Lý trí là gì? Tại sao chúng ta lại phải phân vân giữa việc nghe theo lý trí hay con tim? Lý trí giúp chúng ta giải quyết những vấn đề gì ở trong cuộc sống? Không phải tự nhiên mà lý trí được xem như một quan năng quan trọng của mỗi con người. Ở lý trí, chúng ta có được những tư duy và phán đoán logic để phát triển bản thân cũng như nhận thức về xã hội. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu kỹ hơn về lý trí là gì qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Lý trí là gì? Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về lý trí. Theo như Wikipedia thì lý trí được giải thích như sau:
“Lý trí là khả năng của ý thức để hiểu các sự việc, sử dụng logic, kiểm định và khám phá các sự kiện; thay đổi và kiểm định hành động, kinh nghiệm và niềm tin dựa trên những thông tin mới hay sẵn có.”
Một cách đơn giản hơn thì bạn có thể hiểu lý trí chính là khả năng giúp con người nhận định và xem xét vấn đề một cách logic dựa trên việc tổng hợp các thông tin sẵn có trong trí não hoặc những thông tin mới tiếp thu được để đưa ra đánh giá.
Lý trí gắn liền với những hoạt động liên quan tới trí tuệ. Như việc nghiên cứu về triết học, về khoa học, về ngôn ngữ, về nghệ thuật hay bất cứ vấn đề nào khác mà con người tích cóp thêm tri thức cho bản thân. Chính điều này mà lý trí được xem là một loại quan năng tinh vi nhất của con người và đôi khi nó còn được gọi là Quan năng lý trí, trong tiếng Anh sẽ là Rationality.
Có thể thấy, bản chất của lý trí là một điều gì đó mang tính rất cụ thể, rất logic và rất khoa học. Thế nhưng, định nghĩa của lý trí lại là một điều gì đó rất trừu tượng, khó mà có thể mô tả về lý trí một cách rõ ràng với hình hài cụ thể được.
Mặc dù vậy thì lý trí vẫn là một cơ sở quan trọng để con người có thể tự đưa ra quyết định của riêng mình. Bởi từ một phán đoán này sẽ ra một phán đoán khác chính là sự hoạt động của lý trí trong việc phân tích vấn đề và đưa ra đánh giá để đi đến sự lựa chọn hay quyết định cuối cùng.
Logic có thể coi là một phần của lý trí và đôi khi logic cũng được gọi là lý trí. Tuy nhiên, về bản chất thì lý trí và logic là hoàn toàn khác nhau.
Nói tới khái niệm của lý trí và logic thì tác giả Douglas Hofstadter đã mô tả cũng như nêu sự khác biệt giữa hai khái niệm này như sau: “Logic được thực hiện trong một hệ thống còn lý trí được thực hiện bên ngoài hệ thống với các phương pháp khác nhau để dự đoán những gì sẽ diễn ra nếu như bạn thay đổi quy tắc trong hệ thống đó”.
Dựa trên sự nhận định và giải thích này thì ta có thể thấy được logic chính là sự mô tả quy tắc diễn ra và là cơ sở để lý trị dựa vào, phán đoán và ra quyết định. Vì thế mà lý trí là một dạng suy nghĩ, hoạt động thông qua sự tiêu chuẩn hóa của logic để lý trí được xem là một nguyên tắc nhất định.
Suy nghĩ nguyên nhân - kết quả cũng là một phần của lý trí. Tức là từ sự nhận thức từ vấn đề này dẫn đến điều này, con người có được tư duy với những trường hợp tương tự để đưa ra nhận định phù hợp nhất cho hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, việc có được phản ứng từ nguyên nhân - kết quả không đồng nghĩa với việc có lý trí.
Ví dụ như một chú chó bị đánh nhiều sẽ biết được dấu hiệu cảnh báo cho việc bị đánh đó và sẽ tránh việc tái phạm để dẫn đến điều này. Thế nhưng, như vậy không có nghĩa là con chó có lý trí.
Tất cả con người chúng ta đều có lý trí và điều này phản ánh được sự tồn tại của lý trí là điều tất yếu và có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Vậy, cụ thể hơn thì những giá trị mà lý trí mang lại cho chúng ta là gì?
Những người có lý trí là những người có được cho mình các nguyên tắc, chuẩn tắc làm người. Họ hiểu được ý nghĩa sâu sắc của sinh mệnh, có đạo đức và hiểu được đạo lý làm người. Vì thế mà họ sẽ biết được mình cần phải làm gì để quý trọng sinh mệnh của bản thân cũng như những người khác. Biết mình muốn làm gì, cần phải làm gì và không được phép làm điều gì. Những người như vậy, đứng trước mọi hoàn cảnh, họ đều có những sự phân tích lý lẽ đúng đắn trước khi đưa ra quyết định của bản thân.
Chính sự bình tĩnh và suy nghĩ một cách thấu đáo trước khi đưa ra hành động đã giúp họ nhận được một sự thanh tỉnh từ trong chính tâm trí của mình. Vì thế mà họ sẽ biết cách điều chỉnh, đưa ra phương án thích hợp nhất để vẹn toàn mọi bề mà lại tránh được sự tư lại hay tâm ý hãm hại người khác.
Ngược lại, những người không có lý trí thường bị sự thất bại che mờ đi mọi phẩm chất trong sáng. Sự việc, điều kiện không như ý khiến họ trở nên phẫn nộ và không nghĩ tới bất cứ điều gì khác ngoài lợi ích của bản thân. Do đó mà trở nên thiếu suy nghĩ, bất chấp ảnh hưởng tới người khác để đạt được mục đích của mình.
Không có lý trí, nôn nóng dẫn đến việc không biết đối nhân xử thế. Điều này sẽ khiến những người như vậy rất dễ gặp nhiều thất bại liên tiếp trong cuộc đời mà thôi.
