Khi sử dụng điện thoại hay thẻ ngân hàng, mã PIN đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bảo mật các ứng dụng, thiết bị hay bảo mật tài khoản ngân hàng. Tuy vậy, liệu bạn đã thực chất hiểu rõ mã PIN là gì? Có những loại mã PIN nào hiện nay? Làm thế nào để bảo mật mã PIN hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu các thông tin về mã PIN qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
PIN là từ viết tắt của Personal Identification Number, có nghĩa là mã số định danh của cá nhân, sử dụng để truy cập vào một hệ thống. Trong các thiết bị công nghệ, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, hay cửa thông minh… thường xuất hiện mã PIN.
Mã PIN giúp người dùng bảo mật hệ thống, thiết bị của mình dễ dàng hơn, tránh được sự xâm phạm quyền riêng tư. Mã PIN thường có độ dài từ 4 đến 6 chữ số và là sự kết hợp của các số từ 1 đến 9. Khi nhập đúng mã PIN, hệ thống sẽ nhận diện và mở khóa để bạn truy cập vào ứng dụng, thiết bị hay hệ thống.
Mã PIN điện thoại sử dụng để bảo mật thiết bị, giúp thiết bị của bạn không bị người khác xâm nhập trái phép. Ngoài mã PIN điện thoại, còn có một số loại mã PIN khác như PIN sim điện thoại, PIN ứng dụng, PIN của ví điện tử,... Tùy theo thiết lập người dùng, một mã PIN điện thoại có thể là các số giống nhau hoặc khác nhau.
Mã PIN ATM hay mã PIN thẻ ngân hàng là công cụ ra đời giúp thẻ ngân hàng của bạn được bảo mật tốt hơn, đảm bảo sự an toàn cho số tiền trong tài khoản của bạn. Để tránh rủi ro, ví dụ như làm rơi, mất thẻ hay bị ăn trộm, ăn cắp, bạn nên để mật khẩu là những con số con số khó đoán, không nên để mã là số điện thoại, ngày sinh nhật, số CCCD/CMND hay số nào đó có liên quan tới bạn.
Mã PIN Wifi còn có tên gọi khác là mã PIN WPS (Wi-Fi Protected Setup). Mã PIN Wifi vô cùng quan trọng, được sử dụng để thiết lập nhanh chóng, đơn giản các kết nối mạng không dây và giúp người sử dụng đảm bảo an toàn.
Ngày trước, để thiết lập mạng Wifi, bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như Username (tên người dùng) và Password (mật khẩu), nhưng hiện nay, để thiết lập Wifi đơn giản, bạn chỉ cần có mã WPS.
Hiện nay, smartphone hay các thiết bị điện tử khác, có nhiều loại mã PIN khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta chỉ nhắc tới một số loại mã PIN thôi nhé!
Mã PIN mở khóa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính,... là dãy mã có từ 4 đến 6 số, được người dùng cài đặt để mở khóa màn hình, tránh người khác tự ý truy cập vào các thiết bị này, bảo mật được dữ liệu quan trọng hay quyền riêng tư.
SIM điện thoại cũng có mã PIN gồm có 4 chữ số, giúp thông tin trong SIM không bị lợi dụng hay đánh cắp. Nếu bạn cài đặt mã PIN cho SIM của bạn, khi bạn khởi động lại máy hoặc lắp SIM vào điện thoại khác, bạn sẽ được hệ thống yêu cầu nhập đúng mã PIN thì mới có thể sử dụng SIM. Nếu nhập sai mã SIM, SIM sẽ bị khóa và vô hiệu hóa.
Mã PIN khóa ứng dụng (Applock), giúp bạn có thể khóa những ứng dụng mà bạn muốn, thông thường mã PIN này có độ dài từ 4 đến 6 chữ số và một số thiết bị sẽ có mã PIN trùng với mã mở khóa thiết bị. Cách này giúp bạn bảo mật các ứng dụng riêng tư của mình như tin nhắn, cuộc gọi, danh bạ, ảnh hay ví điện tử, tránh người khác truy cập vào những thông tin không mong muốn khi chưa được sự đồng ý của bạn, đặc biệt trong trường hợp cho người khác mượn điện thoại.
Mã PIN trên các thiết bị điện tử có tính bảo mật cao, thường có từ 4 số trở lên, tùy theo loại điện thoại. Nhờ vậy, quá trình hack và đoán mật khẩu cũng khó đoán và tốn thời gian hơn.
