ và tên lá đơn, bạn cần ghi rõ cuộc họp về việc gì như phân chia phần đất thừa kế, nhà ở thừa kế, phần đất hương hỏa trong gia đình,, ví dụ:

“BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

Về việc: Phân chia nhà ở thừa kế”

Tiếp đến, ghi rõ thời gian, địa điểm tham dự cuộc họp và tiến hành họp về việc gì, ví dụ:

“Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2022, tại nhà Ông Nguyễn Văn A, thôn B, huyện C, tỉnh D. Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt con gái, con trai của Ông Nguyễn Văn A và Bà Lê Ngọc Y với thành phần, nội dung như sau…”

Ghi rõ thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp
Ghi rõ thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp

2.1.2. Nội dung biên bản

Trong biên bản họp gia đình cần ghi rõ những người tham dự trong gia đình, gồm cả những người làm chứng trong cuộc họp. Các thông tin về những người này cần ghi đầy đủ các mục như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, số Chứng minh dân dân/ Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ hiện tại…

Tiếp đó, thành phần quan trọng nhất là thông tin trong cuộc họp, gồm có các ý kiến, tranh luận nào của những người tham dự… Ví dụ: Các thông tin về đất đai, tài sản thừa kế cùng với những giấy tờ kèm theo.

Các thông tin về việc kết luận trong cuộc họp cần phải nêu rõ ràng, ai sẽ được chia phần tài sản đó, chia thành mấy phần, chia ra sao, những người nhận tài sản có quyền và nghĩa vụ thế nào về tài sản đó…

Nội dung biên bản ghi rõ về việc phân chia tài sản
Nội dung biên bản ghi rõ về việc phân chia tài sản

Ví dụ:

“Phần đất hương hỏa do Ông Nguyễn Văn A (cụ ông) và Bà Lê Ngọc Y (cụ bà) để lại nhưng không có di chúc, do đó đây sẽ là tài sản thừa kế chung của các con.

Hôm nay, mọi thành viên trong gia đình đều đồng ý để lại cho Ông Nguyễn Văn B với diện tích đất 50m2. Phần này này đã chuyển nhượng lại cho gia đình Ông Nguyễn Văn B và các thành viên trong gia đình đã đồng ý, không tranh chấp.

Còn những phần đất còn lại gồm 50m2 được tất cả thành viên trong gia đình thống nhất như sau: 

+ Tất cả thành viên trong gia đình thống nhất cho Ông Nguyễn Văn C đứng tên để làm chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo với số 001 do Ủy ban nhân dân huyện ABC cấp ngày 11/2/20xx.

+ 20m2 được sử dụng để xây làm từ đường của dòng họ, không được chuyển nhượng hay bán dưới mọi hình thức.

+ Số đất còn lại là 30m2 sẽ thuộc sử dụng chung của 4 người con, dùng cho việc thờ cúng tổ tiên và không được bán.”

Sau đó, biên bản cần ghi rõ biểu quyết của những người có mặt trong cuộc họp về nội dung nêu trên, số người tán thành, số người không tán thành và một số ý kiến khác (nếu có). Còn nếu có ý kiến khác thì cần ghi nội dung ý kiến và họ tên người đưa ra ý kiến đó.

2.1.3. Phần kết biên bản

Sau khi hoàn thành nội dung, đọc lại toàn bộ nội dung của biên bản cho những người có mặt nghe và xác nhận những thông tin trong biên bản là tự nguyện, hợp lý, không bị ép buộc và đúng chính xác.

Chứng minh mọi người không bị ép buộc và hoàn toàn tự nguyện
Chứng minh mọi người không bị ép buộc và hoàn toàn tự nguyện

Những người tham dự cuộc họp cần phải ký, ghi rõ họ tên của mình và để tăng tính xác thực của biên bản cần phải xin xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.

2.2. Một số lưu ý khi viết mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế

Trong quá trình ghi biên bản, cần phải có mục người làm chứng xác nhận các thông tin trong lá đơn là đúng sự thật và được Ủy ban nhân dân xã hoặc phường chứng thực biên bản họp gia đình. Từ đó, đảm bảo các nội dung trong biên bản đều được ghi chính xác, minh bạch và rõ ràng.

Cuối biên bản họp gia đình cần được tất cả mọi người trong gia đình chứng kiến và có ký tên xác nhận, cũng như các văn bản thỏa thuận khác cũng vậy. Sau này có thể xảy ra tranh chấp về phần tài sản thừa kế đó nếu không được các thành viên trong gia đình xác nhận đầy đủ.

Mọi người có mặt trong cuộc họp cần ký tên vào biên bản họp gia đình
Mọi người có mặt trong cuộc họp cần ký tên vào biên bản họp gia đình

Những thông tin, giá trị của các loại tài sản, đất đai trong biên bản họp cần được ghi rõ dạng chữ và dạng số, viết nắn nót, rõ ràng. Ngoài ra, có thể đưa văn bản với các tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo văn bản có tính pháp lý. Đồng thời, nội dung đơn cần đảm bảo chính xác, trung thực, đúng chính tả để tránh hiểu lầm và không sử dụng từ ngữ địa phương khiến người đọc khó hiểu hay hiểu nhầm.

Trên đây là mẫu biên bản họp gia đình về chia tài sản thừa kế chi tiết cùng một số lưu ý cần biết. Khi gia đình tụ họp, gặp mặt để thỏa thuận về việc phân chia tài sản, đất đai thừa kế, cần phải có văn bản ghi lại rõ ràng nội dung cuộc họp, đảm bảo các thành viên đều có mặt và ký kết vào cuối văn bản. Đồng thời, văn bản cũng cần ghi chi tiết, đầy đủ nội dung và có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, có như vậy mới đảm bảo tính xác thực và pháp lý.

Mẫu đơn xin thuê đất

Nếu bạn đang có ý định thuê đất của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh hay xây dựng công ty, nhà máy… bạn cần phải xin thuê đất và gửi mẫu đơn xin thuê đất tới cơ quan có thẩm quyền. Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về mẫu đơn xin thuê đất nhé!

Mẫu đơn xin thuê đất

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.