Có lý trí bằng sự bao dung, nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế lại chính xác là như vậy. Người có lý trí là người hiểu được đúng, sai, phải trái, thấu được tư tưởng của người khác và biết được tâm lý của họ khi mắc phải sai lầm với mình. Chính vì thế mà họ bao dung, không chấp nhất những người như vậy đối với mình.
Sự bao dung ở đây không phải là sự yếu đuối, không dám phản kháng. Bao dung với người có lý trí được xem là một loại trí tuệ khi có thể “hóa giận thành vui” hay đó chính là “đại trí nhược ngu”, là người biết lý lẽ, có tình yêu thương mạnh mẽ với người khác và không chấp nhất với những người không cùng trình độ với mình.
Lý trí là điều mà chúng ta đòi hỏi sự logic, nhưng thực tế thì lý trí lại rất trừu tượng. Vì thế mà nó được coi là chìa khóa để mở ra cánh cửa của trực giác.
Khi bạn lắng nghe một ai đó, bạn không chỉ đơn giản là dùng tai để lắng nghe, mà hơn hết đó chính là dùng cả cái tâm của mình. Khi bạn lắng nghe một ai bằng toàn bộ tất cả tâm hồn và cơ thể của mình, bạn sẽ cảm nhận được sâu sắc về những điều mà họ chia sẻ và từ đó có thể thấu hiểu được sự đau khổ mà họ trải qua, từ đó hiểu rõ hơn về con người đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được tới cảnh giới của một người có lý trí cao đến như vậy. Điều này không chỉ đơn giản là một quá trình tư dưỡng mà còn là một sự rèn luyện thanh tỉnh từ đầu óc cho tới tâm hồn.
Có lý trí tức là chúng ta có suy nghĩ, suy nghĩ ở đây không phải là suy nghĩ mang tính cảm tính mà là suy nghĩ logic. Sự logic này sẽ giúp ta biết được thế nào là đúng, thế nào là sai và chúng ta nên làm điều gì thì mới đúng với lý lẽ, với quan điểm và với thực tế.
Bên trong con người chúng ta luôn tồn tại hai luồng suy nghĩ là của lý trí và của cảm xúc. Điều này lý giải tại sao có những người lại gọi là ngoài lạnh trong nóng, tức là bên ngoài họ biểu hiện rất lạnh lùng, có thể khiến người khác tổn thương, thế nhưng, bên trong họ lại thực sự ấm áp khi họ mong muốn người mình yêu thương luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất.
Không chỉ như vậy, có rất nhiều người, biết phải thế này mới là đúng, lý trí đưa ra cho họ những sự phân tích cụ thể nhất. Thế nhưng, họ vẫn hành động ngược lại, vì cảm xúc, vì trái tim mách bảo như vậy. Sự giằng co, sự lưỡng lự, sự phân vân xuất hiện trong chính nội tâm của con người và ta phải đấu tranh để xem đâu sẽ là bên giành được chiến thắng. Những cuộc chiến tâm lý như vậy liệu có phải là dễ dàng và tốt cho bạn hay không?
Nếu lý trí là một điều gì đó rất mạnh mẽ, cứng rắn thì cảm xúc lại chính là điểm yếu của mỗi người. Nó khiến ta động tâm, trở nên mềm yếu và thiếu quyết đoán. Và mọi việc, không phải cứ nghe theo cảm xúc sẽ là điều chính xác. Cuộc đời bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách, sự lừa lọc, cạm bẫy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu bạn không có lý trí, không có sự thanh tỉnh thì liệu bạn có thực sự tồn tại và vươn lên trong cuộc sống này được hay không?
Một người có lý trí sẽ biết được cách cân bằng, dung hòa được sự mạnh mẽ và cảm xúc bên trong mình. Lúc nào nên nghe lý trí, lúc nào nên nghe theo trái tim mách bảo. Bạn cần có được sự phán đoán cho riêng mình.
Trong những câu chuyện tình yêu cũng vậy. Một mối quan hệ bắt đầu bằng tình cảm chân thành, bạn có thể nghe theo cảm xúc, nghe theo con tim mình nhiều hơn. Thế nhưng, khi mối quan hệ đó trở nên toxic (độc hại) thì hãy nghe theo lý trí, dừng lại và học cách yêu thương bản thân mình.
Thực tế lý trí không hề cứng nhắc, rập khuôn, nó chỉ muốn thanh tỉnh bạn và giúp bạn hiểu được tại sao bạn nên làm như vậy. Và điều này giúp bạn tránh được sự mù quáng của bản thân cũng như để trực giác bên trong con người bạn lên tiếng. Do vậy mà lý trí cũng có tình cảm, sự thể hiện của lý trí có thể khiến bạn cảm thấy cứng ngắc, thế nhưng, điều mà lý trí luôn cố gắng đó chính là giúp bạn tự bảo vệ mình, biết yêu thương mình và yêu thương cả những người xung quanh.
Lý trí là gì? Là toàn bộ tất cả những điều giúp chúng ta đi đúng hướng, trở thành một người sống có lý tưởng, có chuẩn tắc và có cả sự bao dung. Người có lý trí là người biết hành động sao cho phải phép, sao cho đúng với chuẩn tắc mà mình đã đặt ra, không bị những cái lợi trước mắt hấp dẫn. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài, bạn đã hiểu rõ hơn về lý trí là gì cũng như học được cách cân bằng tình cảm và lý trí bên trong con người mình.
Onboarding là gì? Quá trình đào tạo nhập môn có ý nghĩa ra sao với lính mới? Làm cách nào để thực hiện việc onboarding hiệu quả? Khám phá thông tin chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