Mã PIN phụ thuộc khá lớn vào điện thoại, chẳng hạn như một chiếc iPhone được bật tính năng bảo mật bằng mã PIN được thử nghiệm trong trung tâm của FBI/Apple spat. Khi nhập sai 10 lần mã PIN, hệ thống sẽ tự động xóa toàn bộ dữ liệu và nội dung của điện thoại.
Bên cạnh đó, mã PIN dễ dàng thay đổi được, giúp bạn thao tác, sử dụng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mật mã dễ đoán, trùng số thì hacker vẫn có thể đoán dễ dàng.
Sau khi đã hiểu rõ mã PIN là gì, bạn có thắc mắc rằng liệu mã PIN quan trọng như thế nào với thẻ ngân hàng hay không?
Để có thể sử dụng, rút tiền trong tài khoản ngân hàng, bạn chỉ cần có mã PIN và thẻ. Do đó, nếu họ có được thẻ ATM của bạn và biết được mã PIN thẻ của bạn thì có nghĩa rằng họ hoàn toàn có thể “chiếm đoạt” số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn. Do đó, bạn không nên tiết lộ mật khẩu cho người khác biết để tránh những điều không may.
Khi vô tình cho ai đó biết được mật khẩu của bạn thì bạn nên nhanh chóng đi đổi mật khẩu thẻ. Tại các cây rút tiền, bạn có thể nhanh chóng đổi mật khẩu cả mình và bạn không nên sử dụng mật khẩu là những con số đặc biệt như ngày sinh, số điện thoại hay số liên quan tới bạn.
Nếu chẳng may lỡ quên mã PIN ATM hay làm mất thẻ ngân hàng, bạn đừng nên lo lắng bởi số tiền trong tài khoản của bạn vẫn giữ nguyên. Bạn chỉ cần gọi lên ngân hàng ngay lập tức, yêu cầu khóa thẻ cũng như cấp lại cho bạn một mã PIN khác.
Tuy nhiên, bạn cần cung cấp các thông tin về chủ thẻ, địa chỉ, số CCCD/CMND… để các nhân viên ngân hàng xử lý và hoàn thành thủ tục. Tiếp đến, bạn chỉ cần tới ngân hàng yêu cầu cấp lại mã PIN sau khi làm thủ tục quên mã PIN hoặc báo mất mã PIN.
Khi tới ngân hàng, bạn cần mang theo CCCD/CMND bản gốc và yêu cầu giao dịch viên xử lý yêu cầu của bạn. Bạn có thể nhận lại mã PIN sau đó hoặc từ 5 đến 7 ngày ngân hàng làm việc.
Tùy theo ngân hàng, khi bạn yêu cầu cấp lại mã PIN thì có thể mất phí hoặc không, số phí tùy theo các ngân hàng sẽ khác nhau. Ví dụ như nếu bạn cấp lại PIN ATM ở ngân hàng TPBank số phí là 33.000 đồng/lần/thẻ còn mã PIN ATM ở ngân hàng Vietcombank là 10.000 đồng/lần/thẻ.
Để thực hiện các giao dịch với thẻ hoặc bảo mật tài khoản ngân hàng của bạn, mã PIN ATM vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thẻ ATM như:
- Không tiết lộ mã PIN ATM với một ai khác, nên đổi mã PIN ngay lập tức nếu phát hiện người khác đang sử dụng thẻ của bạn.
- Không cho người lạ mượn thẻ ATM của bạn để chuyển khoản, nạp tiền hay rút tiền.
- Khi rút tiền hoặc tại cây ATM hoặc thực hiện các giao dịch tại quầy thanh toán, bạn nên che mã PIN, tránh người khác nhìn thấy và lấy lại thẻ sau khi thực hiện các giao dịch này.
- Bạn không nên đặt mã PIN ATM của mình là những có số liên quan tới ngày tháng năm sinh, số điện thoại của bạn, hay các số dễ đoán như số tiến, số lùi (ví dụ như 123456, hoặc các số trùng nhau như 0000.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được mã PIN là gì và một số thông tin khác về mã PIN. Hiện nay, nhằm bảo mật ứng dụng, thiết bị, tài khoản ngân hàng hay một hệ thống nào đó, chúng ta thường sử dụng mã PIN. Có thể thấy, mã PIN có vai trò vô cùng quan trọng, tránh người lạ hay kẻ gian ăn cắp thông tin, tài sản hay xâm phạm quyền riêng tư của người dùng.
Pass có nghĩa là mật khẩu, khác với mã PIN, pass có thể bao gồm cả những ký tự, số và chữ giúp bảo mật cao hơn. Ngoài ra, pass còn có một số nghĩa khác mà có thể bạn chưa biết. Truy cập bài viết bên dưới để biết được pass là gì và một số thông tin thú vị khác nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